eMagazine
Gấu nâu Kesagake và cuộc săn người sau giấc ngủ đông

Bài viết: NatsumeThiết kế: IN191

Cuộc tấn công của gấu vào năm 1915, cướp đi 7 sinh mạng được xem là một trong những thảm án tồi tệ nhất do động vật gây ra trong lịch sử Nhật Bản.

Không chỉ thường xuyên phải gánh chịu hậu quả từ thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần mà Nhật Bản còn phải đối mặt với tình trạng gấu nâu tấn công con người. Chỉ trong năm 2021, tính đến thời điểm tháng 09, người dân ở khu vực Hokkaido đã thường xuyên thấy gấu nâu di chuyển trong khu dân cư, gây ra những vụ tấn công khiến 11 người thiệt mạng và bị thương. Đây là một vấn đề gây “đau đầu” cho giới chức Nhật Bản.

Gấu nâu Ussuri Nhật Bản. Ảnh: Wikicommons
Gấu nâu Ussuri Nhật Bản. Ảnh: Wikicommons

Tuy nhiên, tình trạng này không phải mới diễn ra trong những năm gần đây mà đã có từ rất lâu, điển hình là vụ án gấu nâu Kesagake sát hại 7 người tại làng Sankebetsu Rokusen-sawa, Hokkaido vào năm 1915, được biết đến với những tên gọi như: “Vụ việc gấu Sankebetsu tấn công” (三毛別羆事件/Sankebetsu higuma jiken), “Vụ việc gấu Rokusen-sawa tấn công” (六線沢熊害事件/Rokusen-sawa yugai jiken) hay “Vụ việc gấu Tomamae tấn công” (苫前羆事件/Tomamae Higuma jiken).

Gấu nâu Ussuri Nhật Bản. Ảnh: Wikicommons
Gấu nâu Ussuri Nhật Bản.
Ảnh: Wikicommons

Trên thực tế, loài gấu thuộc giống Ussuri không thực sự ngủ đông do chúng dễ dàng thức dậy. Tuy to xác, loài gấu này được xác định là động vật ăn tạp, chúng ăn rất nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, bao gồm: quả mọng, rễ cây và chồi cây; nấm; cá; côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ như thỏ, sóc, chồn, chim... Và có lẽ con gấu có tên Kesagake gây ra các cuộc tấn công và tàn sát con người tại Sankebetsu cũng như vậy nếu như không có một loạt tác động xảy ra.

Loài vật đáng sợ tỉnh
dậy
sau giấc ngủ đông

Tháng 12/1915, thời điểm đang xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài việc đối phó với giặc ngoài (Đế quốc Đức), Nhật Bản còn gặp vấn đề trong chính nội bộ quốc gia – cuộc tấn công của gấu nâu.

Đó là một năm mùa đông lạnh giá bao trùm khu vực Sankebetsu Rokusen-sawa, cách bờ biển phía Tây Hokkaido khoảng 11km. Khi ấy, một con gấu nâu thuộc giống Ussuri khổng lồ (kích thước lớn thứ nhì trong bộ ăn thịt, sau gấu trắng Bắc Cực) đã thức dậy sớm trong thời gian ngủ đông, đây là hiện tượng mà người Nhật gọi là “Anamotazu – 穴持たず”. Đói khát và tìm kiếm thức ăn, nó bắt đầu một đợt giết chóc tàn phá nhiều sinh mạng. Do những ghi chép tỉ mỉ của Nhật Bản được lưu giữ từ thời đó, hầu như tất cả chi tiết của các sự kiện đều được biết đến ngày nay.

Phục dựng cảnh gấu nâu tấn công ngôi nhà của dân làng.
Phục dựng cảnh gấu nâu tấn công ngôi nhà của dân làng.
Ảnh: Wikipedia

Mọi chuyện bắt đầu vào một buổi sáng giữa tháng 11, khi một con gấu nâu xuất hiện trước cửa nhà gia đình Ikeda. Lần gặp gỡ đầu tiên với con gấu rất đáng sợ nhưng về cơ bản là vô hại, vì nó chỉ lấy một ít bắp và bỏ đi ngay sau đó. Mặc dù còn quá sớm để một con gấu thức dậy, nhưng các cuộc “gặp gỡ” với động vật hoang dã không phải là hiếm trong khu vực nên người dân không quá hoang mang.

