eMagazine

Hình xăm irezumi một lịch sử thăng trầm

Hình xăm irezumi một lịch sử thăng trầm
Hanetsuki: Từ nghi thức trừ tà đến trò chơi cầu lông truyền thống dịp năm mới

Bài: RinThiết kế: IN191

Hình xăm Irezumi thường gắn liền với hình ảnh các Yakuza của Nhật Bản, nhưng không nhiều người biết rằng thực ra chúng đã có mặt ở đất nước Mặt trời mọc từ thời cổ đại. Trải qua nhiều biến động suốt chiều dài lịch sử, từ được yêu thích đến bị ghét bỏ, từ bị quên lãng đến hưng thịnh, cấm đoán, Irezumi đã có sự quay trở lại đầy kịch tính.

Irezumi, phong tục cổ xưa ở
một số nơi tại Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, hình xăm được gọi là “入れ墨 – Irezumi”, ghép từ chữ “入れ– Ire – Cho vào” và “墨 – Sumi – Mực”, chỉ việc vẽ lên da những hoa văn, chữ viết nhiều màu sắc từ mực, than đen bằng kim hoặc các dụng cụ tương tự. Thông qua những nghiên cứu về họa tiết trên các tượng đất sét Dogu và tượng đất nung Haniwa được khai quật từ thời đồ đá cũ và đồ đá mới tại Nhật, các nhà khảo cổ học cho rằng hình xăm Irezumi đã được người Nhật thực hiện từ thời cổ đại.

Hình xăm Hajichi mang ý nghĩa một người phụ nữ đã kết hôn. Ảnh: a-port.asahi.com
Hình xăm Hajichi mang ý nghĩa
một người phụ nữ đã kết hôn.
Ảnh: a-port.asahi.com

Ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản, tục lệ xăm hình đã trở thành một nét văn hóa cổ xưa, biểu lộ nhiều ý nghĩa. Từ quần đảo Amami ở cực Nam Nhật Bản đến Vương quốc Lưu Cầu (Ryukyu) nay thuộc tỉnh Okinawa, phụ nữ tiến hành xăm hình lên bàn tay, trong một số trường hợp là từ đầu ngón tay đến phần ngực và bụng, được gọi là “ハジチ – Hajichi”. Theo nhiều ghi chép, tục lệ này có niên đại từ thế kỷ 16 hoặc trước đó rất lâu. Hajichi trên tay mang ý nghĩa rằng một người phụ nữ đã kết hôn, vì vậy, sau khi hoàn thành nghi lễ này, cô gái sẽ nhận được lời chúc phúc từ mọi người.

Hình xăm trên miệng đặc trưng của phụ nữ Ainu. Ảnh: buzzfeednes.com
Hình xăm trên miệng đặc trưng
của phụ nữ Ainu.
Ảnh: buzzfeednes.com

Tùy vào mỗi hòn đảo, hình xăm sẽ có hình dạng và kích thước phủ lên cơ thể khác nhau. Tại một số nơi, người ta tin rằng một người phụ nữ không có hình xăm Hajichi sẽ gặp khó khăn khi sang thế giới bên kia.

Còn với phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số Ainu, họ thường xăm quanh môi và trên tay. Hình xăm trên môi trông giống như nụ cười của chú hề và mang nhiều ý nghĩa như giúp phụ nữ chưa có gia đình trở nên thu hút hơn hoặc làm cho họ trông như luôn nở nụ cười.

Hình xăm trên miệng đặc trưng của phụ nữ Ainu. Ảnh: buzzfeednes.com
Hình xăm trên miệng đặc trưng của phụ nữ Ainu.
Ảnh: buzzfeednes.com

Theo Kojiki (Cổ Sự Ký, năm 712) và Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ, năm 720), việc xăm mình có thể là phong tục hoặc cũng có thể là hình phạt được thực hiện ở các vùng hẻo lánh của Nhật Bản. Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 7, quan niệm về vẻ đẹp nữ tính đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ hình thể chuyển sang trang phục và nước hoa, là những nét đẹp có thể được chiêm ngưỡng dù ở không gian tối. Do vậy, hình xăm dần không còn được ưa chuộng tại các khu vực đất liền ở Nhật. Đến đầu thế kỷ 17, chúng hoàn toàn biến mất khỏi các ghi chép và hình ảnh đương thời.

