eMagazine

Bài viết: ÁI THƯƠNGThiết kế: IN191

Vượt qua cách biệt về mặt địa lý, văn hóa lẫn phong cách làm phim, giữa hai nhà sáng tạo đại tài của Studio Ghibli và Pixar xuất hiện một mối liên kết đặc biệt để cùng nhau tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kinh điển, gắn liền với tuổi thơ của bao người.

John Lasseter, một trong những đạo diễn gạo cội nhất của Pixar và Disney, “cha đẻ” của Toy Story đã từng chia sẻ về đạo diễn người Nhật Hayao Miyazaki rằng: “Tôi yêu những bộ phim của ông ấy và học hỏi từ đó. Tôi xem phim của ông ấy để tìm kiếm nguồn cảm hứng”.

Tình bạn đẹp giữa đại
diện của
hai đế chế hùng
mạnh nhất trong
ngành
công nghiệp hoạt hình

Đạo diễn Hayao Miyazaki.
Đạo diễn Hayao Miyazaki. Ảnh: awn

Hayao Miyazaki sinh ngày 5/1/1941 tại Tokyo, là một đạo diễn phim hoạt hình, họa sĩ truyện tranh, nhà biên kịch huyền thoại của Nhật Bản. Ông đã cùng hai người bạn thân của mình, đạo diễn Isao Takahata và nhà sản xuất Toshio Suzuki xây dựng nên xưởng phim Ghibli nổi danh toàn cầu vào ngày 15/06/1985.

Đạo diễn Hayao Miyazaki.
Đạo diễn Hayao Miyazaki. Ảnh: awn

“Bố già” Miyazaki từng giành giải Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất vào năm 2003 với Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn) và kiệt tác này cũng đem về cho ông vô số giải thưởng điện ảnh danh giá khác như giải Phim hay nhất của Viện Hàn lâm Nhật Bản hay giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin. Gần hai mươi năm kể từ ngày phát hành, Spirited Away vẫn duy trì kỷ lục phòng vé nội địa của Nhật Bản với tư cách là bộ phim thành công nhất của đất nước này và chỉ vuột mất ngôi vương vào tay hiện tượng phòng vé Demon Slayer: Kimetsu No Yaiba - The Movie: Mugen Train hồi cuối năm 2020.

Ba nhà sáng lập của Studio Ghibli, từ trái sang: Hayao Miyazaki, Toshio Suzuki, Isao Takahata. Ảnh: Nicolas Guérin
Ba nhà sáng lập của Studio Ghibli, từ trái sang: Hayao
Miyazaki, Toshio Suzuki, Isao Takahata. Ảnh: Nicolas Guérin

Ngoài Spirited Away thì Howl's Moving Castle, My Neighbor Totoro, Princess Mononoke hay The Wind Rises cũng nằm trong số những kiệt tác được nhào nặn dưới tay của vị đạo diễn đại tài này.

Vào năm 2014, Hayao Miyazaki vinh dự được trao tượng vàng Oscar Danh dự (Academy Honorary Award) hay còn gọi là giải Thành tựu Trọn đời. Ông là nhà làm phim Nhật Bản đầu tiên được nhận giải thưởng này kể từ sau Akira Kurosawa - đạo diễn của những thước phim kinh điển như Rashomon, Seven Samurai hay Yojimbo vào năm 1990.

John Lasseter và Hayao Miyazaki tại lễ trao giải Oscar danh dự năm 2014.
John Lasseter và Hayao Miyazaki tại lễ trao giải
Oscar danh dự năm 2014. Ảnh: hollywoodreporter

Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất trong các bộ phim của Studio Ghibli là phong cách hoạt hình đặc trưng của họ. Không quá 10% các bộ phim của Hayao Miyazaki sử dụng đồ họa máy tính; các cảnh được vẽ tay gần như toàn bộ với sự tỉ mỉ đến từng chi tiết để tạo ra những khung hình hoàn hảo, bất kỳ khoảnh khắc nào được cắt ra từ phim cũng sẽ là một bức tranh tuyệt đẹp.

