eMagazine

Edo Kiriko: Nghệ thuật chạm khắc thuỷ tinh đầy mê hoặc

Edo Kiriko: Nghệ thuật chạm khắc thuỷ tinh đầy mê hoặc
Edo Kiriko nghệ thuật chạm khắc thuỷ tinh đầy mê hoặc

Bài: An ThủyThiết kế: IN191Ảnh: edokiriko.or.jp

Trong Hội nghị Thượng đỉnh Nhật – Mỹ năm 2014, một bộ sản phẩm thuỷ tinh rực rỡ và tinh xảo đã được chọn làm quà lưu niệm tặng Tổng thống Mỹ Barack Obama. Những tác phẩm nghệ thuật ấy được chạm khắc bằng kỹ thuật Edo Kiriko – một loại hình chạm khắc thuỷ tinh có từ thời Edo. Thiết kế phức tạp và lung linh của chúng phản ánh sự nhạy cảm, tinh tế và tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân Nhật Bản.

Edo Kiriko là gì?Edo Kiriko là gì?Edo Kiriko là gì?

Những tạo tác Edo-kiriko sặc sỡ. Ảnh: Live Japan
Những tạo tác Edo-kiriko sặc sỡ.
Ảnh: Live Japan

Edo Kiriko (江戸切子) là nghệ thuật chạm khắc thủy tinh nổi tiếng của xứ Phù Tang, ra đời vào cuối thời Edo (1603-1868). Sản phẩm tạo tác bằng kỹ thuật này được đặc trưng bởi một mạng lưới đường cắt sắc sảo tạo nên các hoa văn Nhật Bản, phản chiếu ánh sáng một cách tinh tế và đẹp mắt.

Những tạo tác Edo-kiriko sặc sỡ. Ảnh: Live Japan
Những tạo tác Edo-kiriko sặc sỡ.
Ảnh: Live Japan

Ban đầu, hoa văn được chạm khắc trên bề mặt thủy tinh trong suốt và không màu. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới đã được giới thiệu trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912), khi Nhật Bản lần đầu tiên mở cửa với thế giới sau hơn 200 năm bế quan tỏa cảng. Ngày nay, Edo Kiriko được biết đến với những thiết kế phức tạp, tinh xảo được chạm khắc bằng thủy tinh màu như xanh lam, đỏ với họa tiết đa dạng như nanako (trứng cá), hoa cúc hoặc lá cây gai dầu...

Loại hình nghệ thuật chạm khắc gần 200 năm tuổiLoại hình nghệ thuật chạm khắc gần 200 năm tuổiLoại hình nghệ thuật chạm khắc gần 200 năm tuổi

Một số mẫu hoạ tiết phổ biến ngày nay. Ảnh: ANA
Một số mẫu hoạ tiết phổ biến ngày nay.
Ảnh: ANA

Edo Kiriko được xem là bắt nguồn vào năm 1834 bởi Kagaya Kyubei, ông chủ của một cửa hàng bán đồ thuỷ tinh ở Edo (Tokyo ngày nay). Ông được xem là người sáng tạo ra nghệ thuật này khi chạm khắc thuỷ tinh bằng cách phủ cát lên thuỷ tinh trong suốt rồi đánh bóng bằng giũa để tạo thành những hoa văn.

Một số mẫu hoạ tiết phổ biến ngày nay. Ảnh: ANA
Một số mẫu hoạ tiết phổ biến ngày nay.
Ảnh: ANA

Thuỷ tinh nói chung và những sản phẩm Edo Kiriko nói riêng ban đầu chỉ được giao thương chủ yếu trong giới chiến binh và thương gia giàu có, nhưng rồi vẻ đẹp tinh xảo của chúng dần được tầng lớp bình dân ưa thích và kết quả là ngày càng nhiều xưởng thuỷ tinh được thành lập, kỹ thuật chạm khắc cũng theo đó mà nhanh chóng được cải tiến, chỉ trong một thời gian ngắn đã cho ra đời nhiều mẫu họa tiết độc đáo.

Năm 1876, nhà máy thuỷ tinh Shinagawa được thành lập trong bối cảnh Chính phủ Nhật khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mới nhằm bắt kịp các quốc gia phương Tây. Đến năm 1881, một kỹ sư người Anh thông thạo kỹ thuật cắt kính hiện đại tên Emmanuel Hauptmann đã được mời đến Nhật Bản để truyền thụ kiến thức cho một số thực tập sinh. Từ đó, kết hợp với kỹ thuật được lưu truyền từ thời Edo, nghệ thuật Edo Kiriko ngày càng phát triển, dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng nhưng vẫn bảo toàn sự độc đáo của riêng chúng.