Phục hưng và thăng hoa
vào thời Edo

Hình xăm trên miệng đặc trưng của phụ nữ Ainu. Ảnh: buzzfeednes.com
Một phụ nữ Edo đang “cắn khăn” chịu đựng
cơn đau để xăm tên người yêu,
vẽ bởi Tsukioka Yoshitoshi năm 1888.
Ảnh: Wikipedia

Sau những biến động cùng nhiều cuộc chiến trong thời Chiến quốc (1467 – 1615), xã hội Nhật Bản dần đi vào ổn định trong thời Edo (1603 – 1868), kéo theo đó là sự quay trở lại của Irezumi. Lúc này, hình xăm nổi lên như một cách tuyên thệ lòng thủy chung, son sắt. Bấy giờ, lưu truyền nhiều câu chuyện về các vị khách đem lòng yêu những cô gái làng chơi và cả hai đã cùng “tuyên thệ” tình yêu vĩnh cửu bằng cách xăm tên của nhau lên da hoặc trong một số trường hợp cực đoạn, họ còn cắt đứt một ngón út. Xăm hình hoặc cắt ngón tay được các băng đảng bài bạc, giới xã hội đen đón nhận và áp dụng từ thế kỷ 18.

Hình xăm trên miệng đặc trưng của phụ nữ Ainu. Ảnh: buzzfeednes.com
Một phụ nữ Edo đang “cắn khăn” chịu đựng
cơn đau để xăm tên người yêu, vẽ bởi
Tsukioka Yoshitoshi năm 1888.
Ảnh: Wikipedia

Đặc biệt, Irezumi còn rất được ưa chuộng bởi những người đàn ông làm nghề Hikyaku (飛脚) – người chuyển phát nhanh và Tobi (鳶) – thợ xây dựng. Để dễ di chuyển khi làm việc, thay vì mặc Kimono, họ thường chỉ đóng khố đơn giản. Tuy nhiên, họ cảm thấy xấu hổ khi để lộ da thịt nên đã xăm hình để che khuyết điểm, cũng như tô điểm thêm cho phần cơ thể để trần của mình.

Irezumi rất được các Hikyaku yêu thích. Ảnh: ameblo.jp
Irezumi rất được các Hikyaku yêu thích.
Ảnh: ameblo.jp
Chân dung những người làm nghề Hikyaku. Ảnh: karapaia.com
Chân dung những người làm nghề Hikyaku.
Ảnh: karapaia.com
Irezumi gắn liền với nghề Tobi. Ảnh: cnn.co.jp
Irezumi gắn liền với nghề Tobi.
Ảnh: cnn.co.jp

Theo thời gian, Irezumi trở thành một phần không thể thiếu của những người làm nghề Tobi, thể hiện hình ảnh và bản sắc của ngành nghề này. Họ là những người leo trèo nhanh nhẹn, làm việc trong lĩnh vực xây dựng và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho các lễ hội cùng nhiều sự kiện công cộng khác, thực hiện công tác chữa cháy và trị an khu phố. Những người đứng đầu thị trấn thậm chí còn đài thọ tiền cho các Tobi trẻ đi xăm mình vì họ là niềm tự hào của xã hội lúc bấy giờ. Những Tobi với hình xăm trên cơ thể phô diễn sự táo bạo, nhanh nhẹn khi dập tắt đám cháy, trở thành hiện thân của sự sành điệu, hợp thời của văn hóa đô thị Edo. Họ và cả hình xăm Irezumi là những bông hoa quý được cả thị trấn trọng vọng. Hình xăm rồng trở nên phổ biến trong giới Tobi như một tấm bùa hộ mệnh bởi theo truyền thuyết, rồng là linh thú cầu mưa nổi tiếng.

Irezumi gắn liền với nghề Tobi. Ảnh: cnn.co.jp
Irezumi gắn liền với nghề Tobi.
Ảnh: cnn.co.jp

Nhu cầu về hình xăm tăng lên nhanh chóng, từ những Irezumi đơn giản bằng chữ viết hoặc họa tiết giản dị đã phát triển thành Irezumi phức tạp hơn, có kích thước lớn hơn. Cuối cùng, dẫn tới việc xuất hiện những thợ xăm chuyên nghiệp với kỹ năng ngày càng cao, được gọi là “彫師 – Horishi”.

Hơn nữa, Irezumi còn gắn kết chặt chẽ với những người trong thế giới ngầm và được khắc họa trong các tác phẩm văn học, tranh khắc gỗ truyền thống Ukiyo-e. Vì thế, chúng ngày càng tỏa ra sức hấp dẫn. Đặc biệt, trong số đó, các hiệp khách “侠客 – Kyoukaku” mang lý tưởng “giúp kẻ yếu, diệt trừ kẻ ác”, trở thành một hình tượng nổi bật trong văn hóa đại chúng thời Edo cũng có hình ảnh gắn liền với Irezumi.

Sự ngưỡng mộ của cậu bé dành cho những người làm nghề Hikyaku và Tobi sơ hữu Irezumi. Ảnh: buzzfeednews.com
Sự ngưỡng mộ của cậu bé dành cho
những người làm nghề Hikyaku
và Tobi sơ hữu Irezumi.
Ảnh: buzzfeednews.com

Điển hình như vào nửa đầu thế kỷ 19, họa sĩ tranh Ukiyo-e nổi tiếng Utagawa Kuniyoshi đã vẽ những anh hùng hành tẩu giang hồ là các nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc “Thủy Hử” với Irezumi phủ kín cơ thể. Rất nhanh sau đó, tập tranh tạo nên tiếng vang lớn kéo theo làn sóng vẽ hình xăm cho các nhân vật trong giới họa sĩ. Chẳng hạn, họa sĩ Utagawa Kunisada đã sáng tạo các bức tranh Ukiyo-e vẽ những diễn viên kịch Kabuki nổi tiếng có thêm hình xăm.

Nhân vật Trương Thuận trong tiểu thuyết Thủy hử được vẽ bởi Utagawa Toyokuni. Ảnh: nippon.com
Nhân vật Trương Thuận trong
tiểu thuyết Thủy hử được vẽ
bởi Utagawa Toyokuni.
Ảnh: nippon.com

Đến thập niên 80 của thế kỷ 19, các diễn viên Kabuki hàng đầu đã mặc Kimono gồm các họa tiết giống với hình xăm Irezumi trong các vở diễn như “Aoto zoushi hana no nishiki-e” (青砥稿花紅彩画) kể về một băng cướp trượng nghĩa.

Như vậy, nhờ ảnh hưởng của tranh Ukiyo-e và kịch Kabuki, Irezumi càng phát triển theo hướng phức tạp hơn và có kích thước lớn hơn trong thế kỷ 19, đỉnh cao là Irezumi toàn thân.

Nhân vật Trương Thuận trong tiểu thuyết Thủy hử được vẽ bởi Utagawa Toyokuni. Ảnh: nippon.com
Nhân vật Trương Thuận trong
tiểu thuyết Thủy hử được vẽ
bởi Utagawa Toyokuni.
Ảnh: nippon.com
Diễn viên kịch Kabuki Onoe Kikugoro V với hình xăm ấn tượng vẽ bởi Toyohara Kunichika. Ảnh: nippon.com
Diễn viên kịch
Kabuki Onoe Kikugoro V
với
hình xăm ấn tượng vẽ bởi
Toyohara Kunichika.
Ảnh: nippon.com

Tuy nhiên, với tầng lớp Samurai, việc xăm mình không được chấp nhận vì họ chịu ràng buộc bởi các quy tắc nghiêm khắc của Nho giáo. Ngoài ra, nhiều người dân thường cũng coi Irezumi là thứ ghê tởm, đáng kinh bỉ xuất phát từ việc tội phạm đôi khi bị trừng phạt bằng cách xăm hình lên cánh tay hoặc trán theo luật lệ được ban hành từ năm 1720. Hơn nữa, Mạc phủ Tokugawa cũng ban hành các sắc lệnh hạn chế Irezumi nhưng rất ít hiệu quả. Do vậy, Irezumi vẫn tiếp tục hưng thịnh, đỉnh điểm là vào nửa sau của thế kỷ 19.

