eMagazine
0%

Ngày nay, những chiếc tủ có giá trị cao và lâu đời vẫn được các nhà sưu tầm tìm kiếm, trở thành điểm nhấn đặc biệt trong ngôi nhà.

Tủ Tansulà gì?

“Tansu - 箪笥” là tủ lưu trữ di động của Nhật Bản, tùy theo nhu cầu mà mỗi loại tủ sẽ có chức năng riêng. Vì bộ “Trúc - ” xuất hiện trong mỗi ký tự, nên có thể phỏng đoán đây là nguyên liệu ban đầu được sử dụng để tạo thành Tansu. Ban đầu, hai ký tự “Tan - ” và “Su - ” thể hiện hai chức năng khác nhau: đựng thức ăn và chở củi.

tansu
Ảnh: sendaimotions

Trong những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, Tansu được dùng làm tủ di động, dùng để đựng đồ dùng hàng ngày, quần áo và vật dụng cá nhân. Chúng cũng thường được các chủ cửa hàng sử dụng để lưu trữ hàng tồn kho, hồ sơ hoặc vật có giá trị. Hoặc được sử dụng trong nhà kho và thậm chí trên tàu cho thuyền trưởng.

Sự xuất hiện của Tansu

Vào ngày 02/03/1657, một đám cháy bùng phát tại ngôi chùa Honmyo-ji ở quận Hongo thời Edo. Trong nhật ký của mình, một sĩ quan chỉ huy phái đoàn thương mại của công ty Dutch East India đã miêu tả cảnh tượng lúc đó như sau: “đám đông người tị nạn hoảng loạn, nhiều người cố gắng mang đồ đạc của họ trong những chiếc rương lớn trên bốn bánh xe…” Do đó, chúng ta có thể tưởng tượng rằng những chiếc rương lớn nói trên có thể ám chỉ về tủ Tansu.

Bức tranh mô tả đám cháy ở Edo được cho là có sự xuất hiện của Tansu.
Bức tranh mô tả đám cháy ở Edo được cho là có sự xuất hiện của Tansu. Ảnh: tansucabinetry

Dù được trang trí bên ngoài công phu, nhưng Tansu lại mang đậm tính chức năng hơn là một đồ vật trang trí. Vì thế, quá trình sản xuất Tansu được chia thành hai thời đại, gắn liền với lịch sử của Nhật Bản: thời Edo (1603-1868) và thời Minh Trị (1868-1912).

Bức tranh mô tả đám cháy ở Edo được cho là có sự xuất hiện của Tansu.
Bức tranh mô tả đám cháy ở Edo được cho là có sự xuất hiện của Tansu. Ảnh: tansucabinetry
Bản khắc gỗ của Torii Kiyomasu, đầu thế kỷ 18.
Bản khắc gỗ của Torii Kiyomasu, đầu thế kỷ 18.
Ảnh: japanobjects
Kaidan-dansu trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản.
Kaidan-dansu trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản.
Ảnh: muza-chan

【 Thời Edo 】

Những chiếc rương cổ từ thời Edo phong kiến ​​phản ánh đẳng cấp, trình độ kinh tế xã hội và công việc của chủ nhân. Trong thời đại này, tướng quân muốn kiểm soát thần dân của mình một cách cực kỳ nghiêm ngặt. Do đó, chủ sở hữu Tansu cực kỳ cảnh giác với các vấn đề cá nhân và tránh thu hút sự chú ý. Tansu chủ yếu được thiết kế để phù hợp với mục đích và mong muốn của họ.

Choba-dansu: Những chiếc tủ này được các thương gia sử dụng để chứa Daifukucho (sổ kế toán) và các tài liệu kinh doanh liên quan.

Kaidan-dansu: Những chiếc tủ hình dáng bậc thang thường được xây dựng theo kiểu mô-đun, tích hợp ngăn kéo và cửa trượt. Mặc dù chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ cố định cho kiến ​​trúc tòa nhà, chúng được thiết kế để có thể di chuyển nếu cần thiết.

Kaidan-dansu trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản.
Kaidan-dansu trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Ảnh: muza-chan

Katana-dansu: Một loại tủ với nhiều ngăn kéo dài để cất giữ lưỡi kiếm. Loại gỗ làm vỏ thường được lựa chọn nhất là paulownia tomentosa để giúp bảo vệ các lưỡi dao khỏi bị oxy hóa trong những tháng mùa hè ẩm ướt.

Katana-dansu
Katana-dansu. Ảnh: militaria

Kusuri-dansu: Tủ thuốc có nhiều ngăn nhỏ để đựng dược liệu. Bởi vì những người bán hàng lưu động thường phải mang theo những chiếc rương/hộp, nên chúng thường được làm bằng gỗ paulownia hoặc gỗ tuyết tùng nhẹ và chỉ sử dụng phần cứng bằng sắt một cách tiết kiệm.

Kusuri-dansu.
Kusuri-dansu. Ảnh: muza-chan

Ryobiraki kasane-dansu: Loại tủ này được sử dụng để đựng quần áo phụ nữ và dùng bởi phụ nữ tầng lớp thương gia.

Kusuri-dansu
Kusuri-dansu. Ảnh: Edo Art
Katana-dansu
Katana-dansu. Ảnh: militaria

【 Thời Minh Trị 】

Trong thời kỳ Minh Trị, hệ thống giai cấp phong kiến ​​ở Nhật Bản bị bãi bỏ đã khiến việc thiết kế Tansu trở nên phát triển và đa dạng theo khu vực.

