eMagazine
Vụ tấn công bằng khí Sarin năm 1995

Bài viết: NatsumeẢnh: BBC NewsThiết kế: John

Cho đến ngày nay, vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo vẫn được xem là vụ khủng bố gây thiệt hại về người nhiều nhất tại Nhật Bản. Vào một ngày mùa xuân năm 1995, tại một trong những nơi đông đúc nhất Nhật Bản – ga tàu điện ngầm Tokyo, đã xảy ra một vụ khủng bố bằng khí độc gây nên cái chết thương tâm cho 13 người và khiến hơn 6.000 người trúng độc hoặc bị thương. Dù kẻ thủ ác đã lãnh án tử hình, nhưng nỗi đau mà những nạn nhân và gia đình họ phải gánh chịu vẫn còn dai dẳng đến tận ngày hôm nay.

Ngày đầu tuần
kinh hoàng

Cảnh đông đúc thường thấy ở các ga tàu điện ngầm Nhật Bản vào giờ cao điểm.
Cảnh đông đúc thường thấy ở các ga tàu điện ngầm
Nhật Bản vào giờ cao điểm.

Sáng thứ hai ngày 20/03/1995, Tokyo vẫn nhộn nhịp và tấp nập với dòng người hối hả, chen chúc nhau trên các phương tiện công cộng để đi làm, bắt đầu một tuần mới. Tại ga tàu điện ngầm Tokyo cũng vậy, nhưng những người có mặt tại đó không biết rằng, chỉ vài phút nữa thôi, nơi đây sẽ trở thành kí ức không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

Theo chia sẻ của nhân chứng lúc bấy giờ là Sakahara, một nhân viên văn phòng, khi anh lên chuyến tàu thuộc tuyến Tokyo Metro Hibiya tại ga Roppongi thì phát hiện một nam hành khách gục ở ghế gần cửa tại toa đầu tiên. Tình trạng nhân viên văn phòng ngủ trên tàu điện không phải xa lạ, nhưng điều kì lạ là việc này lại diễn ra vào giờ đi làm. Sakahara thấy tờ báo rơi ngay chân người đàn ông này đang rỉ ra một chất lỏng trong suốt. Dù không quyết định đánh thức anh ta dậy nhưng linh tính khiến Sakahara bước ra khỏi đoàn tàu.

Người bị trúng độc nằm la liệt khắp nơi.Người bị trúng độc nằm la liệt khắp nơi.

Ngay khi vừa rời tàu, Sakahara cảm thấy mắt mình có cảm giác lạ, mọi thứ xung quanh dần trở nên tối hơn do đồng tử của anh co lại. Việc đổi tàu dường như đã cứu sống anh nhưng nhiều người khác lại không có được may mắn đó.

Hành khách anh gặp lúc đầu đã tử vong bởi chất lỏng mà Sakahara nhìn thấy, ngay lúc ấy, chất độc được giải phóng khỏi bọc giấy đã khiến nhiều người trúng độc. “Họ bắt đầu nôn mửa, quằn quại, nhiều người bắt đầu co giật, máu hộc ra từ mũi của các nạn nhân, cộng thêm tiếng còi báo động càng làm cho không khí lúc đó trở nên kinh hoàng”, một nhân chứng sống sót kể lại. Nhiều người bắt đầu tháo chạy ra khỏi tàu đến các bệnh viện gần đó khiến nhân viên bệnh viện hoảng loạn và không kịp cấp phát dịch vụ chăm sóc y tế. Những người còn giữ được sự tỉnh táo thì cố gắng bò, trườn, len lỏi giữa những khoảng trống để tìm chút không khí. Xung quanh đó là những tờ báo ướt sũng, thấm đẫm chất độc.

Người bị trúng độc nằm la liệt khắp nơi.
Người bị trúng độc nằm la liệt khắp nơi.
Người bị trúng độc nằm la liệt khắp nơi.

