eMagazine

Kẻ giết người 14 tuổi với bí danh Seito Sakakibara đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân Kobe với những vụ giết người diễn ra liên tiếp. Vì độ tuổi của mình mà sát nhân nhỏ tuổi này được bảo vệ danh tính, nhưng không hối hận về những tội ác của mình, hắn đã ra mắt cuốn tự truyện về tội ác của bản thân và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy thời điểm đó.

Vụ án mạng trẻ em Kobe đề cập đến một chuỗi các vụ giết người xảy ra ở Kobe, Nhật Bản, từ tháng 03 – tháng 05/1997. Các vụ giết người đã gây chấn động khắp cả nước và gây đau thương cho cư dân Kobe, nhiều người trong số họ vừa mới xây dựng lại nhà cửa và cuộc sống sau trận động đất năm 1995.

Khi tội ác bắt đầu

Vào đầu năm 1997, tại một con đường vắng, hai cô gái trẻ bị một kẻ lạ mặt tấn công bằng búa. May mắn rằng dù bị thương nặng nhưng hai cô gái vẫn sống sót. Theo lời khai, kẻ gây án có hình dáng như một cậu bé vị thành niên, nhưng lúc này cảnh sát vẫn không tìm được kẻ tình nghi.

Kẻ sát nhân lạ mặt đã tấn công nhiều người vào năm 1997 tại Kobe.
Kẻ sát nhân lạ mặt đã tấn công nhiều người vào năm 1997 tại Kobe. Ảnh: NPR

Vài ngày sau, cô bé Ayaka Yamashita, 10 tuổi, cũng bị tấn công theo cách tương tự (có thể là bằng thanh sắt, theo nhiều nguồn tin khác nhau). Tuy nhiên, không may mắn, cô bé đã tử vong. Cùng ngày hôm đó, hắn tấn công một người khác, lần này là một bé gái 09 tuổi. Hung khí được sử dụng là một con dao. Dù bị đâm ở bụng nhưng nạn nhân đã sống sót và hồi phục hoàn toàn sau cuộc tấn công.

Hai nạn nhân của Seito Sakakibara là Ayaka Yamashita (trái) và Jun Hase (phải).
Hai nạn nhân của Seito Sakakibara là Ayaka Yamashita (trái) và Jun Hase (phải). Ảnh: morbidology
Bức thư hung thủ để lại trong miệng nạn nhân.
Bức thư hung thủ để lại trong miệng nạn nhân. Ảnh: casocriminal

Đến ngày 27/05/1997, học sinh của trường tiểu học Tainohata nhìn thấy cảnh tượng khủng khiếp khi các em đến trường. Trước cổng là đầu của Jun Hase, 11 tuổi. Trước đó vài ngày, Jun Hase đã được gia đình thông báo mất tích. Chưa dừng lại ở đó, phần mắt của cậu bé bị khoét, miệng bị rạch từ tai này sang tai khác.

Bức thư hung thủ để lại trong miệng nạn nhân.
Bức thư hung thủ để lại trong miệng nạn nhân. Ảnh: casocriminal

Trong miệng nạn nhân có một tờ giấy được cho là của sát nhân để lại với nội dung “Bây giờ trò chơi mới bắt đầu. Hãy ngăn tôi lại nếu có thể, hỡi những cảnh sát ngu ngốc... Tôi rất muốn nhìn thấy mọi người chết và cảm thấy kích thích khi giết người. Một bản án đẫm máu là cần thiết cho những năm tháng cay đắng của tôi”. Trong văn bản, hắn tự gọi mình là “Sát thủ học đường”, tuy nhiên bị sai chính tả thành “shool killer” và bức thư được ký với cái tên Seito Sakakibara. Cảnh sát bắt đầu tìm kiếm những phần thi thể còn sót lại và thấy chúng ở ngọn đồi gần trường học.

