eMagazine
0%
“Ông hoàng của thế giới văn học” - Kikuchi Kan
Ảnh: bungeishunju.com

Nếu là người yêu thích văn học Nhật Bản, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Giải thưởng Akutagawa và Giải thưởng Naoki – hai trong số những giải thưởng văn học lớn và vô cùng danh giá tại đất nước mặt trời mọc.

Những giải thưởng này đặt theo tên nhà văn Akutagawa Ryunosuke và Naoki Sanjugo, nhưng lại được khởi xướng bởi một tên tuổi khác: Kikuchi Kan – người được mệnh danh là “ông hoàng của thế giới văn học”.

“Ông hoàng của thế giới văn học” - Kikuchi Kan
Ảnh: bungeishunju.com

Một cuộc đời
ngắn ngủi

Kikuchi Kan tên thật là Kikuchi Hiroshi, sinh ngày 26/12/1888 tại thành phố cảng hiền hòa Takamatsu, tỉnh Kagawa trong một gia đình có 7 anh em. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, chàng thiếu niên Kikuchi đã chuyển lên thủ đô để vào học tại trường Trung học Đệ nhất Tokyo. Ở đó, Kikuchi đã có cơ hội gặp gỡ và kết bạn với Akutagawa Ryunosuke và Kume Masao – những nhân vật quan trọng bậc nhất của văn học Nhật Bản cận đại về sau.

Chân dung nhà văn Kikuchi Kan thời trẻ
Chân dung nhà văn Kikuchi Kan thời trẻ. Ảnh: Wikimedia Commons

Năm 26 tuổi, Kikuchi Kan rời Tokyo và theo học Khoa tiếng Anh tại Đại học Hoàng gia Kyoto. Rời khỏi giảng đường đại học, ông làm việc với vai trò phóng viên tại ban xã hội của tòa soạn Jiji Shinpo và khẳng định vị trí của mình trên văn đàn qua các truyện ngắn “無名作家の日記” (Mumei Sakka no Nikki, tạm dịch: Nhật ký của tác giả vô danh), “恩讐の彼方に” (Onshuu no Kanata ni, tạm dịch: Vượt khỏi hận thù).

Từng có một khoảng thời gian nghiên cứu văn học Anh nhưng Kikuchi lại chịu nhiều ảnh hưởng từ kịch nghệ và văn học Ireland trong phong cách sáng tác. Vì điều này, ông còn được biết đến với tư cách là một nhà viết kịch và đã dịch các tác phẩm kịch Ireland sang bối cảnh nước Nhật. Trong lĩnh vực kịch nghệ, Kikuchi Kan nổi tiếng là bậc thầy dàn dựng kịch một màn (khác với các vở kịch thông thường có nhiều màn, nhiều cảnh).

Chân dung nhà văn Kikuchi Kan thời trẻ
Chân dung nhà văn Kikuchi Kan thời trẻ. Ảnh: Wikimedia Commons

Tài năng kiệt xuất đã đưa Kikuchi Kan trở thành cái tên vô cùng nổi tiếng và được công nhận tại xứ Phù Tang. Tiếc thay, người nghệ sĩ tài hoa đó lại sớm tạ thế ở tuổi 59, vào ngày 6/3/1948 bởi một cơn đau tim. Chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng cố nhà văn đã để lại cho đời hàng loạt tác phẩm có giá trị và tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến nền văn học nước nhà.

Những đóng góp nổi
bật
cho nền văn học
nghệ thuật
Nhật Bản

Tạp chí Bungei Shunju do Kikuchi Kan sáng lập
Tạp chí Bungei Shunju do Kikuchi Kan sáng lập. Ảnh: kosho.or.jp

Sáng lập tạp chí Bungei Shunju

Khởi đầu sự nghiệp trong lĩnh vực xuất bản sau khi tốt nghiệp đại học, nhà văn không chỉ hoạt động với tư cách một phóng viên mà vào năm 1923, ông còn tự mình sáng lập ra tờ nguyệt san Bungei Shunju. Tạp chí này đã trở nên nổi tiếng và mang lại cho Kikuchi sự giàu có tột bậc.

Tạp chí Bungei Shunju do Kikuchi Kan sáng lập
Tạp chí Bungei Shunju do Kikuchi Kan sáng lập. Ảnh: kosho.or.jp

Chủ tịch đầu tiên của
Dai Nippon Film

Tiểu thuyết gia Kikuchi Kan cũng là chủ tịch đầu tiên của Dai Nippon Film thành lập năm 1942, một trong những hãng phim lớn trong thời kỳ hậu chiến của điện ảnh Nhật Bản, nơi sản xuất ra những kiệt tác văn học nghệ thuật và loạt phim ăn khách.

Thành lập Hiệp hội nhà văn
Nhật Bản

Năm 1926, Kikuchi thành lập Hiệp hội Nhà văn Nhật Bản. Đây là một tổ chức cung cấp thu nhập ổn định cho các nhà văn cũng như bảo vệ để họ có quyền tự do viết bất cứ điều gì mà không bị ràng buộc chính trị. Trong thời hiện đại, Hiệp hội đã mở rộng thêm việc hỗ trợ các nhà văn bảo vệ tác quyền.

