eMagazine

Bài: Natsume Thiết kế: in 191

Điều gì làm bạn ấn tượng về phương tiện giao thông cá nhân của mỗi quốc gia? Nếu Việt Nam đặc trưng với xe máy tấp nập ngày đêm, Dubai với số lượng siêu xe dày đặc thì Nhật Bản lại gây bất ngờ bởi những chiếc ô tô “hộp diêm” nhỏ xinh trên đường phố. Đây được xem là phương tiện cá nhân thịnh hành nhất tại xứ Phù Tang.

Kei car là chiếc xe quen thuộc trong cuộc sống người Nhật.
Kei car là chiếc xe quen thuộc trong cuộc sống người Nhật.
Ảnh: japanesenostalgiccar

Kei car, Keijidosha (軽自動車) hay ô tô hộp diêm đều là tên gọi của ô tô mini chở khách, đồ đạc hợp pháp trong nội thành và trên đường cao tốc. Nhưng để chính thức đủ điều kiện trở thành một chiếc xe Kei thì phải thỏa những quy định nghiêm ngặt được đặt ra xung quanh kích thước của xe, thể tích động cơ và công suất điện.

Kei car là chiếc xe quen thuộc trong cuộc sống người Nhật.
Kei car là chiếc xe quen thuộc trong cuộc sống người Nhật. Ảnh: japanesenostalgiccar

Theo các quy định hiện hành, chiều dài tối đa cho phép của Kei car là hơn 3m và chiều rộng là 1,5m; động cơ tối đa là 660cc với công suất 63BHP, mặc dù vẫn còn nhỏ nhưng đây là một cải tiến lớn so với mức cho phép ban đầu vào những năm 40 - chỉ 150cc.

Hiện nay Kei car tại Nhật được phân biệt bởi biển số nhỏ hơn so với thông thường và có màu vàng, chính vì thế nhiều người còn gọi xe Kei là “xe biển số vàng”.

Lịch sử Kei car
tại Nhật

Xe Kei bắt đầu ra đời sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Thời điểm ấy, nhiều người Nhật không đủ tiền mua một chiếc ô tô thông thường. Tuy nhiên, để kích thích sự hồi sinh của ngành công nghiệp xe hơi, cũng như cung cấp một phương thức giao hàng hỗ trợ cho những chủ cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ, các tiêu chuẩn và chủng loại xe Kei đã được tạo ra. Điều này dẫn đến sự khởi đầu của ngành sản xuất xe hơi Kei và một lĩnh vực xe bán lẻ mới bùng nổ.

Kỷ nguyên 1949 – 1975

Chiếc Subaru 360.
Chiếc Subaru 360. Ảnh: Autodaily

Trong khi những chiếc xe Kei ban đầu có động cơ 100cc hai thì hoặc 150cc bốn thì không mấy ấn tượng, điều này đã sớm thay đổi vào năm 1955 khi động cơ 360cc hai và bốn thì lần đầu tiên được tung ra thị trường với mẫu Suzuki Suzulight (1955) và Subaru 360 (1958).

Chiếc Subaru 360.
Chiếc Subaru 360. Ảnh: Autodaily

Vào thời điểm ấy, những chiếc xe Kei có giới hạn tốc độ không vượt quá 40km/h tại khu vực đô thị. Nhưng điều này đã thay đổi khi đến giữa những năm 60, giới hạn tốc độ đã tăng lên 60km/h.

Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng, các nhà sản xuất xe hơi bắt đầu tích hợp thêm nhiều tính năng hơn cho xe Kei, điển hình như: Hộp số tự động (Honda N360, 1968); Phanh đĩa trước (Honda Z GS, 1970)... Nhờ vậy, việc tiêu thụ xe tăng đều đặn, có lúc đạt 750.000 xe vào thời kỳ đỉnh cao năm 1970.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật lại có định hướng khác khi vào năm 1955, Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển một loại “xe quốc dân” với kích thước lớn hơn xe Kei, động cơ bằng hoặc dưới 2.000cc. Loại xe này đã nhận được nhiều ưu đãi về thuế từ Chính phủ thời bấy giờ.

Suzuki Suzulight.
Suzuki Suzulight. Ảnh: retromotor

Tập trung vào dòng xe lớn hơn đồng nghĩa với sự phát triển của Kei car bị kìm hãm, bằng cách loại bỏ các hỗ trợ của chính phủ dành cho loại xe này, cùng tiêu chuẩn khắt khe về mặt khí thải. Kết quả, doanh số bán hàng nhanh chóng sụt giảm đến 80% khi chỉ 150.000 xe được bán ra vào năm 1975. Honda và Mazda bắt đầu “rời bỏ cuộc chơi”.

Kỷ nguyên 1976 - 1990

Các nhà sản xuất đã đồng loạt kêu gọi tăng giới hạn dung tích và kích thước xe, khi tương lai của Kei car đang trên bờ vực thất bại. Cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý tăng giới hạn kích thước động cơ lên 550cc vào năm 1976, đồng thời cho phép chiếc xe có thể dài hơn và rộng hơn.

Suzuki SC100GX Whizzkid là chiếc xe chuyên dùng để xuất khẩu, được trang bị động cơ 4 xi lanh 970cc, khác một chút so với phiên bản nội địa.
Suzuki SC100GX Whizzkid là chiếc xe chuyên dùng để xuất khẩu, được trang bị động cơ 4 xi lanh 970cc, khác một chút so với phiên bản nội địa. Ảnh: retromotor

Sau khi các rào cản được dỡ bỏ, dòng xe Kei dần lớn mạnh và trở nên hấp dẫn hơn nhiều trên thị trường quốc tế. Doanh số xuất khẩu xe tải Kei và xe du lịch Kei đều tăng, nhưng dòng xe tải có phần nhỉnh hơn. Năm 1976, tổng sản lượng xuất khẩu là 74.633 chiếc (tăng 171% so với cùng kỳ năm trước), mặc dù xuất khẩu xe du lịch giảm. Năm 1980, một kỷ lục khác xảy ra khi xuất khẩu tăng 80,3% (lên 94,301 chiếc), trong đó 77,6% là xe tải nhỏ. Thị trường “màu mỡ” nhất của dòng xe này là châu Âu với 17%, chiếm ¼ tổng sản lượng xuất khẩu.

Suzuki SC100GX Whizzkid là chiếc xe chuyên dùng để xuất khẩu, được trang bị động cơ 4 xi lanh 970cc, khác một chút so với phiên bản nội địa.
Suzuki SC100GX Whizzkid là chiếc xe chuyên dùng để xuất khẩu, được trang bị động cơ 4 xi lanh 970cc, khác một chút so với phiên bản nội địa. Ảnh: retromotor

Trong suốt những năm còn lại của thập niên 80, các nhà sản xuất tiếp tục tận dụng tối đa khoản trợ cấp mới của chính phủ, gia tăng nhiều tính năng mới: hệ dẫn động bốn bánh, bộ tăng áp và điều hòa nhiệt độ bắt đầu có mặt trên các mẫu xe Kei, đánh dấu sự khởi đầu của những chiếc xe hộp diêm được yêu thích hiện nay.

Kỷ nguyên 1990 – nay

Vào thời kỳ “bong bóng kinh tế” của Nhật, các quy định về xe Kei đã được sửa đổi vào tháng 3 năm 1990, cho phép động cơ tăng dung tích xi lanh thêm 110cc và chiều dài tổng thể của xe tăng thêm 100mm. Tất cả các nhà sản xuất đều nhanh chóng phát triển các mẫu mới phù hợp với giới hạn này. Trong vòng năm tháng, tất cả các mẫu xe Kei chính đã chuyển từ động cơ 550cc sang 660cc. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng áp đặt giới hạn tốc độ cho ô tô Kei là 140 km/h.

Những thay đổi này đã tạo ra xu hướng cho xe Kei trong những năm tiếp theo, cho đến 2014, khi Chính phủ Nhật Bản công bố tăng thuế đường bộ đối với chủ sở hữu xe Kei đã làm ảnh hưởng đến việc sở hữu loại xe này.

Honda Beat do Pininfarina thiết kế được chế tạo từ năm 1991 đến 1996, trong những năm vinh quang của Kei car. Đây là chiếc xe cuối cùng được Soichiro Honda phê duyệt trước khi ông qua đời vào năm 1991.
Honda Beat do Pininfarina thiết kế được chế tạo từ năm 1991 đến 1996, trong những năm vinh quang của Kei car. Đây là chiếc xe cuối cùng được Soichiro Honda phê duyệt trước khi ông qua đời vào năm 1991. Ảnh: retromotor

Cùng với xu hướng xe điện đang phát triển trên toàn cầu, các nhà sản xuất xe Kei cũng đã cho ra mắt phiên bản thân thiện với môi trường. Năm 2009, Mitsubishi i-MiEV (Mitsubishi Electric Vehicle) là chiếc xe điện đầu tiên xuất hiện. I-MiEV sử dụng động cơ nam châm vĩnh cửu 47kW (63HP).