Chuông báo động kêu liên hồi, nhân viên tàu cố gắng la hét để sơ tán đám đông hoảng loạn. Cảnh sát và đội y tế đã có mặt vào lúc 8:00, cả Tokyo chìm trong hỗn loạn. Tiếng còi cấp cứu vang lên khắp mọi nơi, trực thăng khẩn trương đáp xuống giữa con phố đông đúc để đưa người trúng độc đến viện. Dường như cả thành phố bắt đầu bật chế độ chi viện cho nơi đang xảy ra thảm kịch.

13 người đã tử vong và 5.500 người bị thương ở các mức độ khác nhau, gần 1.000 người gặp phải vấn đề về thị lực tạm thời. Các nạn nhân nằm trong độ tuổi từ 21 – 92 và được xác định là nhiễm độc sarin. Đây là loại vũ khí sinh học được phát minh bởi Đức Quốc xã và là một loại hóa chất không màu, không mùi, không vị, có thể giết chết con người chỉ trong vài phút. Sarin là chất độc thần kinh gây tê liệt và làm chết người dã man nhất mà con người từng biết đến. Các triệu chứng điển hình bao gồm mất thị lực, đau mắt, buồn nôn, mê man, tăng urê máu và chảy máu cam. Kết quả khám nghiệm tử thi gần giống như kết quả trong vụ Matsumoto Sarin, một vụ khủng bố bằng sarin đã từng xảy ra tại thành phố Matsumoto ở tỉnh Nagano vào ngày 27 – 28/06/1994.

Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu cho những nạn nhân.
Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu cho những nạn nhân.
Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu cho những nạn nhân.
Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu
cho những nạn nhân.

Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu cho những nạn nhân.

Cảnh sát phải dùng đồ bảo hộ chuyên dụng để không bị ảnh hưởng bởi khí độc sarin.
Cảnh sát phải dùng đồ bảo hộ chuyên dụng để không bị
ảnh hưởng bởi khí độc sarin.

Nhờ đó, cảnh sát đã khoanh vùng và xác định được kẻ thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này là giáo phái Aum Shinrikyo và bắt đầu cuộc truy lùng với quy mô quốc gia. Hàng ngàn trạm kiểm soát đã được thiết lập trên toàn quốc trong một mạng lưới khổng lồ.

Âm mưu thâm độc của
giáo phái Aum Shinrikyo

Giáo phái Aum Shinrikyo đựng chất độc sarin dạng lỏng trong túi nilon, mang lên một số chuyến tàu đi qua quận Kasumigaseki và Nagatacho, nơi tập trung nhiều văn phòng Chính phủ Nhật. Sau đó, chúng dùng ô chọc thủng để chất độc phát tán rồi nhanh chóng rời khỏi ga tàu. Và chính những chiếc túi đó đã tạo nên thảm kịch.

Shoko Asahara, kẻ đứng đầu Aum Shinrikyo.
Shoko Asahara,
kẻ đứng đầu Aum Shinrikyo.

Giáo phái Aum Shinrikyo được thành lập vào năm 1984 với tư cách là một lớp học yoga và thiền, ban đầu được gọi là Oumu Shinsen no Kai. Kẻ sáng lập và đứng đầu giáo phái là dược sĩ Chizuo Matsumoto, sau này được biết đến với tên gọi Shoko Asahara. Nhóm này tin vào một học thuyết xoay quanh sự pha trộn đồng bộ giữa Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như các tín ngưỡng Cơ đốc giáo và Ấn Độ giáo. Họ truyền bá rằng những người không phải là thành viên phải chịu đựng địa ngục vĩnh viễn, nhưng có thể được cứu rỗi nếu bị giết bởi các thành viên của giáo phái. Chỉ những thành viên của giáo phái mới sống sót sau ngày tận thế, và sau đó sẽ xây dựng Vương quốc Shambhala – vùng đất huyền thoại được nhắc đến trong Phật giáo Tây Tạng. Aum Shinrikyo được xem là giáo phái nổi tiếng nhất bởi sự điên rồ và man rợ của mình. Cuộc tấn công bằng khí sarin là đòn đáp trả cho những cuộc điều tra của cảnh sát.

