eMagazine
Hồn ma không chân kamikakushi kamikakushi nỗi kinh hoàng tại những nhà ga vắng vẻ

“Kamikakushi” (神隠し) được người Nhật sử dụng để nói về hiện tượng con người đột ngột biến mất do các thế lực thần linh bí ẩn gây ra. Thuật ngữ này đã từng được đạo diễn lừng danh Hayao Miyazaki sử dụng để đặt cho tên gốc tiếng Nhật của anime huyền thoại Spirited Away (2001). Ngỡ chỉ là truyền thuyết, nhưng thực tế, tại Nhật Bản đã từng xảy ra nhiều vụ án mất tích bí ẩn, được gọi với cái tên “vụ mất tích Kamikakushi”.

Bài viết: RinThiết kế: RotoẢnh: cdnb.artstation.com

Bố mẹ của Chihiro biến thành heo sau khi ăn thức ăn ở Vùng đất linh hồn. Ảnh: dailydot/ Phim “Sprited Away” (2001).
Bố mẹ của Chihiro biến thành heo sau khi ăn thức ăn ở Vùng đất linh hồn.
Ảnh: dailydot/ Phim “Sprited Away” (2001).

Tựa đề gốc của bộ phim “Spirited Away – Vùng đất linh hồn” nổi danh khắp thế giới là “千と千尋の神隠し – Sen to Chihiro no Kamikakushi”. Trong phim, cả gia đình của Chihiro đã lạc vào một vùng đất kỳ bí và bố mẹ cô bé bất ngờ bị biến thành heo sau khi ăn thức ăn ở đây, buộc Chihiro phải bước vào hành trình giải cứu họ.

Bố mẹ của Chihiro biến thành heo sau khi ăn thức ăn ở Vùng đất linh hồn. Ảnh: dailydot/ Phim “Sprited Away” (2001).
Bố mẹ của Chihiro biến thành heo sau khi ăn thức ăn ở Vùng đất linh hồn.
Ảnh: dailydot/ Phim “Sprited Away” (2001).

Giống với gia đình Chihiro sa vào bàn tay của những thế lực thần linh bí ẩn, trong thời hiện đại, nhiều người Nhật cũng rơi vào tình huống tương tự và mất tích không một dấu vết để lại. Họ được cho là bị bắt cóc bởi các yêu quái như “天狗 – Tengu – Thiên cẩu” hay “狐 – Kitsune – Hồ ly”, nên đôi khi các vụ mất tích này còn được gọi là Tengu Kakushi (天狗隠し). Các đối tượng bị bắt cóc bởi thần linh thường là trẻ em, nhưng đôi khi vẫn có trường hợp là người lớn.

Từ năm 1989 đến nay, đã có 3 vụ án mất tích Kamikakushi nổi tiếng gây chấn động Nhật Bản bởi tính chất ly kỳ khi các nạn nhân “bốc hơi” không để lại bất kỳ dấu vết nào. Dù một lực lượng lớn cảnh sát Nhật Bản vào cuộc nhưng các vụ án vẫn rơi vào bế tắc và trở thành dấu chấm hỏi lớn đến tận ngày nay. Trong phần 1 này, hãy cùng Kilala khám phá vụ án Kamikakushi nổi tiếng nhất.

Vụ mất tích bé trai
Matsuoka Shinya 4 tuổi
ở tỉnh Tokushima

Vào ngày 07/03/1989, cậu bé Matsuoka Shinya (松岡伸矢), 4 tuổi, cùng gia đình đến thăm một người họ hàng ở thị trấn Sadamitsu (nay là thị trấn Tsurugi), tỉnh Tokushima, tuy nhiên, khi bố mẹ mới rời mắt khỏi cậu trong vòng 20 giây, Shinya đã đột ngột biến mất.

