eMagazine
Hanetsuki: Từ nghi thức trừ tà đến trò chơi cầu lông truyền thống dịp năm mới
Hanetsuki: Từ nghi thức trừ tà đến trò chơi cầu lông truyền thống dịp năm mới

Bài viết: NatsumeẢnh: PIXTAThiết kế: IN191

Vào những ngày đầu năm, hình ảnh thiếu nữ mặc bộ Kimono rực rỡ, cùng nhau chơi bộ môn cầu lông truyền thống của Nhật Bản có tên gọi Hanetsuki đã trở thành kí ức đẹp của người dân xứ Phù Tang. Mặc dù sự phổ biến của trò chơi đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng cây vợt Hagoita được vẽ tỉ mỉ, đậm tính truyền thống vẫn trở thành một món đồ sưu tập và trang trí phổ biến trong nhiều không gian nhà ở.

Tranh của họa sĩ Shuntei Gyoshi mô tả cảnh các bé gái chơi Hanetsuki vào năm 1896. Ảnh: tokyojinjaindoha
Tranh của họa sĩ Shuntei Gyoshi mô tả
cảnh các bé gái chơi Hanetsuki vào năm 1896.
Ảnh: tokyojinjaindoha

Lịch sử lâu đời của
trò chơi
cầu lông Nhật Bản

Vào thời kỳ Nara (710 - 794), các nghi lễ Thần đạo thường được thực hiện để cầu mong cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em. Trong số đó, Hanetsuki (羽子突き hoặc 羽根突き) là một nghi lễ dành cho các bé gái và Hamaya dành cho các bé trai. Dần dần, Hanetsuki đã vượt qua nghi lễ tôn giáo, trở thành trò chơi của giới quý tộc thời bấy giờ.

Tranh của họa sĩ Shuntei Gyoshi mô tả cảnh các bé gái chơi Hanetsuki vào năm 1896. Ảnh: tokyojinjaindoha
Tranh của họa sĩ Shuntei Gyoshi mô tả
cảnh các bé gái chơi Hanetsuki vào năm 1896.
Ảnh: tokyojinjaindoha

Đến thời Muromachi (1333 - 1568), giải cầu lông Nhật Bản gọi là “Koginoko shobu” đã được tổ chức giữa các quý tộc trong triều đình. Lúc này, quả cầu lông – Hane được làm từ trái bồ hòn (無患子 – mukuroji), vì các kí tự trong tên của loài thực vật này là “Vô Hoạn Tử”, mang nghĩa “đứa trẻ không bệnh tật” như ước muốn của các bậc phụ huynh dành cho con cái của mình. Vào thời gian này, cây vợt dùng trong trò chơi, gọi là Hagoita, cũng được du nhập vào Nhật Bản từ nhà Minh, Trung Quốc.

Hai người phụ nữ đang chơi Hanetsuki vào dịp năm mới, 1804.Ảnh: tokyojinjaindoha
Hai người phụ nữ đang chơi Hanetsuki
vào dịp năm mới, 1804.
Ảnh: tokyojinjaindoha

Trong thời kỳ Sengoku (1467 - 1615), các yếu tố nghi thức và lễ hội phát triển mạnh mẽ, Hagoita khi ấy được sử dụng như một tấm bùa may mắn. Còn Hane trong văn học lại được ví như những con chuồn chuồn. Thời ấy, bệnh truyền nhiễm thường lây qua vật trung gian là muỗi và chuồn chuồn được xem là loài động vật hữu ích trong việc tiêu diệt muỗi.

Hai người phụ nữ đang chơi Hanetsuki vào dịp năm mới, 1804.Ảnh: tokyojinjaindoha
Hai người phụ nữ đang chơi Hanetsuki vào
dịp năm mới, 1804. Ảnh: tokyojinjaindoha

Vào thời Edo (1603 - 1868), các gia đình Samurai bắt đầu trưng bày Hagoita để kỷ niệm ngày sinh của bé gái. Phong tục này lan rộng trong dân chúng, và việc tặng Hagoita cho các gia đình có con gái như một lá bùa may mắn vào dịp cuối năm trở nên phổ biến. Đây là nguồn gốc của việc chơi Hanetsuki trong những ngày lễ đầu năm mới, từ tết Dương lịch đến khoảng 15/01.

Cần chuẩn bị gì
khi chơi Hanetsuki

Trò chơi Hanetsuki bao gồm cây vợt gỗ có dạng mái chèo hình chữ nhật được gọi là Hagoita và quả cầu lông rực rỡ Hane. Ngoài ra, khi chơi Hanetsuki, mọi người sẽ hát bài hát gọi là Haneuta.