Phục dựng cảnh gấu nâu tấn công ngôi nhà của dân làng.
Phục dựng cảnh gấu nâu tấn công
ngôi nhà của dân làng.
Ảnh: Wikipedia

Có lẽ vì thức dậy giữa mùa đông, những thức ăn mà loài gấu thường ăn đang khan hiếm nên con gấu này lại tiếp tục xuất hiện tại gia đình Ikeda vào ngày 20/11. Điều này khiến người đứng đầu gia đình lo lắng, ông gọi con trai mình cùng một số bạn bè ở làng lân cận đến hỗ trợ.

Ngày 30/11, con gấu xuất hiện một lần nữa, bị bắn và bị thương. Nó chạy thoát nhưng vẫn tạo nên những vệt máu trên đường đi. Người nhà Ikeda lần theo dấu vết trên con đường mòn dẫn vào núi Onishika, tuy nhiên nhanh hóng bị mất dấu. Tin rằng nó sẽ không quay trở lại nữa vì đã bị thương do đạn bắn, người dân đã dừng việc tìm kiếm. Nhưng họ đã mắc sai lầm.

Bắt đầu chuỗi
ngày kinh hoàng

Chỉ sau 1 tuần, vào ngày 09/12, con gấu đã quay trở lại. Tại gia đình Ota lúc này chỉ có Abe Mayu, vợ của chủ gia đình Ota, đang trông một đứa trẻ có tên là Hasumi Mikio, con của một người bạn. Khi đột nhập vào nhà, con gấu đã nhắm vào đứa bé, tấn công khiến đứa trẻ tử vong ngay lập tức. Sau đó, Mayu trở thành mục tiêu tiếp theo, cô cố gắng chống lại nó bằng những khúc củi nhưng bị nó ngoạm chặt và kéo vào rừng. Khi những người hàng xóm đến nơi, họ phát hiện ra ngôi nhà trong tình trạng xập xệ với những vũng máu trên sàn. Hài cốt của Mayu sau đó được dân làng tìm thấy dưới một gốc cây, bị chôn vùi trong tuyết nhưng không còn nguyên vẹn.

Bản sao bên trong ngôi nhà của gia đình Ota. Ảnh: Babi Hijau
Bản sao bên trong ngôi nhà của gia đình Ota.
Ảnh: Babi Hijau

Những người trong làng nhanh chóng thành lập một đội tìm kiếm và truy lùng gấu. Cuối cùng, họ xác định con gấu đang ở phạm vi cách khu rừng 150m. Nhanh chóng, 5 người trong đoàn tìm kiếm đã bắn vào con gấu nhưng chỉ 1 viên đạn trúng mục tiêu, tuy nhiên lại không khiến con vật mất mạng và nó tiếp tục trốn thoát. Cả ngôi làng rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ vì không biết khi nào con thú sẽ quay trở lại, khi lúc này nó đã trở nên giận dữ và khát máu hơn trước. Nhiều dân làng có vũ trang đến nhà Ota để canh gác và thêm 50 lính canh được triển khai tại nhà hàng xóm của họ, gia đình Miyouke. Trong đêm, con gấu xuất hiện trong sân của gia đình Ota. Một trong những người đàn ông đã bắn nó, nhưng trượt. Những người bảo vệ từ trang trại lân cận đã đến để hỗ trợ nhưng vào thời điểm đó, con gấu một lần nữa biến mất.

Bản sao bên trong ngôi nhà của gia đình Ota. Ảnh: Babi Hijau
Bản sao bên trong ngôi nhà của gia đình Ota.
Ảnh: Babi Hijau
Tái hiện lại cảnh con gấu xông vào nhà và sát hại người dân. Ảnh: exequy.wordpress
Tái hiện lại cảnh con gấu xông vào nhà
và sát hại người dân.
Ảnh: exequy.wordpress

Tại gia đình Miyouke lúc này còn có một số phụ nữ cùng con cái của họ bên trong, bao gồm cả Yayo, vợ của Miyouke. Nhưng sau đó, một số người bảo vệ đã di chuyển khỏi ngôi nhà để kiểm tra khu vực xung quanh. Tận dụng thời gian này, con gấu đã lẻn vào nhà Miyouke. Lúc này, bên trong, Yayo đang chuẩn bị bữa ăn trong khi cõng một trong những đứa con của cô trên lưng. Khi nghe thấy tiếng động bên ngoài, cô đã đề phòng nhưng quá muộn, con gấu đã xuất hiện ngay phía sau.