Một lượng lớn cảnh sát được cử đi điều tra vụ việc.
Một lượng lớn cảnh sát được cử đi điều tra vụ việc. Ảnh (minh họa): Japan Times

Một nhân viên của trường cho biết anh đã tìm thấy hai con mèo đã chết và bị đứt lìa chân, chỉ một tuần trước đó. Xác của các con vật cũng bị vứt bỏ tại trường.

Một lượng lớn cảnh sát được cử đi điều tra vụ việc.
Một lượng lớn cảnh sát được cử đi điều tra vụ việc. Ảnh (minh họa): Japan Times

Ngay sau đó, một lá thư mật danh được gửi cho tờ báo Kobe Shinbun. Anh ta tự nhận mình là “Seito Sakakibara” và tuyên bố rằng giết người để trả thù hệ thống giáo dục của Nhật Bản vốn được coi là cứng nhắc nhưng cũng nổi tiếng về bắt nạt học đường. Bức thư lặp lại những cảnh báo trước đó về những vụ giết người trong tương lai và chế nhạo cảnh sát. Chữ viết trong bức thư khớp với chữ viết trong lá thư khác đã được tìm thấy trong miệng Hase và cũng bao gồm thông tin chưa được công khai. Điều này cho thấy rằng bức thư là thật chứ không phải một trò lừa bịp.

Khi công bố vụ việc trên các phương tiện truyền thông, một nhà báo địa phương đã nhầm tên của hung thủ và gọi hắn ta là Onibara. Điều này khiến Sakakibara tức giận và gửi một bức thư khác cho cảnh sát, bức thư lần này dài hơn nhiều và có giọng điệu tức giận. Hắn gọi những đứa trẻ là “rau – vegetables”: “Kể từ bây giờ, nếu gọi sai tên hoặc làm hỏng tâm trạng của ta một lần nữa, ta sẽ giết ba “rau” một tuần. Nếu các người nghĩ rằng ta chỉ có thể giết trẻ em thì đã lầm”. Kẻ giết người tự mô tả mình như một “người đàn ông vô hình” và “không có quốc tịch”.

Cảnh sát đã huy động hơn 500 điều tra viên để điều tra những vụ giết người, trong khi các bậc cha mẹ tổ chức hoạt động theo dõi khu phố và trẻ em được đưa đi học. Vụ án này đã gây chấn động Nhật Bản, vốn là một quốc gia không quen với tội phạm bạo lực.

Hung thủ sa lưới
nhưng được bảo vệ danh tính

hikikomori

Đến ngày 28/06, Nhật Bản rúng động khi biết rằng một học sinh 14 tuổi bị bắt vì là nghi phạm trong vụ giết người. Sau khi bị bắt, cậu ta đã thú nhận về các vụ giết người. Do là trẻ vị thành niên nên giới truyền thông không được phép tiết lộ tên và hình ảnh của hung thủ mà danh xưng khi bị truy tố và kết tội là "Boy A".

hikikomori

Trong nhà của hắn ta, cảnh sát tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó mô tả vụ giết Ayaka: “Tôi giáng búa xuống thì cô bé quay mặt về phía tôi. Tôi nghĩ rằng tôi đã đánh cô ấy một vài lần nhưng tôi đã quá phấn khích để nhớ lại”. Cậu ta cũng thú nhận với cảnh sát rằng đã rửa phần đầu bị đứt lìa của Hase trong bồn tắm của gia đình để “giải thoát linh hồn”. Cậu bé gọi vụ giết người là "sự kiện thiêng liêng".

Trong nhà của Sakakibara, người ta tìm thấy một số tạp chí có nội dung người lớn, các video và truyện tranh liên quan đến máu và bạo lực. Khi bị thẩm vấn, mẹ của cậu bé nói rằng bà không biết cậu có tất cả những thứ này, nhưng cảnh sát không tin bà, vì tất cả những tài liệu này đều nằm rải rác khắp phòng. Bất cứ ai bước vào phòng sẽ nhìn thấy nó.

Sát nhân Zodiac
Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac.
Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac. Ảnh: criminalminds

Theo những người biết “Kẻ sát nhân trẻ em Kobe” (cái tên mà truyền thông đặt cho), hắn kết bạn dễ dàng nhưng lại khá kỳ lạ. Hắn thường nói với bạn bè rằng có sở thích thu thập nhãn cầu và lưỡi của mèo. Theo lời kể của kẻ sát nhân, hắn ta đã được truyền cảm hứng để viết bức thư cho cảnh sát sau khi đọc về “Sát thủ Zodiac” (hay Hoàng Đạo sát nhân là tên giết người hàng loạt khét tiếng sống ở Bắc California vào cuối năm 1960 và đầu những năm 1970. Danh tính của hắn vẫn chưa được nhận diện), kể cả biểu tượng tương tự như thánh giá cũng được hung thủ sử dụng. Trong nhà của Sakakibara, cảnh sát phát hiện ra những cuốn sách về Hitler và sách về những kẻ giết người hàng loạt.

Sát nhân Zodiac
Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac.
Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac. Ảnh: criminalminds

Sau khi bị bắt, cậu ta được điều trị tâm thần và được thả vào năm 2004 với bản thông báo được công bố vào ngày 01/01/2005. Tuy vậy, vì tính chất dã man của vụ việc mà nhiều người đã phản đối việc luật pháp bảo vệ danh tính cho kẻ giết người chỉ vì chưa đủ tuổi.

Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac.
Sakakibara khai rằng hắn được truyền cảm hứng bởi Sát thủ Zodiac. Ảnh: criminalminds

Năm 2000, Chính phủ đã hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 16 xuống 14 do hậu quả từ các vụ giết người của Sakakibara. Tuy nhiên, sau vụ sát hại Satomi Mitarai ngày 01/06 năm 2004 bởi "Girl A" 11 tuổi (vụ án Sasebo Slashing), đã có một số cuộc thảo luận về sự cần thiết của việc thay đổi độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Cuốn tự truyện của
kẻ sát nhân gây phẫn nộ

Cuốn tự truyện của hung thủ được xuất bản.
Cuốn tự truyện của hung thủ được xuất bản. Ảnh: Japan Times

Sau khi được thả, anh ta đã viết một lá thư xin lỗi cha mẹ của hai nạn nhân bị sát hại. Đây là lần đầu tiên hắn trực tiếp bày tỏ lời xin lỗi vì những gì đã làm. Nội dung của các bức thư không được tiết lộ công khai nhưng theo mẹ của Ayaka, bà đã chấp nhận bức thư và nói: “Tôi sẽ suy nghĩ lại…”. Động cơ thực sự khiến cậu thiếu niên giết người chưa bao giờ được giải thích đầy đủ vì lý do riêng tư.

Cuốn tự truyện của hung thủ được xuất bản.
Cuốn tự truyện của hung thủ được xuất bản. Ảnh: Japan Times

Vào năm 2015, Sakakibara đã xuất bản cuốn hồi ký "Zekka" (絶 歌) kể về những vụ giết người. “Hãy để tôi thú nhận một điều: Tôi nghĩ cảnh tượng đó là một vẻ đẹp” trích một đoạn trong cuốn sách đề cập đến việc trưng bày đầu của Hase trước công chúng”.

Nghịch lý là khi kẻ giết người được xuất bản sách và thu lợi từ việc bán chúng.
Nghịch lý là khi kẻ giết người được xuất bản sách và thu lợi từ việc bán chúng.Ảnh: BBC

Cuốn sách cũng cung cấp thêm hành vi từ thời thơ ấu của Sakakibara, theo đó, khi còn là một thiếu niên, hắn là một kẻ có tâm lý "lệch lạc”, luôn thỏa mãn với việc cắt, giết động vật trước khi chuyển sang giết người. “Khi tôi lên trung học cơ sở, tôi đã chán giết mèo, và dần dần thấy mình mơ mộng về việc giết người và tưởng tượng ra cảm xúc của mình sẽ như thế nào khi làm điều đó”.