Hagoita (羽子板)

Đây là mái chèo bằng gỗ của Nhật Bản được sử dụng trong trò chơi truyền thống Hanetsuki. Hagoita thường có hình chữ nhật, làm từ gỗ của cây paulownia (cây hông). Người Nhật cho rằng chơi Hanetsuki là một cách để xua đuổi tà ma vì chuyển động của Hagoita tương tự như hành động trừ tà “払う - Harau” trong văn hóa Nhật. Vì vậy, chơi Hanetsuki với Hagoita thường được sử dụng như một lá bùa chống lại cái ác.

Hagoita trở thành vật trang trí.
Hagoita trở thành vật trang trí.

Hagoita trở thành vật trang trí.

Theo thời gian, Hagoita không chỉ được sử dụng trong trò chơi mà còn được dùng làm quà tặng và đồ sưu tầm phổ biến. Trong thời kỳ Edo và Meiji (1603 - 1912), nhiều loại Hagoita khác nhau xuất hiện, những loại dùng cho mục đích trang trí sẽ có tên gọi riêng là Oshie Hagoita (押絵羽子板). Một số Hagoita chất lượng cao thậm chí còn sử dụng lá vàng và lá bạc.

Sau Thế chiến II, chiếc vợt này trở thành đồ trang trí và quà lưu niệm phổ biến cho người dân địa phương cùng khách du lịch. Hiện tại, Hagoita không chỉ giới hạn trong việc giới thiệu chân dung được sơn mài với các biểu tượng và nhân vật truyền thống của Nhật Bản trong kịch Kabuki, cô gái diện trang phục Kimono hoặc trang trí bằng các bức tranh cắt dán bằng lụa, mà còn của các ngôi sao điện ảnh và truyền hình cũng như các vận động viên nổi tiếng.

Hane (羽根)

Quả cầu Hane được làm từ quả của cây bồ hòn có đường kính chưa đến nửa inch (khoảng 1,27cm), được bao phủ bởi những chiếc lông chim sơn màu sặc sỡ trông giống như những bông hoa. Khi Hane được tung lên trời bởi Hagoita, trông chúng như những con chuồn chuồn đang bay, loài vật được xem là có thể diệt trừ muỗi. Chính vì thế, người Nhật bắt đầu chơi trò chơi này trong dịp năm mới để mong muốn con cái của họ không bị muỗi đốt.

Cách chơi Hanetsuki

Sở dĩ, Hanetsuki được gọi là cầu lông Nhật Bản vì cách chơi tương tự nhưng không có lưới như cầu lông thông thường. Hai người ở hai đầu sẽ dùng Haigota đánh Hane qua lại, sao cho Hane không bị rơi xuống đất. Nếu ai làm rơi Hane thì sẽ bị đánh dấu bằng mực Ấn Độ lên mặt.

Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm của Kusakabe Kimbei, 1880.Ảnh: tokyojinjaindoha
Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm
của Kusakabe Kimbei, 1880.
Ảnh: tokyojinjaindoha

Trò chơi kết thúc khi mặt của một người bị phủ kín bằng mực, đồng nghĩa trở thành người thua cuộc. Việc đánh dấu bằng mực không chỉ có tác dụng phân định thắng thua mà cũng là hành động cầu may bởi mực Ấn Độ được coi là có tác dụng bảo vệ khỏi ma quỷ và chống lại bệnh tật do tác dụng khử trùng của nó. Tuy gọi là cầu lông Nhật Bản nhưng Hanetsuki lại không được coi là một môn thể thao mà thiên nhiều về trò giải trí.

Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm của Kusakabe Kimbei, 1880.Ảnh: tokyojinjaindoha
Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm
của Kusakabe Kimbei, 1880.
Ảnh: tokyojinjaindoha

Ngoài ra, còn một cách chơi nữa là người chơi sẽ dùng Hagoita để tâng Hane, ai tâng được lâu nhất sẽ là người giành chiến thắng.

Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm của Kusakabe Kimbei, 1880.Ảnh: tokyojinjaindoha
Hội chợ Hagoita-Ichi tại chùa Senso-ji, Asakusa.
Ảnh: jalan.net

Ngày nay, tuy trò chơi Hanetsuki không còn thịnh hành nhưng chiếc vợt Hagoita vẫn là một phần không thể thiếu trong dịp năm mới của Nhật Bản.

Vào tháng 12 hàng năm, Hagoita-Ichi (Hội chợ Battledore) được tổ chức tại chùa Senso-ji, Asakusa, một trong những điểm đến nổi tiếng nhất ở Tokyo. Trong suốt 350 năm, nơi đây thu hút một lượng lớn người đến mua cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm Hagoita độc đáo. Nhiều loại Hagoita với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau cũng được bán tại hàng chục quầy hàng ở chợ mỗi năm. Đây cũng là dịp người Nhật đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu một năm mới với nhiều may mắn.

Những thiếu nữ chơi Hanetsuki, tác phẩm của Kusakabe Kimbei, 1880.Ảnh: tokyojinjaindoha
Hội chợ Hagoita-Ichi tại chùa Senso-ji, Asakusa.
Ảnh: jalan.net