Yayo cố gắng chạy thoát thân nhưng không may vấp té, khi chưa kịp định thần, con gấu đã tấn công cô và cắn vào lưng đứa trẻ. Lúc này, Odo, người bảo vệ còn lại bên ngoài ngôi nhà khi nghe thấy tiếng động bên trong, anh mở cửa khiến con vật bị phân tâm, rời khỏi Yayo và tấn công Odo. Trong khi cố gắng tự vệ, anh đã bị con gấu đánh vào lưng. Sau đó, nó tiếp tục sát hại con trai thứ ba của Yayo. Người phụ nữ còn lại trong căn nhà là Take Saito lúc ấy đang mang thai. Cô cầu xin con gấu tha cho đứa con chưa chào đời của mình trước khi nó tấn công. Sau khi Saito bị sát hại, thai nhi vẫn còn sống trong cơ thể của cô, nhưng đã chết một thời gian ngắn sau đó.

Tái hiện lại cảnh con gấu xông vào nhà và sát hại người dân. Ảnh: exequy.wordpress
Tái hiện lại cảnh con gấu xông
vào nhà và sát hại người dân.
Ảnh: exequy.wordpress

Bằng cách nào đó, Yayo đã trốn thoát và báo tin cho những người lính canh. Lúc này con gấu vẫn còn ở trong nhà. Một số ý kiến cho rằng nên đốt căn nhà để thiêu chết con gấu, tuy nhiên Yayo ngăn cản ý định này vì cô hi vọng vẫn còn người sống sót ở bên trong. Vì thế họ đã đổi chiến thuật, các lính canh sau đó chia nhau thành hai ngả: một ở phía sau nhà và một ở phía trước.

Ảnh: DinoAnimals
Ảnh: DinoAnimals
Yamamoto Heikichi – huyền thoại diệt gấu. Ảnh: kamuycentral
Yamamoto Heikichi – huyền
thoại diệt gấu.
Ảnh: kamuycentral

Rất nhanh sau đó con gấu đã xuất hiện ở cửa trước, mặc dù họ cố gắng dồn vào góc và bắn nó nhưng con gấu nhanh chóng biến mất trong màn đêm. Khi mọi người vào nhà, cảnh tượng đổ máu kinh hoàng hiện ra. Chỉ có 2 đứa trẻ may mắn sống sót sau vụ tấn công. Tổng cộng, 2 đứa trẻ và 1 phụ nữ mang thai đã thiệt mạng tại ngôi nhà ngay trong đêm.

Khi chủ hộ gia đình Miyouke, người đi vắng trong những ngày gấu xuất hiện, phát hiện ra thảm kịch, ông quyết định liên hệ với Yamamoto Heikichi, một thợ săn gấu chuyên nghiệp. Khi nghe kể về vụ tấn công, Heikichi tin rằng thủ phạm là một con gấu có tên là “Kesagake – 袈裟懸け” (tạm dịch: “vết chém chéo từ vai”). Theo ông, con gấu này trước đó đã giết chết 3 phụ nữ. Tuy nhiên Heikichi đã từ chối yêu cầu giúp đỡ của Miyouke, với lý do rằng ông đã từ bỏ công việc này và bán súng để lấy rượu.

Cuộc săn lùng gấu
Kesagake
ở quy mô lớn

Hình ảnh được cho là gấu Kesagake khi bị tiêu diệt. Ảnh: wikipedia
Hình ảnh được cho là gấu Kesagake
khi bị tiêu diệt.
Ảnh: wikipedia

Tin tức về các cuộc tấn công của gấu đến tai chính quyền Hokkaido, và dưới sự lãnh đạo của đồn cảnh sát chi nhánh Hoboro (nay là thị trấn Haboro), hai ngày sau, một đội bắn tỉa của chính phủ được thành lập gồm 60 người đàn ông, trong đó có Yamamoto Heikichi, sau khi được thuyết phục. Vào ngày 13/12, con gấu lại xâm nhập ngôi nhà của gia đình Ota, lấy hết lương thực dự trữ, sau đó tiếp tục đột nhập thêm 8 ngôi nhà trước khi quay trở lại núi.