Ba nhà sáng lập của Studio Ghibli, từ trái sang: Hayao Miyazaki, Toshio Suzuki, Isao Takahata. Ảnh: Nicolas Guérin
Ba nhà sáng lập của Studio Ghibli, từ trái sang: Hayao
Miyazaki, Toshio Suzuki, Isao Takahata. Ảnh: Nicolas Guérin
Spirited Away.
Spirited Away. Ảnh: Studio Ghibli
Nhân vật Vô Diện trong anime Spirited Away.
Nhân vật Vô Diện trong anime Spirited Away.
Ảnh: Studio Ghibli

Cách Nhật Bản nửa vòng trái đất, John Lasseter (sinh ngày 12/01/1957) là đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch và nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng người Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với loạt thương hiệu đình đám như: Toy Story, A Bug's Life, Finding Nemo, Cars, Frozen, Coco, Big Hero 6... Tất cả những tác phẩm thành công nhất của Pixar đều có sự góp mặt của Lasseter.

Ông từng giành được 2 giải Oscar cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất với Tin Toy và giải Thành tựu đặc biệt cùng Toy Story.

Nếu phong cách của Ghibli và Hayao Miyazaki gắn liền với phần hình ảnh được vẽ tay tỉ mỉ, trau chuốt thì Lasseter lại là người tiên phong trong việc ứng dụng đồ họa máy tính (CGI) trong sản xuất phim hoạt hình, dẫn đến sự ra đời của Toy Story (1995) - phim hoạt hình dài đầu tiên dựng bằng công nghệ đồ họa máy tính.

John Lasseter.
John Lasseter. Ảnh: geekfeed

Hai vĩ nhân trong ngành công nghiệp phim hoạt hình có cơ hội gặp mặt vào năm 1981. Lúc này, nhóm của Lasseter đã được một nhóm các nhà làm phim hoạt hình Nhật Bản đến từ studio TMS, có trụ sở tại Tokyo, viếng thăm. Và trong số những tài năng đầy tham vọng trong đoàn khách ấy là Hayao Miyazaki, khi ấy ở độ tuổi 40. Trong cuộc họp, ông chủ của Miyazaki đã cho Lasseter và các đồng nghiệp xem một đoạn clip ngắn từ bộ phim đầu tiên của Miyazaki, Lupin III: Castle Of Cagliostro.

Lasseter, người bắt đầu sự nghiệp của mình vào đầu những năm 80 với tư cách một nhà làm phim hoạt hình cho Công ty Walt Disney, kể lại việc mình đã bị mất tinh thần như thế nào vào thời điểm đó. Bởi ông tin rằng hoạt hình nên là một thể loại dành cho mọi lứa tuổi, không chỉ riêng trẻ em, và quan điểm này khác biệt với định hướng cùng những gì “Nhà Chuột” đang làm khi ấy.

John Lasseter Pixar
Ảnh: geekfeed

Sau khi xem đoạn phim của Miyazaki, Lasseter vô cùng ngạc nhiên và hoàn toàn bị khuất phục. Về sau, ông kể lại: “Nó tạo ra một hiệu ứng rất mạnh, vì tôi cảm thấy rằng, đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên tôi được xem có tầm nhìn giải trí hướng đến mọi lứa tuổi. Nó khiến tôi cảm thấy rằng mình không hề đơn độc trên thế giới này”. “Nó lấp đầy tâm hồn tôi bằng một động lực, nói với tôi rằng đây là những gì mình muốn tạo ra”, ông nói thêm.

Kể từ đó, Lasseter trở thành một người hâm mộ cuồng nhiệt của bậc thầy Miyazaki. Ông đã xem đi xem lại nhiều lần bộ phim ấy, và thậm chí khi lần đầu tiên gặp người vợ tương lai của mình, Nancy Tigg, ông đã mời cô đến căn hộ riêng sau bữa tối với một nhóm bạn và khăng khăng muốn mời cô xem đoạn băng ghi hình bộ phim của Miyazaki.

Bộ phim đầu tay của Miyazaki - Lupin III: Castle Of Cagliostro.
Bộ phim đầu tay của Miyazaki - Lupin
III: Castle Of Cagliostro. Ảnh: imdb

"Tôi không đùa với bạn đâu, tôi đã thu hút cô ấy nhờ bộ phim đầu tiên của Hayao Miyazaki. Khi tôi nói rằng phim hoạt hình Nhật Bản đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tôi, thì đó chính là bằng chứng tích cực", ông hài hước chia sẻ.

Về Hayao Miyazaki, quốc tế từng mệnh danh ông là “Walt Disney xứ Nhật” nhưng Miyazaki không coi mình như một "ông lớn" trong lĩnh vực hoạt hình, ông tự nhận là một đạo diễn may mắn khi có thể tự do sáng tạo ra các bộ phim theo ý tưởng cá nhân. Hayao Miyazaki có một cá tính riêng và luôn tận tâm tạo ra thứ nghệ thuật mang đậm chất Nhật, truyền tải những thông điệp nhân văn từ cảm xúc chân thật nhất qua hình thức vẽ tay truyền thống.

Một cảnh trong phim The Wind Rises.
Một cảnh trong phim The Wind Rises.
Ảnh Ghibli
Một cảnh trong phim The Wind Rises.
Ảnh: mecurynews
A Bug’s Life, bộ phim hoạt hình nổi tiếng do Lasseter đạo diễn.
A Bug’s Life, bộ phim hoạt hình nổi tiếng do Lasseter đạo diễn. Ảnh: YTS

Hayao Miyazaki thúc đẩy
nguồn cảm hứng sáng tạo
trong John Lasseter

Năm 2014, tại khuôn khổ hoạt động quảng bá văn hóa “Cool Japan”, dự án tổ chức tại thành phố Tokyo, John Lasseter đã gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành đến đất nước, văn hóa và điện ảnh Nhật Bản cùng biểu tượng hoạt hình Hayao Miyazaki.

Vị đạo diễn đến từ xứ cờ hoa nói: “Tại Pixar hay Disney, khi có vấn đề không thể giải quyết được, chúng tôi thường xem phim của ngài Miyazaki để tìm cảm hứng. Điều đó rất hiệu quả”.

Loạt đồ chơi thiếc của Teruhisa Kitahara là nguồn cảm hứng để Lasseter tạo ra Toy Story.
Loạt đồ chơi thiếc của Teruhisa Kitahara là
nguồn cảm hứng để Lasseter tạo ra Toy Story.
Ảnh: lulu berlu

Một năm rưỡi sau khi Pixar được thành lập, Lasseter thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Nhật Bản vào tháng 11 năm 1987. Tại đây ông đã đến thăm Studio Ghibli và tìm hiểu văn hóa xứ Phù Tang. Ông khám phá cuốn sách của Teruhisa Kitahara và tìm hiểu về các loại đồ chơi bằng thiếc, từ đó sáng tác nên phim ngắn Tin Toy vào năm 1988. Tác phẩm này đã tạo tiền đề phát triển nên loạt phim nổi tiếng Toy Story.

Loạt đồ chơi thiếc của Teruhisa Kitahara là nguồn cảm hứng để Lasseter tạo ra Toy Story.
Loạt đồ chơi thiếc của Teruhisa Kitahara là nguồn cảm hứng
để Lasseter tạo ra Toy Story. Ảnh: lulu berlu
Hai người bạn thân Buzz Lightyear và Woody trong Toy Story.
Hai người bạn thân Buzz Lightyear và Woody
trong Toy Story. Ảnh: Pixar

Theo trang Screen Daily, Lasseter chia sẻ rằng trong khoảng thời gian đến Nhật Bản, ông đã phát triển câu chuyện của riêng mình về tình yêu với đồ chơi, phim ảnh và hoạt hình. Trong quá trình thực hiện Toy Story, Lasseter đã hỏi ý kiến của Miyazaki mỗi khi ông cảm thấy bế tắc trong sáng tạo. Nhờ sự giúp đỡ của vị đạo diễn người Nhật mà Lasseter có thêm sức mạnh để tiếp tục, kiên trì thực hiện nên tác phẩm để đời của mình.