Vào ngày 01/09/1923, một trận động đất mạnh và hỏa hoạn đã phá hủy phần lớn Tokyo và Yokohama. Do đó, các nhà sản xuất Tansu từ khu vực Kansai đã phải làm việc cật lực để đáp ứng nhu cầu về tủ.

Mizuya-dansu là thuật ngữ phổ biến nhất cho tủ bếp xếp chồng hai phần. Sự xuất hiện của loại tủ này là kết quả của sự chuyển đổi thói quen ăn uống và nấu nướng trong thời kỳ Edo. Lúc này, người Nhật dành thời gian cho nghệ thuật chế biến bữa ăn hơn là nấu những bữa ăn để qua bữa.

Mizuya-dansu trong một căn bếp hiện đại: Flickr
Mizuya-dansu trong một căn bếp hiện đại: Flickr
Mizuya-dansu trong một căn bếp hiện đại: Flickr
Mizuya-dansu trong một căn bếp hiện đại: Flickr
Kuruma choba-dansu
Kuruma choba-dansu. Ảnh: japanobjects

Kuruma choba-dansu: Những chiếc rương có bánh xe, thường được làm bằng những loại gỗ tốt nhất, đã trở thành một biểu tượng địa vị cho các thương gia trên khắp Nhật Bản vào thời Minh Trị, mặc dù chúng có nguồn gốc từ thời Edo, nhưng những chiếc rương có bánh xe chỉ được phổ biến rộng rãi hơn bắt đầu từ những năm 1860. Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy chúng trong bộ sưu tập đồ cổ của các gia đình thương nhân Nhật Bản.

Kuruma choba-dansu
Kuruma choba-dansu. Ảnh: japanobjects

Kyoto isho-dansu: Tansu theo phong cách Kyoto được biết đến với một kỹ thuật sơn mài tinh xảo với những họa tiết hoa, các biểu tượng và họa tiết tốt lành.

Sendai ishodansu: Tansu được sử dụng chủ yếu để đựng quần áo trái mùa. Những chiếc rương từ Sendai được đánh giá cao nhờ phần cứng bằng sắt được hoàn thiện tinh xảo, được đặt làm từ những thợ thủ công lắp kiếm trước đây.

Ngoài ra, loại Funa-dansu là loại được dùng phổ biến trên tàu. Vì được đặt trong cabin của thuyền trưởng hoặc chủ tàu, Tansu thường cần phải tinh xảo và nhẹ. Có ba loại Funa-dansu chính: Kakesuzuri - rương đựng tiền được niêm phong với một cánh cửa có bản lề duy nhất gồm nhiều ngăn; Hangai - những chiếc rương quần áo có thể xếp chồng lên nhau; Cho bako - đựng sổ sách kế toán và hồ sơ.

Tansu được tạo ra như thế nào?

Những người thợ thủ công Tansu, được gọi là Tansuya, đã lựa chọn những loại gỗ phù hợp. Gỗ được sử dụng chủ yếu là các loại gỗ nhẹ như tuyết tùng và bách, đôi khi là gỗ paulownia để không làm nặng những chiếc "rương" này. Chỉ có mặt trước thường được làm bằng các loại gỗ nặng hơn như zelkova, hạt dẻ, anh đào… và được trang trí nhiều hơn.

Đối với loại Tansu trước đây, đất sét hoặc bột phấn được chà xát vào bề mặt, sau đó được đánh bóng bằng cây sậy, trong khi đối với loại tủ sau này, sơn mài được sử dụng như một lớp sơn bóng trong suốt trên gỗ.

Một người thợ đang tạo những họa tiết trang trí Tansu.
Một người thợ đang tạo những họa tiết trang trí Tansu. Ảnh: japanobjects

Được định nghĩa là những chiếc tủ có khớp nối linh hoạt, những chiếc rương cổ của Nhật Bản này được thiết kế để có thể vận chuyển bằng bánh xe, tay cầm phần cứng hoặc thanh ray nằm ngang phía trên.

Trong thời kỳ Edo (1603-1868), phần cứng bằng sắt được rèn từ các thỏi kim loại và đục đẽo tạo hình, đây là một quá trình khó khăn và tốn kém, vì vậy kim loại thường không được sử dụng để làm vật trang trí của Nhật Bản.

Nhưng đến thời kỳ Minh Trị (1868-1912), phương pháp ép tấm sắt đã được giới thiệu cho phép các tấm sắt mỏng hơn đáng kể và được cắt bằng kéo. Điều này giúp tiết kiệm và khuyến khích sự đa dạng trong các thiết kế Tansu. Phần tay cầm và họa tiết trên ngăn kéo được làm bằng sắt, thường được trang trí bằng các biểu tượng mang ý nghĩa tốt lành.

Một ngôi nhà hiện đại sử dụng Tansu.
Một ngôi nhà hiện đại sử dụng Tansu. Ảnh: Houzz

Vì tính đa dụng của mình mà Tansu có thể sử dụng ở bất cứ đâu, trong các ngôi nhà phương Đông hoặc phương Tây. Nhiều người có thể yêu thích những món đồ cổ, bụi bặm và nhuốm màu thời gian với lớp sơn mài bị oxy hóa, một số người khác lại thích một chiếc tủ mới, hiện đại hơn.

Tuy nhiên một số lưu ý khi sử dụng Tansu sơn mài là cần phải tránh ánh nắng mặt trời. Và việc sửa chữa cũng khá kì công vì cần được thực hiện bởi một người thợ chuyên nghiệp, nếu có thể thì hãy chọn những người thợ thủ công Tansu.