Trước khi vụ mất tích diễn ra

Chân dung của cậu bé Shinya Matsuoka, 4 tuổi cùng mẹ Keiko và em trai 2 tuổi. Ảnh: kowaiohanasi
Chân dung của cậu bé Shinya Matsuoka, 4 tuổi cùng mẹ Keiko và em trai 2 tuổi. Ảnh: kowaiohanasi

Gia đình của Shinya Matsuoka gồm 5 thành viên: cha là Masanobu, mẹ Keiko, chị gái 7 tuổi, Shinya 4 tuổi và em trai út lúc đó chỉ mới 2 tuổi, sống tại thành phố Ushiku, tỉnh Ibaraki. Trước đó, Masanobu làm lập trình viên cho một công ty máy tính trong nước, nhưng sau khi vợ chồng đã mua được nhà ở Ushiku, ông chuyển sang làm việc cho một công ty máy tính của nước ngoài vào đầu năm 1989. Sau khi chuyển sang công việc mới, ông vẫn phải thường xuyên tăng ca đến khuya và đi làm vào những ngày nghỉ, do vậy, Masanobu có rất ít thời gian chơi đùa cùng các con.

Chân dung của cậu bé Shinya Matsuoka, 4 tuổi cùng mẹ Keiko và em trai 2 tuổi. Ảnh: kowaiohanasi
Chân dung của cậu bé Shinya Matsuoka, 4 tuổi cùng mẹ Keiko và em trai 2 tuổi. Ảnh: kowaiohanasi
Ngôi nhà của người họ hàng ở thị trấn Sadamitsu, nơi Shinya mất tích một cách bí ẩn. Ảnh: Youtube mkkts1
Ngôi nhà của người họ hàng ở thị trấn Sadamitsu, nơi Shinya mất tích một cách bí ẩn. Ảnh: Youtube mkkts1

Vào ngày 05/03/1989, mẹ của Keiko đột ngột qua đời nên Masanobu đã xin nghỉ phép và nhanh chóng đưa cả gia đình đến nhà bố mẹ vợ tại thành phố Komatsushima, tỉnh Tokushima để tham dự lễ tang vào ngày 06/03. Buổi tối ngày diễn ra tang lễ, gia đình Masanobu đã ghé thăm nhà họ hàng của bà xã Keiko ở thị trấn Sadamitsu cách nhà bố mẹ vợ khoảng 1 giờ đi ô tô và ở lại qua đêm.

Ngôi nhà của người họ hàng ở thị trấn Sadamitsu, nơi Shinya mất tích một cách bí ẩn. Ảnh: Youtube mkkts1
Ngôi nhà của người họ hàng ở thị trấn Sadamitsu, nơi Shinya mất tích một cách bí ẩn. Ảnh: Youtube mkkts1

Vào ngày hôm sau, ngày 7/3, khoảng 8h15 phút sáng, Masanobu dắt theo 3 người con cùng con của họ hàng đi dạo xung quanh vì phong cảnh nơi đây khá đẹp.

Ngôi nhà của người họ hàng này được xây dựng trên một sườn núi cao 200m, xung quanh không có ai khác sinh sống. Nơi đây cũng chỉ có duy nhất một con đường dẫn từ thành phố lên núi nên phong cảnh rất yên tĩnh và thanh bình. Đi bộ khoảng 10 phút, Masanobu đã đưa bọn trẻ trở về nhà cho kịp bữa sáng, ông nhớ rằng con trai Shinya cũng đã đi theo đến cửa trước ngôi nhà. Tuy nhiên, Shinya vẫn muốn đi dạo thêm nên chiều lòng con, Masanobu đã trở vào nhà và giao đứa con trai út cho vợ. Ông quay lại cửa trước chỉ sau khoảng 20 giây, nhưng Shinya đã không còn ở đó.

Hành trình tìm kiếm ly kỳ

Ngay khi không trông thấy Shinya, Masanobu đã lập tức tìm kiếm con trai ở khu vực xung quanh nhưng vẫn không thấy bóng dáng cậu bé 4 tuổi. Người nhà cùng lực lượng cứu hoả cũng vào cuộc nhưng không có kết quả. Vì vậy, vào lúc 10h sáng, gia đình Masanobu đã gọi điện báo cảnh sát. Trong cùng ngày, một cuộc tìm kiếm lớn với tổng cộng 100 người diễn ra trong núi bởi nhiều khả năng cậu bé đã bị lạc vào đây. Đến ngày 8/3, cảnh sát huy động hơn 200 người gồm 100 cảnh sát cơ động của tỉnh cùng thành viên của Sở cứu hoả tỉnh, đội cứu hoả địa phương và người dân trong vùng. Cuộc tìm kiếm kéo dài đến 3 tháng sau nhưng cuối cùng vẫn không thể tìm thấy Shinya bé bỏng.

Bài báo về vụ án mất tích Shinya đăng trên báo Yahoo News. Ảnh: mibadii.blogspot
Bài báo về vụ án mất tích Shinya đăng trên báo Yahoo News. Ảnh: mibadii.blogspot
Ảnh vệ tinh chụp từ trên cao với viền đỏ là khu vực Shinya mất tích. Ảnh: ameblo.jp
Ảnh vệ tinh chụp từ trên cao với viền đỏ là khu vực Shinya mất tích. Ảnh: ameblo.jp

Sở cảnh sát thị trấn Sadamitsu đã tiến hành khám xét rất kỹ lưỡng khu vực xung quanh nhà người họ hàng và họ loại trừ khả năng cậu bé đã gặp tai nạn vì nhiều lý do. Ngôi nhà nằm gần cuối con đường và chỉ có duy nhất một lối đi này, vào thời điểm cậu bé mất tích, một người làm ruộng cách đó 100m nói rằng không thấy bất kỳ chiếc xe ô tô nào đi qua. Thêm vào đó, người ngoài không ai biết rằng gia đình Masanobu đã đến ở qua đêm tại nhà người họ hàng, cũng không có bất kỳ vụ tai nạn giao thông nào xảy ra ở khu vực xung quanh.

Ảnh vệ tinh chụp từ trên cao với viền đỏ là khu vực Shinya mất tích. Ảnh: ameblo.jp
Ảnh vệ tinh chụp từ trên cao với viền đỏ là khu vực Shinya mất tích. Ảnh: ameblo.jp

Cuộc điện thoại bí ẩn

Sau khi Shinya mất tích, cảnh sát đã gắn máy ghi âm vào điện thoại của nhà người họ hàng. Vào đêm ngày 15/03, một ngày trước khi gia đình Masanobu trở lại thành phố Ushiku, xuất hiện một cuộc điện thoại lạ muốn gặp Keiko – mẹ của Shinya. Ban đầu, Masanobu đã bắt máy và ở đầu dây bên kia là một người phụ nữ lạ nói phương ngữ của vùng Tokushima với âm điệu cao lên ở cuối câu. Người này hỏi rằng: “Xin chào, xin phép hỏi cô Matsuoka có nhà không?”. Sau đó, Masanobu đã chuyển máy cho vợ. Người phụ nữ giới thiệu mình là đại diện phụ huynh ở nhà trẻ, muốn gửi số tiền quyên góp hỗ trợ cho gia đình của Masanobu và hỏi cách thức để chuyển số tiền. Lúc này, Keiko đã hỏi lại để xác nhận có phải là nhà trẻ Seikei, nơi Shinya theo học không, đầu dây bên kia trả lời là phải. Sau đó, Keiko hỏi thêm “Có phải con chị học chung lớp với con tôi không?”, người phụ nữ lạ kia tự nhận mình là mẹ của bé Nakahara Mariko. Cuối cuộc điện thoại, Keiko cho biết ngày mai họ sẽ trở về nhà và bảo người phụ nữ đến thẳng nhà mình, người này đã đồng ý.

Tuy nhiên, vào ngày 17/03, khi gia đình Masanobu trở về nhà ở thành phố Ushiki, tỉnh Ibaraki, người phụ nữ lạ kia đã không đến và cũng không hề liên lạc lại. Mấy hôm sau, Keiko đã liên hệ với nhà trẻ nhưng sự thật là không có học sinh nào tên Nakahara Mariko và cũng không có chuyện quyên góp tiền hỗ trợ.

Đã xuất hiện một điện thoại kỳ lạ muốn gặp Keiko–mẹ của Shinya một ngày trước khi họ trở về thành phố Ushiki. Ảnh: Istock Đã xuất hiện một điện thoại kỳ lạ muốn gặp Keiko–mẹ của Shinya một ngày trước khi họ trở về thành phố Ushiki. Ảnh: Istock
Đã xuất hiện một điện thoại kỳ lạ muốn gặp Keiko–mẹ của Shinya một ngày trước khi họ trở về thành phố Ushiki. Ảnh: Istock

Có thể nói đây là một người biết rõ về gia đình Matsuoka nhưng điều này cũng không giúp ích được gì cho vụ án mất tích này, vì ngay sau đó, Masanobu đã lập tức liên lạc với cảnh sát tỉnh Tokushima, và lạ lùng thay, băng ghi âm cuộc điện thoại hôm đó đã bị mất, mọi manh mối từ đây bị cắt đứt và vụ án rơi vào ngõ cụt.

Lời khai của các nhân chứng
trên khắp nước Nhật

Dù vô cùng đau lòng trước sự mất tích bí ẩn của cậu con trai bé nhỏ chỉ mới 4 tuổi nhưng gia đình Masanobu vẫn không ngừng hy vọng và liên tục tìm kiếm con. Masanobu đã nghỉ công việc lập trình viên và chuyển sang kinh doanh tự do để có nhiều thời gian tìm con hơn. Ông đã cung cấp thông tin của Shinya cùng số điện thoại của mình và phát trên truyền hình 50 lần, để bất kỳ ai nhìn thấy Shinya có thể liên lạc ngay.

Ông Masanobu (góc bên phải) đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh tự do để đi khắp nơi tìm kiếm cậu con trai Shinya mất tích. Ảnh: Youtube mkkts1
Ông Masanobu (góc bên phải) đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh tự do để đi khắp nơi tìm kiếm cậu con trai Shinya mất tích. Ảnh: Youtube mkkts1

Kể từ đây, có rất nhiều lời khai của các nhân chứng trên khắp nước Nhật cho rằng mình đã từng gặp Shinya. Đầu tiên, vào tháng 5/1989, một nhân chứng sống ở tỉnh Tokushima đã nói rằng mình trông thấy một người đàn ông khả nghi dắt theo một đứa trẻ giống với Shinya trên cầu cảng Bentenhama, thị trấn Hiwasa, tỉnh Tokushima, đây là một trong những cảng biển mà các tàu của Triều Tiên thường lui tới. Nhân chứng đã biết đến vụ mất tích Shinya nên cố gắng nhìn kỹ vào mặt bé trai để xác nhận, tuy nhiên, người đàn ông nọ đã ngay lập tức giấu đứa trẻ và sau đó, cả hai rời đi trên một chiếc xe khách màu trắng.

Ông Masanobu (góc bên phải) đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh tự do để đi khắp nơi tìm kiếm cậu con trai Shinya mất tích. Ảnh: Youtube mkkts1
Ông Masanobu (góc bên phải) đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh tự do để đi khắp nơi tìm kiếm cậu con trai Shinya mất tích. Ảnh: Youtube mkkts1
Bà Keiko – mẹ của Shinya luôn không ngừng tìm kiếm con trai bé bỏng. Ảnh: Youtube mkkts1Bà Keiko – mẹ của Shinya luôn không ngừng tìm kiếm con trai bé bỏng. Ảnh: Youtube mkkts1
Bà Keiko – mẹ của Shinya luôn không ngừng tìm kiếm con trai bé bỏng. Ảnh: Youtube mkkts1