Nghịch lý là khi kẻ giết người được xuất bản sách và thu lợi từ việc bán chúng.
Nghịch lý là khi kẻ giết người được xuất bản sách và thu lợi từ việc bán chúng.Ảnh: BBC

Trong phần kết, hắn ta nói về cảm giác tội lỗi của bản thân và đưa ra lời xin lỗi đối với cha mẹ của các nạn nhân: “Tôi không thể giữ im lặng về quá khứ của mình nữa. Tôi đã phải viết. Nếu không, tôi nghĩ rằng mình sẽ mất trí”.

Không nằm ngoài dự đoán, việc phát hành cuốn sách đã dẫn đến hàng loạt phẫn nộ. Nhiều nhà phê bình cảm thấy việc phát hành cuốn sách này là điều vô lý, còn gia đình nạn nhân, đơn cử như Mamoru Hase, cha của Hase, đã kêu gọi thu hồi nó. Ông phát biểu trên truyền thông rằng: “Cuốn sách hoàn toàn chà đạp lên cảm xúc của chúng tôi. Rõ ràng là cậu ta không hề hối hận vì những gì mình đã làm”.

Mặc cho những ý kiến phản đối, nhà xuất bản Ota Publishing Co., vẫn tiếp tục xuất bản vì họ cho rằng lời kể của kẻ giết người là quan trọng. Vì cảnh sát không công bố lời khai của hung thủ nên cuốn sách này được xem như lời khai, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Cuốn sách đã bán hết 100.000 cuốn đầu tiên chỉ trong ba tuần, thu về cho “Kẻ sát nhân trẻ em Kobe” ước tính 93.000 đô la.

Sau vụ việc này, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Nhật Bản đưa ra một đạo luật tương tự như Luật Son of Sam của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn tội phạm và những người từng bị kết án trục lợi từ việc công khai tội ác của họ. Kẻ sát nhân trẻ em Kobe không phải là kẻ giết người đầu tiên của Nhật Bản kiếm lợi từ tội ác của mình. Tatsuya Ichihashi, kẻ đã hãm hiếp và sát hại giáo viên người Anh, Lindsay Hawker, vào năm 2007, và Tomohiro Kato, kẻ đã giết bảy người lạ trong một vụ đâm xe vào năm 2008, đều đã viết hồi ký.

Ảnh của hung thủ vào thời điểm gây án được Shukan Post công bố.
Ảnh của hung thủ vào thời điểm gây án được Shukan Post công bố. Ảnh: SCMP

Chưa dừng lại ở đó, sau khi xuất bản cuốn hồi ký của mình, Sakakibara đã tạo ra một trang web để ghi lại cuộc đời của mình. Nó cung cấp thông tin chi tiết về tiểu sử, chẳng hạn như chiều cao và cân nặng của hắn ta và cho biết hắn đang mắc chứng hoang tưởng lớn. Trong phần phòng trưng bày, có những bức ảnh của một người đàn ông khỏa thân đeo mặt nạ được cho là chính hung thủ.

Ảnh của hung thủ vào thời điểm gây án được Shukan Post công bố.
Ảnh của hung thủ vào thời điểm gây án được Shukan Post công bố. Ảnh: SCMP

Ngay sau khi trang web được công bố, Shukan Post - một tờ báo của Nhật Bản đã bất chấp luật pháp để đăng ảnh cùng công bố tên thật của kẻ sát nhân là Shinichiro Azuma. Họ cũng cho biết rằng anh ta đang sống ở tỉnh Saitama, phía bắc Tokyo, và làm thợ hàn tại các công trường xây dựng.

Khi Sakakibara ra tù, Chính phủ Nhật Bản thông báo rằng việc thả hắn ta đã được công bố cho công chúng và gia đình nạn nhân sẽ được thông báo định kỳ về nơi ở hiện tại.

Tuy vậy trên thực tế, việc có giám sát chỉ kéo dài đến ngày 31/12/2004. Có thông tin cho rằng hắn không còn phải báo cáo với sĩ quan của mình, đã di chuyển hai lần liên tiếp và sau đó biến mất. Ngay cả cha của Sakakibara cũng tuyên bố rằng ông không nghe tin gì về con trai mình kể từ năm ngoái và nói rằng ông không biết con trai mình đang sống ở đâu. Với danh tính bị tòa án giữ kín, Kẻ giết người Kobe có thể ở bất cứ đâu và chờ tấn công lần nữa.

Những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tội ác

hikikomori
Ảnh: sociologai

Hikikomori

Hồ sơ tính cách của Sakakibara được coi là một trường hợp điển hình của hội chứng Hikikomori - 引きこもり. Trong một bài phân tích về vụ việc, nhà báo Gamal Nkrumah đã viết:
“Điều tồi tệ nhất trong trường hợp Sakakibara là người ta có thể nhận thấy nó sắp xảy ra. Tuy nhiên, cả gia đình và cả xã hội Nhật Bản, đều không để ý đến những dấu hiệu. Trẻ em Nhật Bản phải đối mặt với một kỳ kiểm tra cực kỳ khó khăn khi mới 6 tuổi. Thành tích của họ quyết định toàn bộ tương lai, vì nó sẽ cho biết liệu chúng sẽ đi học ở một trường tiểu học tốt, hay một trong những trường bị xem nhẹ.”

hikikomori
Ảnh: sociologai

Giống như nhiều phụ huynh khác. Mẹ của Sakakibara đã gây áp lực buộc đứa con đầu lòng của mình phải học xuất sắc, mặc dù các nhân viên xã hội đã cảnh báo rằng con trai bà không ổn định về tinh thần. Về sau, khi cần giải tỏa áp lực, cậu ta đã tra tấn và giết những con vật non như một thú vui. Ngay sau đó, bắt đầu tấn công các cô gái khi đi bộ đến trường (những người được xem là yếu thế hơn hung thủ).

Tiếp thu văn hóa phẩm độc hại

Ngoài góc độ Hikikomori, các nhà tâm lý học đã tìm thấy một số điểm tương đồng đáng lo ngại với kẻ giết người hàng loạt Tsutomu Miyazaki. Giống như "Kẻ sát nhân Otaku" năm 1989, Sakakibara rõ ràng đã được đặt vào con đường bạo lực ngay từ đầu. Hắn bắt đầu mang theo vũ khí sắc nhọn khi vẫn còn học tiểu học, điều này đã được đề cập trong nhật ký rằng "Tôi có thể giảm bớt sự tức giận của mình khi cầm một con dao sinh tồn hoặc một khẩu súng lục".

Ở tuổi 12, cậu ta thể hiện sự tàn ác tột độ với động vật, xếp hàng ếch trên đường phố và cưỡi lên chúng bằng xe đạp của mình, cũng như cắt thịt mèo và chặt đầu chim bồ câu.

Những cuốn sách độc hại phần nào ảnh hưởng đến tâm lý hung thủ.
Những cuốn sách độc hại phần nào ảnh hưởng đến tâm lý hung thủ. Ảnh (minh họa): Twitter

Sau vụ tấn công ngày 16/03, hung thủ viết trong nhật ký: "Sáng nay mẹ tôi nói với tôi, “Cô gái tội nghiệp. Cô gái bị tấn công dường như đã chết". Không có dấu hiệu nào cho thấy tôi đã bị bắt... Tôi cảm ơn Chúa vì điều này... Xin hãy tiếp tục bảo vệ tôi".

Ngoài ra, một cuộc lục soát phòng của Sakakibara cho thấy hàng nghìn tập truyện tranh H, video và anime khiêu dâm. Điều này khiến chính trị gia Nhật Bản Shizuka Kamei kêu gọi hạn chế nội dung phản cảm: "Những bộ phim thiếu bất kỳ giá trị văn học hoặc giáo dục nào được tạo ra chỉ để chiếu những cảnh tàn nhẫn thì người lớn nên là người đầu tiên bị đổ lỗi vì điều này. Vụ án cho chúng ta cơ hội suy nghĩ lại về chính sách hạn chế văn hóa không lành mạnh và liệu có nên suy xét cho chúng tồn tại hay không?"