Honda Beat do Pininfarina thiết kế được chế tạo từ năm 1991 đến 1996, trong những năm vinh quang của Kei car. Đây là chiếc xe cuối cùng được Soichiro Honda phê duyệt trước khi ông qua đời vào năm 1991.
Honda Beat do Pininfarina thiết kế được chế tạo từ năm 1991 đến 1996, trong những năm vinh quang của Kei car. Đây là chiếc xe cuối cùng được Soichiro Honda phê duyệt trước khi ông qua đời vào năm 1991. Ảnh: retromotor

Các mẫu hiện tại sạc qua đêm trong 14 giờ từ nguồn điện 110V tại nhà hoặc trong 30 phút từ các trạm sạc nhanh được lắp đặt tại các địa điểm của hãng. Phạm vi hoạt động là 100km theo quy trình thử nghiệm của EPA Hoa Kỳ và 160km theo quy trình thử nghiệm của Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản.

Vì sao Kei car lại trở thành
“chiếc xe quốc dân”
của Nhật?

Việc chiếc xe nhỏ xinh này xuất hiện nhiều ở những khu vực dân cư tại Nhật đã cho thấy sự gắn bó của người dân nơi đây với xe Kei, vậy nguyên nhân là vì đâu?

Điều hướng dễ dàng ở những con đường đông đúc

Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích đậu xe.
Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích đậu xe.
Ảnh: Car Therlottle

Đường sá Nhật Bản khá đông đúc, giao thông thường rất dày đặc và nhiều con đường dân cư nhỏ. Những chiếc xe bốn bánh nhỏ bé có dung tích tối đa 660cc là lựa chọn hoàn hảo để di chuyển trong điều kiện giao thông này.

Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích đậu xe.
Kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm diện tích đậu xe.
Ảnh: Car Therlottle

Chúng cũng có thể đậu xe dễ dàng ở những bãi đậu xe chật hẹp của Nhật Bản, đây là vấn đề ở nhiều quốc gia có lượng xe lớn. Nếu sống ở một đô thị nhộn nhịp như Tokyo, những chiếc xe nhỏ này có thể phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Chi phí bảo trì thấp

Với dung tích động cơ từ 660cc trở xuống, những chiếc xe này không cần nhiều bộ phận đắt tiền như phanh lớn hơn hoặc túi khí mạnh hơn. Theo thời gian, nó cũng đồng nghĩa với chi phí bảo trì thấp hơn. Xe Kei cũng tạo ra lượng khí thải thấp hơn, làm giảm mức độ ô nhiễm không khí khi lái xe ở các thành phố lớn như Tokyo hoặc Osaka.

Giá bán hợp túi tiền

Vì nhỏ nên giá của các dòng xe Kei thấp hơn một chiếc ô tô cỡ thường. Chúng có giá trung bình khoảng 10.000 USD, thấp hơn nhiều so với một chiếc ô tô cơ bản như Toyota Corolla và Honda Civic. Ngoài ra, Kei car giúp tiết kiệm thuế và lệ phí khi lái xe trên nhiều con đường ở Nhật vì động cơ nhỏ của chúng.

Chiếc Subaru Sambars năm 1960 chuyên dùng để chở hàng.
Chiếc Subaru Sambars năm 1960 chuyên dùng để chở hàng. Ảnh: retromotor

Chi phí bảo hiểm vừa phải

Trong nhiều trường hợp, chi phí bảo hiểm của những chiếc xe này thấp hơn mức trung bình vì kích thước nhỏ. Các tài xế có nguyện vọng có thể được hỗ trợ khoản vay lãi suất thấp thông qua văn phòng chính quyền địa phương nếu họ hội đủ điều kiện, chẳng hạn như trẻ tuổi hoặc có thu nhập thấp.

Không cần đăng ký hàng năm

Chủ sở hữu xe Kei cũng có thể được hưởng lợi từ các đặc quyền khác như không cần bằng lái xe quốc tế để lái những chiếc xe này. Ngoài ra, bạn không cần phải đăng ký xe hàng năm với Chính phủ.

eK Wagon – mẫu xe Kei car của Mitsubishi Motors, từng nhận “RJC Car of the Year 2019-2020” – giải thưởng chuyên về xe ô tô của Nhật.
eK Wagon – mẫu xe Kei car của Mitsubishi Motors, từng nhận “RJC Car of the Year 2019-2020” – giải thưởng chuyên về xe ô tô của Nhật. Ảnh: cleartechnology

An toàn khi di chuyển trong nội đô

Xe Kei, giống như tất cả các loại xe Nhật Bản, được trải qua các cuộc kiểm tra và thử nghiệm rất nghiêm ngặt. Hầu hết các xe Kei đều hoạt động rất tốt khi thử nghiệm va chạm, mang lại sự an toàn cho người lái xe tương tự như các loại xe lớn thông thường.

Lưu ý rằng loại xe này được tạo ra để hỗ trợ việc di chuyển ở nội thành: dạo quanh thành phố/ thị trấn, mua sắm, đi làm, đi học... nên việc di chuyển xa không được khuyến khích.