Cùng đêm đó, họ đã phát hiện ra gấu Kesagake và bắn vào nó nhưng một lần nữa thất bại. Một nhóm nhỏ do Heikichi dẫn đầu đã được tập hợp để lần theo vết máu và dấu chân của con gấu bị thương. Heikichi, người biết rất rõ thói quen của Kesagake, đã tìm ra nó dưới gốc cây sồi Nhật Bản. Ông quyết định hành động chỉ với một người đàn ông đi cùng và hai người đã âm thầm di chuyển đến cách con gấu 20m rồi nổ súng. Viên đạn bắn thẳng vào tim Kesagake, phát tiếp theo trúng vào đầu. Sau hai cú bắn chí mạng, con quái vật cuối cùng cũng ngã xuống, khi đó nó nặng khoảng 340kg và cao hơn 2,7m.

Hình ảnh được cho là gấu Kesagake khi bị tiêu diệt. Ảnh: wikipedia
Hình ảnh được cho là gấu Kesagake
khi bị tiêu diệt.
Ảnh: wikipedia

Một cuộc mổ xác đã được thực hiện trên con gấu và bộ phận của các nạn nhân được tìm thấy trong dạ dày của nó. Tại thời điểm đó, hộp sọ và bộ lông của con gấu được lưu giữ, nhưng chúng đã bị thất lạc nên đến nay không còn bất kỳ dấu vết nào của gấu Kesagake.

Hậu thảm kịch và những
vết thương để lại

Đài tưởng niệm vụ tấn công của gấu nâu. Ảnh: さえぼー
Đài tưởng niệm vụ tấn công của gấu nâu.
Ảnh: さえぼー

Về sau chỉ có Yayo, sau khi được chữa trị vết thương ở đầu, đã bình phục hoàn toàn. Còn Miyouke Umekichi, người bị con gấu cắn khi đang được cõng trên lưng mẹ đã qua đời sau đó chưa đầy ba năm vì những vết thương dai dẳng. Odo cũng bình phục sau chấn thương nhưng vào mùa xuân sau đó 1 năm, anh đã bị rơi xuống sông và tử vong.

Không lâu sau những sự kiện bi thảm này, nhiều người dân trong làng bỏ đi vì lo sợ sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công của gấu, khiến Rokusen-sawa trở thành một thị trấn ma. Ngày nay, ở Rokusen-sawa, có một ngôi đền trong rừng, gần cầu Uchidome bắc qua sông Sankebetsu, được gọi là “Địa điểm tưởng nhớ sự cố gấu nâu Sankebetsu - Sankebetsu Higuma Jiken Fukugen Genchi”. Tại đây, câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, với một ngôi nhà nguyên bản từ thời kỳ đó đã được trùng tu và tấm bảng giải thích đầy đủ về các sự kiện đã xảy ra.

Đài tưởng niệm vụ tấn công của gấu nâu. Ảnh: さえぼー
Đài tưởng niệm vụ tấn công của gấu nâu.
Ảnh: さえぼー

Rất nhiều giả thuyết được đặt ra về lý do Kesagake tấn công con người. Một số nhà khoa học cho rằng, chính việc thức dậy sớm hơn trong mùa đông đã khiến nó trở nên hung dữ. Bên cạnh đó, nạn tàn phá rừng đã khiến nguồn thức ăn tự nhiên của loài gấu bị mất đi khiến chúng phải kiếm ăn trong khu vực của con người, từ đó gây ra những cuộc tấn công bi thảm.

Tác giả Yamakei Bunko đã tái hiện lại vụ tấn công này qua manga. Ảnh: yamakei
Tác giả Yamakei Bunko đã tái hiện lại
vụ tấn công này qua manga. Ảnh: yamakei