My Neighbor Totoro là bộ phim của “Bố già” mà Lasseter dành nhiều tình cảm nhất.
My Neighbor Totoro là bộ phim của “Bố già” mà
Lasseter dành nhiều tình cảm nhất.
Ảnh: Studio Ghibli
Một cảnh trong Ponyo.
Một cảnh trong Ponyo. Ảnh: Studio Ghibli

Lasseter mô tả My Neighbor Totoro là bộ phim của Miyazaki gây ấn tượng đặc biệt nhất đối với ông. Theo Lasseter, tác phẩm này đã chạm đến trái tim ông cũng như khán giả, ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em lẫn người lớn. Còn Castle In The Sky thì truyền cảm hứng cho Lasseter khắc họa nên những phân cảnh hành động trong A Bug’s Life.

Một cảnh trong Ponyo.
Một cảnh trong Ponyo. Ảnh: Studio Ghibli

Mối quan hệ tương trợ
để cùng nhau tỏa sáng

Ảnh: mecurynews

Nếu Hayao Miyazaki đưa ra lời khuyên, đóng góp ý kiến với tư cách tiền bối và truyền cảm hứng cho Lasseter, thì ở chiều ngược lại, vị đạo diễn của Pixar đã giúp tác phẩm của Miyazaki phổ biến trên thị trường quốc tế. Yêu thích những anime xuất sắc của xưởng phim Ghibli, Lasseter đã góp phần giúp các “đứa con tinh thần” của Miyazaki nổi tiếng toàn cầu.

Ảnh: mecurynews

Miyazaki đã đề nghị Lasseter giúp ông sản xuất cũng như chỉ đạo lồng tiếng Anh cho các bộ phim của mình, tiêu biểu nhất là Spirited Away. Vị giám đốc sáng tạo của Pixar thuyết phục Disney mua bản quyền phân phối và tiếp tục trở thành nhà sản xuất điều hành phiên bản Mỹ của anime này.

Đạo diễn Hayao Miyazaki bên bàn làm việc.
Đạo diễn Hayao Miyazaki bên bàn làm việc.
Ảnh: cinerituel
Totoro xuất hiện trong Toy Story 3.
Totoro xuất hiện trong Toy Story 3. Ảnh: Pixar

John Lasseter còn thực hiện việc lồng tiếng, thêm vào các từ ngữ giải nghĩa để khán giả Mỹ hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc xảy ra trong phim. Nhờ sự vận động, quảng bá của Lasseter mà Spirited Away đã thành công vang dội tại thị trường Mỹ, sau đó đã đoạt giải Oscar danh giá và sở hữu doanh thu cao kỷ lục.

Totoro xuất hiện trong Toy Story 3.
Totoro xuất hiện trong Toy Story 3.
Ảnh: Pixar

Với Lasseter, văn hóa xứ phù Tang là sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống mà Hayao Miyazaki đã làm nổi bật những tinh hoa đó qua các tác phẩm đậm chất thơ và giàu tính nhân văn của ông.

Hai con người khác biệt ấy đã gắn kết bởi nghệ thuật, cùng nhau tương trợ để lan tỏa những gì tinh túy nhất của hoạt hình phương Đông và phương Tây. Tình bạn của họ đã tạo ra một thế giới ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, để tuổi thơ của mỗi chúng ta trở nên đẹp đẽ, đáng nhớ hơn.