Nhà máy Shinagawa là xưởng sản xuất thuỷ tinh đầu tiên ở Nhật dùng công nghệ Tây phương. Ảnh: uranglass
Nhà máy Shinagawa là xưởng sản
xuất thuỷ tinh đầu tiên ở Nhật
dùng công nghệ Tây phương.
Ảnh: uranglass

Ngoài ra, một kiểu chạm khắc thủy tinh khác là Satsuma Kiriko (薩摩切子) ở phiên Satsuma (tỉnh Kagoshima ngày nay) đã ngừng sản xuất vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến việc nhiều thợ thủ công thất nghiệp di cư đến Edo. Kỹ thuật sử dụng thủy tinh màu của họ sau đó được đưa vào ứng dụng để tạo ra Edo Kiriko.

Nhà máy Shinagawa là xưởng sản xuất thuỷ tinh đầu tiên ở Nhật dùng công nghệ Tây phương. Ảnh: uranglass
Nhà máy Shinagawa là xưởng sản xuất thuỷ tinh
đầu tiên ở Nhật dùng công nghệ Tây phương.
Ảnh: uranglass

Từ thời Taisho (1912-1926) đến đầu thời Showa (1926-1988), chúng được gọi là thủy tinh Wa (和), nghĩa là "thủy tinh kiểu Nhật" và trở nên cực kỳ phổ biến với các công dụng như làm ly uống nước, bộ đồ ăn hoặc bóng đèn. Những xưởng thủy tinh Edo Kiriko được thành lập vào đầu thế kỷ 20 vẫn còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay.

Ánh sáng phản chiếu qua bề mặt thủy tinh tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Ảnh nakagawa-masashichi.jp
Ánh sáng phản chiếu qua bề
mặt thủy tinh
tạo nên một tác phẩm
nghệ thuật.
Ảnh nakagawa-masashichi.jp

Edo Kiriko được công nhận là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống của Tokyo vào năm 1985 và chính thức được ghi nhận vào danh sách nghề thủ công truyền thống của toàn Nhật Bản vào năm 2002. Thời nay, Edo Kiriko không chỉ là tên của loại hình thủ công truyền thống mà trở thành tên gọi phổ biến để chỉ nghệ thuật chạm khắc trang trí thuỷ tinh nói chung. Sản phẩm Edo Kiriko xuất hiện nhiều trong đời sống thường nhật, từ ly, tách, bình hoa, gạt tàn… và điểm chung là luôn khiến người ta cảm thán trước độ lung linh, sắc sảo của chúng.

Ly tách là sản phẩm Edo Kiriko phổ biến nhất.
Ly tách là sản phẩm Edo Kiriko phổ biến nhất.

Các bước chế tác Edo Kiriko cơ bảnCác bước chế tác Edo Kiriko cơ bảnCác bước chế tác Edo Kiriko cơ bản

Thuỷ tinh dùng cho Edo Kiriko có ít nhất hai lớp: lớp ngoài có màu và lớp trong thì trong suốt. Một nghệ nhân sẽ khắc tạo hoa văn lên lớp thuỷ tinh bên ngoài. Quá trình này gồm 4 bước cơ bản.

  • Bước 1: Waridashi (割り出し)

    Mẫu vật thô được đặt trên bàn xoay, người thợ dùng bút màu đặc biệt để phác thảo những đường cơ bản định hướng việc cắt gọt. Tương tự như một hoạ sĩ truyện tranh chia khung và phác khối thô định hình nhân vật, tính cá nhân của người khắc Edo Kiriko được thể hiện ngay từ công đoạn tạo đường cơ bản này. Ngày nay, ta có thể vẽ lên thuỷ tinh một cách dễ dàng nhưng thuở Edo Kiriko còn sơ khai, nghệ nhân phải dùng que tre để có thể tạo nét lên thuỷ tinh.

  • Bước 2: Arazuri (粗摺)

    Trong bước tiếp theo, arazuri, mẫu vật với những đường vẽ cơ bản sẽ được chạm khắc bằng một đĩa cắt quay ở tốc độ cao làm bằng vật liệu rất cứng, bề mặt phủ bột kim cương. Nghệ nhân không thể chỉ nhìn các đường nét có sẵn mà phải phác hoạ rất nhiều trong đầu cần cắt như thế nào, vì thế hình dạng, độ nông sâu của từng vết cắt đều phản ánh sự tinh tế và lành nghề của người tạo ra nó.

  • Bước 3: Sanbankake (三番掛け)

    Bột nhám mịn hơn được sử dụng cùng với đĩa kim loại ở bước trước để phục vụ việc khắc hoa văn chi tiết hơn. Độ rộng dài, nông sâu và hình dáng của từng vết cắt được tỉ mỉ thực hiện để tạo nên hoa văn mong muốn. Đây là công đoạn quan trọng quyết định tạo hình của các hoa văn hiện hữu trên thành phẩm.

  • Bước 4: Ishikake (石掛け)

    Sau bước Sanbankake, bề mặt thuỷ tinh lúc này nham nhở và thô ráp vì những vết cắt mới. Ishikake chính là dùng một đĩa đứng bằng đá mài để mài bóng những vết cắt, đem đến vẻ lấp lánh cho bề mặt thuỷ tinh. Nếu bước này làm không tốt, thành phẩm sẽ không thể nào đạt được độ tinh xảo mong muốn.

  • Bước 5: Migaki (磨き)

    Sau bước đánh bóng bằng đá mài chính là đánh bóng bằng tay, migaki. Nghệ nhân dùng gỗ, nút bần hoặc cao su để đánh bóng từng vết cắt một cách cẩn thận. Gần đây, một số kỹ thuật mới như đánh bóng bằng axit cũng được sử dụng để giảm thiểu thời gian, tuy nhiên các nghệ nhân trung thành với truyền thống vẫn sẽ miệt mài chăm chút từng vết chạm khắc bằng chính đôi tay của mình.

  • Bước 6: Bafukake (バフ掛け)

    Bước cuối cùng là phủ chất mài mòn (chất đánh bóng) kín mặt thuỷ tinh và đánh bóng thêm lần nữa. Chọn loại chất đánh bóng nào và số lượng bao nhiêu tuỳ thuộc vào mỗi nghệ nhân. Thành quả sau cùng chính là những tạo tác Edo Kiriko lung linh bóng bẩy khiến chúng ta trầm trồ.

Cảm nhận tinh thần Nhật Bản trong những tạo tác thuỷ tinhCảm nhận tinh thần Nhật Bản trong những tạo tác thuỷ tinhCảm nhận tinh thần Nhật Bản trong những tạo tác thuỷ tinh

Hoạ tiết Hakkaku Kagome. Ảnh: MATCHA
Hoạ tiết Hakkaku Kagome. Ảnh: MATCHA

Điểm cuốn hút nhất của Edo Kiriko có lẽ nằm ở những họa tiết được chạm khắc quá mức tỉ mỉ, luôn thoả mãn thị giác của người sử dụng. Đa số các mẫu họa tiết này đều lấy cảm hứng từ trang phục và vật dụng truyền thống của Nhật Bản. Đơn cử như Hakkaku Kagome là hoạ tiết hình bát giác lấy cảm hứng từ các mũi đan trên tấm lưới tre quen thuộc ở làng quê Nhật xưa, trong khi Yarai dựa trên sự kết hợp của hàng rào tre và gỗ thời bấy giờ. Hoa cúc và lá hình lục giác – những họa tiết phổ biến trên kimono – cũng thường xuyên được thể hiện trên các sản phẩm Edo Kiriko.

Hoạ tiết Hakkaku Kagome. Ảnh: MATCHA
Hoạ tiết Hakkaku Kagome. Ảnh: MATCHA
Yarai (trái) và Asa no Ha (phải). Ảnh: MATCHA
Yarai (trái) và Asa no Ha (phải).
Ảnh: MATCHA

Chuyên viên thiết kế sản phẩm Yamaguchi đến từ Kagami Crystal – xưởng sản xuất Edo Kiriko lâu đời bậc nhất Nhật Bản – cho rằng những sản phẩm thuỷ tinh ấn tượng này thể hiện rất rõ tinh thần Nhật Bản: “Ví như, các bạn không cảm thấy rằng sự công phu và chặt chẽ của hoạ tiết Hakkaku Kagome rất đậm chất Nhật ư? Thiết kế tuyệt đẹp của Edo Kiriko được kế thừa từ thời Edo là điểm khởi đầu của thiết kế đồ họa Nhật Bản; chúng không chỉ chứa đựng tinh hoa của bốn mùa mà còn hàm chứa cả lịch sử trang trọng của thủy tinh nói chung. Loại hình này chỉ duy có ở Nhật Bản, và các nghệ nhân có thể truyền lại gu thẩm mỹ Nhật Bản cho các thế hệ mai sau.”

Yarai (trái) và Asa no Ha (phải). Ảnh: MATCHA
Yarai (trái) và Asa no Ha (phải). Ảnh: MATCHA

Các sản phẩm Edo Kiriko ngày nay vừa giữ nét
truyền thống vừa
được pha trộn dáng dấp hiện đại.

Quả thật, nghệ nhân Nhật Bản nói chung vẫn luôn nổi tiếng với sự nhạy cảm và chi tiết. Vẻ đẹp tinh tế của những đường thẳng hoàn hảo được chạm khắc trên bề mặt thuỷ tinh, những hoa văn li ti đòi hỏi bàn tay gọt giũa điêu luyện đến từng góc cạnh nhỏ nhất, hay ưu tiên lựa chọn mẫu hoạ tiết chỉ cần nhìn là nghĩ đến đất nước mặt trời mọc, tất cả tạo nên những sản phẩm rất Nhật, như tiêu biểu cho gu thẩm mỹ truyền thống của xứ sở này.