Đội ngũ cứu hộ nhanh chóng sơ cứu cho những nạn nhân.
Cảnh sát đột nhập vào nơi ở
của giáo phái Aum Shinrikyo.

Trong mười năm trước vụ đầu độc, giáo phái đã bắt đầu xây dựng các cơ sở ở vùng nông thôn của tỉnh Yamanashi gần núi Phú Sĩ. Vào tháng 07/1994, ngay sau sự cố Matsumoto Sarin, cư dân xung quanh một cơ sở của giáo phái cho biết có mùi hôi của chất hóa học. Ngoài ra, một sản phẩm thủy phân sarin đã được phát hiện. Các nhà điều tra tội phạm sau đó bắt đầu nghi ngờ giáo phái này. Cảnh sát đã bí mật khám xét các cơ sở của họ, nhưng trước khi cuộc khám xét diễn ra, Aum Shinrikyo đã thực hiện vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo.

Để đối phó với khí sarin, Cơ quan Quốc phòng đã cung cấp cho cảnh sát điều tra trang phục chống khí độc và mặt nạ. Các nhà chức trách Nhật Bản đã điều động lực lượng đột kích cơ sở của Aum Shinrikyo trên khắp đất nước nhưng vẫn không thể tìm thấy Asahara. Tại một khu trại dưới chân núi Phú Sĩ, cảnh sát đã tìm thấy hàng tấn hóa chất được sử dụng để sản xuất khí sarin. Họ cũng tìm thấy kế hoạch mua vũ khí hạt nhân từ người Nga. Cuối cùng, Hideo Murai, một trong những thủ lĩnh cấp cao của giáo phái đã bị bắt giữ nhưng sau đó đã bị sát hại bởi Hiroyuki Jo, một thành viên của băng đảng Yakuza khét tiếng Yamaguchi-gumi, ngay trước mắt cảnh sát.

Ngay sau đó, cảnh sát cũng tìm thấy một tầng hầm ẩn tại một cơ sở ở khu vực núi Phú Sĩ, nơi các nhà lãnh đạo giáo phái đang ẩn náu, bao gồm cả Masami Tsuchiya, một nhà hóa học thừa nhận đã chế tạo ra khí sarin. Tuy nhiên, Asahara vẫn chưa bị bắt nên chúng tiếp tục thực hiện thêm bốn cuộc tấn công bằng khí gas vào các tàu điện ngầm, khiến hàng trăm người khác bị thương. Một cảnh sát hàng đầu của Nhật Bản đã bị bắn bởi một tên khủng bố đeo mặt nạ, làm tăng thêm tình trạng bất ổn của đất nước.

Cuối cùng, vào ngày 16/05, Asahara được tìm thấy trong một căn phòng bí mật khác tại cơ sở núi Phú Sĩ và bị bắt. Cùng với các nhà lãnh đạo khác của giáo phái, Asahara bị buộc tội giết người. Những dự đoán về ngày tận thế của họ cuối cùng đã trở thành sự thật, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn và cá nhân hơn nhiều so với những gì họ đã hình dung.

Shoko Asahara bị bắt giữ.
Shoko Asahara bị bắt giữ.

Năm 2018, 13 cựu thành viên cấp cao của Aum Shinrikyo đã bị tử hình. Mười người trong số họ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ tấn công bằng khí ga tàu điện ngầm, bao gồm cả Asahara, kẻ chủ mưu vụ giết người hàng loạt.

Kí ức không thể quên

Sakahara, nhân chứng của cuộc tấn công, đồng thời là đạo diễn của phim tài liệu “AGANAI”.
Sakahara, nhân chứng của cuộc tấn
công, đồng thời là đạo diễn của
phim tài liệu “AGANAI”.
Hiroshi Araki, người phụ trách quan hệ công chúng cho Aum Shinrikyo.
Hiroshi Araki, người phụ trách
quan hệ công chúng cho Aum
Shinrikyo.

Ngay vào lúc xảy ra cuộc thảm sát, Chính phủ Nhật đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm trong việc đối phó chậm trễ của họ. Là một trong số những quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ an ninh, Nhật Bản dường như có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với các tình huống thiên tai hơn là một vụ khủng bố.

Sau 26 năm, dường như những di chứng về thể xác cũng như tinh thần luôn hiện hữu trong hơn 6.000 người sống sót và cả người thân của những nạn nhân đã thiệt mạng. Cuộc tấn công cũng giáng đòn chí mạng lên hệ thống an ninh tưởng chừng như an toàn của Nhật, để Chính phủ thiết lập một quy trình ứng phó phù hợp hơn.

Nhân chứng Sakahara cũng đã có bước rẽ cho cuộc đời mình. Sau khi trải qua cuộc tấn công, anh mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và các vấn đề khác. Điều đó làm anh bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời mình, Sakahara xin nghỉ việc và sang Mỹ thực hiện ước mơ làm phim. Anh học cách viết kịch bản và sản xuất phim ngắn.

Sakahara, nhân chứng của cuộc tấn công, đồng thời là đạo diễn của phim tài liệu “AGANAI”.
Sakahara, nhân chứng của cuộc tấn
công, đồng thời là đạo diễn của
phim tài liệu “AGANAI”.

Năm 2013, Sakahara đột ngột bất tỉnh trên một chuyến bay và bị gãy xương hông, dù không chắc đó có phải là di chứng của nhiễm sarin hay không nhưng anh đã quyết định sản xuất một bộ phim tài liệu về những kẻ đã gây ra đau thương cho anh cùng hàng ngàn người dân Nhật Bản – giáo phái Aum Shinrikyo.

Năm 2014, anh liên hệ và được sự chấp thuận của Aleph, một trong hai giáo phái kế nhiệm Aum Shinrikyo. Sau 1 năm thương lượng, giáo phái đã cử Hiroshi Araki, người phụ trách quan hệ công chúng cho Aleph, để thực hiện cuộc phỏng vấn với Sakahara. Xuyên suốt bộ phim là những suy nghĩ, cuộc trò chuyện giữa Sakahara và Araki về lý do khiến các thành viên trong Aum Shinrikyo lại tôn sùng giáo phái của mình như vậy.

Hiroshi Araki, người phụ trách quan hệ công chúng cho Aum Shinrikyo.
Hiroshi Araki, người phụ trách
quan hệ công chúng cho Aum
Shinrikyo.

Ngoài ra, bộ phim cũng khắc họa cuộc sống của các nạn nhân đang gánh chịu ảnh hưởng của khí độc thần kinh. Không có cuộc điều tra nào của chính phủ về sức khỏe của các nạn nhân, và không ai biết cụ thể có bao nhiêu người vẫn bị ảnh hưởng. Theo số liệu của Trung tâm Hỗ trợ Phục hồi, một tổ chức phi lợi nhuận, nghiên cứu tình trạng sức khỏe của các nạn nhân sarin hàng năm, hơn 50% trong số 283 nạn nhân được hỏi cho biết mắt của họ dễ mệt mỏi và hơn 25% nói rằng họ có xu hướng bị trầm cảm hoặc không thể ngủ ngon. Chính phủ trung ương đã hỗ trợ tiền mặt cho các nạn nhân và gia đình tang quyến, nhưng vẫn chưa hỗ trợ tài chính liên tục cho việc điều trị y tế.

Năm 2021, bộ phim được phát hành với tên gọi “AGANAI”, có nghĩa là “sự chuộc tội”, sau khi mất 5 năm chỉnh sửa kéo dài do ảnh hưởng của căn bệnh PTSD – rối loạn căng thẳng sau sang chấn, hành hạ Sakahara mỗi ngày.