Vào tháng 4/1990, một bà nội trợ ở tỉnh Tokushima gọi điện thoại đến nhà họ hàng của gia đình Masanobu ở thị trấn Sadamitsu, nói rằng mình chắc chắn đã thấy Shinya trong thị trấn và ngay lập tức đến sở cảnh sát tỉnh Tokushima để đưa lời khai. Tuy nhiên, khi Masanobu biết được tin tức này, ông nhanh chóng gọi điện lại cho sở cảnh sát thì người cảnh sát phụ trách lại nói rằng cha mình vừa qua đời nên đã chỉ ghi chép lại và không để tâm nhiều đến lời khai này.

Trong cùng năm 1990, một người nội trợ khác cũng nói rằng: “Tôi đã nhìn thấy cậu bé giống hệt với Shinya trên TV trước cửa hàng tạp hoá ở thành phố Yonezawa, tỉnh Yamagata”. Ngay khi nhận được lời khai của nhân chứng này, Masanobu đã đến Yonezawa và làm các tấm áp phích lớn có hình Shinya để dán xung quanh cửa hàng tạp hoá cũng như công viên Kamisugi gần đó.

Năm 1991, một nhân chứng khác khai rằng từng thấy một cặp phụ huynh dẫn theo Shinya mặc đồ trắng tại chùa Tairyuji (Tokushima), ngôi chùa thứ 21 trong chuyến hành hương 88 ngôi chùa ở Shikoku, nhưng hai người này trông không giống bố mẹ cậu bé cho lắm. Sau khi nghe được điều này, mẹ của Shinya đã đến đền trong suốt nhiều ngày liền để mong tìm được manh mối, nhưng cuối cùng vẫn là nỗi thất vọng tràn ngập.

Tiếp đó, vào năm 1995, có người nói đã thấy cậu bé Shinya ở Hokkaido. Năm 1997, một nữ nhân viên văn phòng kể mình đã nhìn thấy cậu bé giống với Shinya trên tàu điện ngầm ở Yokohama. Cô đã hỏi thăm cậu bé và biết được cậu bị chú dùng bạo lực nên tay cột băng vải trắng. Trước khi xuống ga, cô đã để lại mảnh giấy cùng số điện thoại của mình để cậu bé liên hệ khi cần giúp đỡ, nhưng sau đó không có bất kỳ số điện thoại lạ nào gọi đến.

Bé Shinya khi mất tích mới chỉ 4 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1Bé Shinya khi mất tích mới chỉ 4 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1
Bé Shinya khi mất tích mới chỉ 4 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1
Ảnh mô phỏng bé Shinya khi 16 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1Ảnh mô phỏng bé Shinya khi 16 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1
Ảnh mô phỏng bé Shinya khi 16 tuổi. Ảnh: Youtube mkkts1

Năm 1998, tại vùng Chugoku, một nhân viên ở cửa hàng cho thuê băng đĩa khai báo: một cậu bé có vết thương trên cổ tay, giống với bức ảnh mô phỏng Shinya ở tuổi hiện tại, đã mua một poster phim Titanic. Ngay khi nhân viên đưa cho cậu bé, cậu đã đưa nó lên và nhìn về phía người đàn ông ăn mặc theo phong cách Yakuza ở phía xa để hỏi ý rằng tấm poster này được không. Ngay sau đó, người nhân viên đã báo với quản lý cửa hàng. Hai người chạy ra ngoài để tìm họ nhưng không thấy nên đã báo cảnh sát. Về sau, lời khai này cũng không mang lại manh mối hữu ích nào. Chính vì tính chất ly lỳ, vụ án mất tích của bé Shinya đã được xếp vào vụ mất tích Kamikakushi nổi tiếng nhất Nhật Bản.