Một cảnh trong vở Kabuki “Aoto zoushi hana no nishiki-e” vẽ bởi Utagawa Kunisada. Ảnh: nippon.com
Một cảnh trong vở Kabuki
“Aoto zoushi hana no nishiki-e”
vẽ bởi Utagawa Kunisada.
Ảnh: nippon.com

Bị bóp nghẹt vào thời Minh Trị

Với sự sụp đổ của Mạc phủ, chính quyền Minh Trị ra đời vào năm 1868, bắt tay vào công cuộc xây dựng Nhật Bản thành một quốc gia hiện đại ngang hàng với các quốc gia công nghiệp của phương Tây. Sau hơn 200 năm “bế quan tỏa cảng”, Nhật Bản cuối cùng cũng mở cửa với thế giới. Một số lượng lớn các quan chức, du khách, thủy thủ nước ngoài ghé thăm Nhật Bản. Những người phương Tây này truyền tai nhau về những điều họ cảm thấy sốc và khá kỳ lạ tại Nhật, chẳng hạn như việc cả nam và nữ cùng tắm chung tại phòng tắm công cộng hay nhiều người đàn ông đi quanh thị trấn với hình xăm kín toàn thân.

Irezumi được xăm kín cơ thể gây ấn tượng với du khách nước ngoài, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Felice Beato vào năm 1870. Ảnh: wikipedia.com
Irezumi được xăm kín cơ thể gây ấn tượng
với du
khách nước ngoài, được chụp bởi
nhiếp ảnh gia
Felice Beato vào năm 1870.
Ảnh: wikipedia.com
Irezumi đã bị cấm vào thời Minh Trị, chụp bởi nhiếp ảnh gia Adolfo Farsari vào năm 1881. Ảnh: wikipedia.com
Irezumi đã bị cấm vào thời Minh Trị, chụp bởi
nhiếp ảnh gia Adolfo Farsari vào năm 1881.
Ảnh: wikipedia.com

Chính quyền Minh Trị đã nhanh chóng cấm Irezumi vào năm 1872 do lo sợ chúng khiến cho người nước ngoài nhìn nhận Nhật Bản là một quốc gia lạc hậu. Dù luật cấm được ban ra nhưng với một số thành phần trong xã hội, Irezumi đã có chỗ đứng vững chãi, khó mà bị triệt tiêu hoàn toàn. Thêm vào đó, với quy định cấm khỏa thân nơi công cộng, Irezumi không còn được để lộ ra như trước nữa.

IrHình xăm Hajichi của người dân đảo Amami. Ảnh: wikipedia
Hình xăm Hajichi của người dân đảo Amami.
Ảnh: wikipedia

Đến đầu thế kỷ 20, Irezumi hoàn toàn bị giấu kín sau lớp quần áo, tuy nhiên, điều này lại tạo thêm sự huyền bí và sức quyến rũ cho nó. Còn với những người dân tộc thiểu số Ainu và người của Vương Quốc Lưu Cầu, lệnh cấm hình xăm đã buộc họ phải từ bỏ phong tục cổ xưa, một phần di sản của mình. Tuy vậy, một số người vẫn lén lút xăm và bị chính quyền bắt giữ, rồi buộc xóa hình xăm bằng tiểu phẫu hoặc dùng axit clohydric. Ngày nay, Irezumi hoàn toàn biến mất khỏi hai nền văn hóa trên.

Những thợ xăm chuyên nghiệp
mang Irezumira thế giới

Bất chấp sự ngăn cấm quyết liệt của chính quyền Minh Trị, Horishi, những thợ xăm chuyên nghiệp tại Nhật Bản lại nổi tiếng khắp thế giới vì kỹ năng vô cùng điêu luyện. Rất nhiều du khách đến Nhật vào thời Minh Trị tìm đến họ để xăm như một dấu ấn kỷ niệm cho chuyến du lịch Nhật Bản. Ngay cả Hoàng tử George, sau này là Hoàng đế George V của Anh và Nicholas Alexandrovich, về sau là Hoàng đế Nicholas II của Nga đều được cho là đã xăm mình trong các kỳ nghỉ của họ tại Nhật. Không dừng lại, các tờ báo của Mỹ và Anh còn đăng các bài viết về trải nghiệm xăm ở Nhật qua lời kể của các thủy thủ và du khách, làm công chúng ngày càng quan tâm đến Irezumi.

Nicholas Alexandrovich, về sau là Hoàng đế Nicholas II của Nga, chụp tại Nagasaki, năm 1981. Ảnh: japantoday.com
Nicholas Alexandrovich, về sau
là Hoàng đế Nicholas II của Nga,
chụp tại Nagasaki, năm 1981.
Ảnh: japantoday.com

Các Horishi để có thể tiếp tục niềm đam mê nghệ thuật Irezumi đã buộc phải mở những cửa hàng chuyên vẽ bảng hiệu hoặc đèn lồng và thực hiện “chui” việc xăm hình. Một số Horishi đã rời nước Nhật, tìm kiếm tự do cho nghề nghiệp của mình tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Hong Kong, Singapore, Philippines và Thái Lan.

Nicholas Alexandrovich, về sau là Hoàng đế Nicholas II của Nga, chụp tại Nagasaki, năm 1981. Ảnh: japantoday.com
Nicholas Alexandrovich, về sau
là Hoàng đế Nicholas II của Nga,
chụp tại Nagasaki, năm 1981.
Ảnh: japantoday.com
Một Horishi đang thực hiện Irezumi cho một vị khách nước ngoài vào năm 1882. Ảnh: japantimes.co.jp
Một Horishi đang thực hiện Irezumi cho một
vị khách nước ngoài vào năm 1882.
Ảnh: japantimes.co.jp

Nhiều thợ xăm hình ở Nhật còn chuyển sang làm việc ở các căn phòng thuê gần cảng biển do nhu cầu về Irezumi rất cao ở các thủy thủ và người đi biển. Vào năm 1899, một Horishi nổi tiếng tên Horitoyo Yoshisuke đã có buổi phỏng vấn với tờ New York Herald, kể về việc anh đã đi đến nhiều thủ đô trên khắp thế giới và xăm hình cho giới hoàng gia châu Âu. Dù được công nhận về tay nghề nhưng các Horishi Nhật Bản lại cảm thấy công việc có phần buồn tẻ. Vì đại đa số khách hàng chỉ xăm các hình nhỏ, đơn giản mà họ dễ dàng hoàn thành trong một buổi. Còn Horishi lại mong muốn được thể hiện tài năng cũng như thử thách ở những hình xăm phức tạp với kích thước lớn, ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Irezumi bước ra khỏi bóng đêm

Dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ tại Nhật sau Thế chiến thứ 2, luật cấm Irezumi đã được bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1948. Nhiều căn cứ quân sự của Mỹ mọc lên khắp Nhật Bản, từ đây, các thợ xăm hình Horishi của Nhật bắt đầu phục vụ cho quân nhân Mỹ, nhất là xung quanh căn cứ hải quân ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa.

Một binh sĩ người Úc đã thực hiện xăm mình ở Nhật Bản, Ai Cập, Anh, Hồng Kông và Ấn Độ, chụp ở Hàn Quốc vào tháng 12/1953. Ảnh: nippon
Một binh sĩ người Úc đã thực hiện xăm mình ở
Nhật Bản, Ai Cập, Anh, Hồng Kông và Ấn Độ,
chụp ở Hàn Quốc vào tháng 12/1953.
Ảnh: nippon
Nghệ sĩ xăm hình Tokumitsu Uchida đang thực hiện Irezumi cho khách hàng nữ vào khoảng năm 1950. Ảnh: buzzfeednews.com
Nghệ sĩ xăm hình Tokumitsu Uchida đang
thực hiện
Irezumi cho khách hàng nữ
vào khoảng năm 1950.
Ảnh: buzzfeednews.com
Horiyoshi III, bậc thầy về Irezumi nổi tiếng khắp thế giới. Ảnh: Malgorzatta Dittmar
Horiyoshi III, bậc thầy về Irezumi
nổi tiếng khắp thế giới.
Ảnh: Malgorzatta Dittmar

Mặc dù lúc bấy giờ Irezumi theo kiểu phương Tây rất được ưa chuộng nhưng cũng không làm khó các Horishi ở Yokosuka và họ kinh doanh vô cùng phát đạt, đặc biệt là trong suốt thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.

Horiyoshi III, bậc thầy về Irezumi nổi tiếng khắp thế giới. Ảnh: Malgorzatta Dittmar
Horiyoshi III, bậc thầy về Irezumi
nổi tiếng khắp thế giới.
Ảnh: Malgorzatta Dittmar

Dẫu đã bước ra ánh sáng nhưng phải đến thập niên 70, các Horishi mới thật sự thoải mái hoạt động. Họ ra mắt những cuốn sách và nhiều triển lãm dành cho nghệ thuật Irezumi. Cũng trong thời kỳ này, các nhà thiết kế Issey Miyake và Yamamoto Kansai đã ra mắt các mẫu trang phục lấy cảm hứng từ Irezumi truyền thống.

Tác phẩm của nhà thiết kế Issey Miyake trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Tokyo từ 16/03 đến 13/06/2016. Ảnh: nippon.com
Tác phẩm của nhà thiết kế Issey Miyake
trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật
Quốc gia Tokyo từ 16/03
đến 13/06/2016.
Ảnh: nippon.com

Đến thập niên 80, xăm mình trở nên phổ biến với các ban nhạc rock nổi tiếng ở Mỹ và Anh. Nhờ ảnh hưởng của họ, giới trẻ Nhật Bản đã dần quan tâm đến nghệ thuật xăm hình Irezumi của đất nước mình. Sau cùng, Irezumi đã phổ biến trở lại và người trẻ Nhật tái khám phá sức hấp dẫn của nó.

Vào năm 2014, các thành viên của Liên đoàn Luật sự Kanto đã thực hiện một cuộc khảo sát về Irezumi với 1.000 ứng viên nam và nữ được chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 20 đến 60. Kết quả khảo sát cho thấy có 16 người sở hữu hình xăm, chiếm 1,6%, vẫn còn thấp so với hầu hết các quốc gia phương Tây, nơi tỷ lệ này dao động từ 10% đến 25%. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Irezumi ngày càng được xã hội Nhật chấp nhận và được xem như loại hình thời trang.

Hiện nay, một số Onsen đang bắt đầu hình thành ngoại lệ với du khách nước ngoài. Tuy nhiên, khi dùng chung Onsen với những người không cùng nhóm, du khách vẫn nên dùng băng che hình xăm lại.

Trải qua vô vàn thử thách đến mức tưởng như lụi tàn vĩnh viễn, nghệ thuật Irezumi mang theo lòng yêu nghề sâu sắc của những nghệ nhân xăm hình Horishi vẫn tồn tại theo năm tháng. Tuy nhiên, vẫn còn những thử thách phải đối mặt phía trước khi nhiều phòng tắm công cộng Sento, suối nước nóng Onsen ở xứ Phù Tang vẫn cấm những người mang Irezumi. Đồng thời, nhiều người dân Nhật vẫn còn cái nhìn thiếu thiện cảm với hình xăm do chúng gắn liền với hình ảnh của tầng lớp xã hội đen Yakuza.

Hiện nay, một số Onsen đang bắt đầu hình thành ngoại lệ với du khách nước ngoài. Tuy nhiên, khi dùng chung Onsen với những người không cùng nhóm, du khách vẫn nên dùng băng che hình xăm lại.