Khởi xướng Giải thưởng
Akutagawa và Naoki

Giải thưởng Akutagawa là một giải thưởng văn học Nhật Bản được đặt theo tên của tác giả nổi tiếng Akutagawa Ryunosuke, người được xem là cha đẻ của truyện ngắn Nhật Bản đồng thời là một người bạn rất thân của Kikuchi Kan. Nhà văn tài hoa ấy đã tự sát vào năm 1927 ở tuổi 35.

Năm 1935, Kan thành lập Giải thưởng Akutagawa để vinh danh người bạn quá cố của mình. Giải thưởng này được trao tặng cho các tiểu thuyết gia đang lên và chưa được biết đến ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

Hình chụp năm 1919, Kikuchi Kan (ngoài cùng bên trái) và Akutagawa Ryunosuke (thứ nhì từ trái sang)
Hình chụp năm 1919, Kikuchi Kan (ngoài cùng bên trái) và Akutagawa Ryunosuke (thứ nhì từ trái sang). Ảnh: Wikimedia Commons

Người chiến thắng giải thưởng này sẽ nhận được một chiếc đồng hồ bỏ túi kỷ niệm và khoản tiền thưởng một triệu yên. Ngoài ra, tác phẩm văn học của tác giả đoạt giải sẽ có cơ hội được đăng trên tạp chí Bungei Shunju.

Giải thưởng Naoki cũng được Kikuchi khởi xướng vào năm 1935 và trao đồng thời với Giải thưởng Akutagawa - hai lần mỗi năm. Đây là giải thưởng được đặt theo tên của tiểu thuyết gia nổi tiếng Naoki Sanjugo, một người bạn khác của nhà văn Kikuchi. Ông mất năm 1934 ở tuổi 34 vì bệnh viêm não Nhật Bản.

Nhà văn Akutagawa Ryunosuke (trái) và Naoki Sanjugo (phải)
Nhà văn Akutagawa Ryunosuke (trái) và Naoki Sanjugo (phải). Ảnh: quotepark.com, mydramalist.com

Đối tượng mà giải thưởng này hướng đến là những tác giả trẻ, đang lên hoặc còn khá trẻ với những tác phẩm văn học đại chúng xuất sắc nhất. Chính vì vậy, Giải thưởng Naoki được xem là khát khao to lớn đối với những người hoạt động trong lĩnh vực văn học tại xứ sở hoa anh đào.

Ngoài ra, vào năm 1938, Kikuchi Kan cũng thành lập một giải thưởng mang tên mình, ban đầu nhằm tôn vinh các nhà văn từ 46 tuổi trở lên nhưng sau đó đã mở rộng thêm, tôn vinh những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực điện ảnh, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực khác trong văn hóa đại chúng.

Hình chụp năm 1919, Kikuchi Kan (ngoài cùng bên trái) và Akutagawa Ryunosuke (thứ nhì từ trái sang)
Hình chụp năm 1919, Kikuchi Kan (ngoài cùng bên trái) và Akutagawa Ryunosuke (thứ nhì từ trái sang). Ảnh: Wikimedia Commons
Nhà văn Akutagawa Ryunosuke (trái) và Naoki Sanjugo (phải)
Nhà văn Akutagawa Ryunosuke (trái) và Naoki Sanjugo (phải). Ảnh: quotepark.com, mydramalist.com

Một số tác phẩm nổi
bật
trong sự nghiệp
của Kikuchi Kan

Okujou no Kyoujin
(tạm dịch: Người điên trên mái nhà)

Đây là một truyện ngắn nổi tiếng của Kikuchi kể về một người cha và cậu con trai 24 tuổi, có sở thích trèo lên mái nhà để nhìn ra biển.

Với chủ đề về nhận thức trong cuộc sống, sự tỉnh táo và gia đình, câu chuyện được đặt trong bối cảnh tại một hòn đảo nhỏ trên biển vào những năm 1900, xoay quanh gia đình Katsushima được coi là giàu có nhất đảo, bao gồm các nhân vật: Yoshitaro, cậu con trai cả bị gọi là kẻ điên vì leo lên mái nhà; người cha Gisuke; người mẹ Oyoshi; cậu em trai Seujiro và Kichiji - người hầu trẻ trong nhà, có khả năng loại bỏ sự điên rồ trong Yoshitaro.

Bức tranh “Người điên trên mái nhà” được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo
Bức tranh “Người điên trên mái nhà” được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo. Ảnh: momat.go.jp
Bức tranh “Người điên trên mái nhà” được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo
Bức tranh “Người điên trên mái nhà” được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo. Ảnh: momat.go.jp

Chichi Kaeru
(tạm dịch: Người cha trở về)

Vở kịch một màn này do Kikuchi dàn dựng đã được xuất bản năm 1917 trên tạp chí Shinshichou, sau đó chính thức ra mắt vào năm 1920. Là một vở kịch ngắn chỉ dài 30 phút, tác phẩm tập trung vào một cảnh kịch tính duy nhất mang lại sự căng thẳng tột độ trong câu chuyện.

Toàn bộ vở kịch kể về mối quan hệ cha con giữa nhân vật chính Sotaro và con trai cả Kenichiro. Sotaro bị chính con trai mình ghét bỏ vì đã bỏ rơi gia đình. Sau khi cha bỏ đi, Kenichiro với tư cách là con cả đã trở thành trụ cột của gia đình. Xung đột bắt đầu khi người cha bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà.