eMagazine

Miyamoto Musashi: Huyền thoại kiếm sĩ lừng danh Nhật BảnMiyamoto Musashi: Huyền thoại kiếm sĩ lừng danh Nhật Bản Miyamoto Musashi: Huyền thoại kiếm sĩ lừng danh Nhật Bản

Bài: SusanThiết kế: IN191

Miyamoto Musashi (宮本 武蔵) là một kiếm sĩ có biệt danh "độc cô cầu bại" trong giới Samurai Nhật Bản vì ông chưa bao giờ thua cuộc, kể cả trong trận chiến với bậc thầy kiếm thuật hàng đầu của Nhật Bản Sasaki Kojiro. Musashi sinh ra và lớn lên trong thời Azuchi-Momoyama (1568 – 1603) loạn lạc, khi các cuộc nội chiến diễn ra triền miên, các lãnh chúa thi nhau tranh giành quyền lực. Trên hành trình theo đuổi kiếm thuật để kiếm tìm sự giác ngộ, Musashi đã để lại cho đời nhiều câu danh ngôn bất hủ và đặc biệt, cuốn sách “Ngũ Luân Thư” luận về kiếm pháp và Đạo của một kiếm sĩ đến nay vẫn là tác phẩm gối đầu giường của người đọc trên khắp thế giới.

Thuở ấu thơ gắn liền
với kiếm thuật

Musashi giết một con cá mập núi Yamazame, một sinh vật thần thoại của Nhật Bản tại vùng núi bên kia biên giới thị trấn Echizen, tỉnh Fukui vẽ bởi Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: ja.wikipedia.org
Musashi giết một con cá mập núi Yamazame,
một sinh vật thần thoại của Nhật Bản tại vùng núi
bên kia biên giới thị trấn Echizen, tỉnh Fukui
vẽ bởi Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: ja.wikipedia.org

Miyamoto Musashi (宮本 武蔵) hay còn được gọi là Shinmen Takezo, Miyamoto Bennosuke hoặc bằng Pháp danh Niten Doraku, sinh năm 1584 tại làng Miyamoto, huyện Yoshino, tỉnh Harima, thuộc vùng Honshu phía Tây Nhật Bản. Tình yêu dành cho kiếm thuật của Musashi phần nào chịu ảnh hưởng từ cha của ông – Shinmen Munisai, cũng là một võ sĩ tài ba, bậc thầy về kiếm đạo.

Musashi giết một con cá mập núi Yamazame, một sinh vật thần thoại của Nhật Bản tại vùng núi bên kia biên giới thị trấn Echizen, tỉnh Fukui vẽ bởi Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: ja.wikipedia.org
Musashi giết một con cá mập núi Yamazame,
một sinh vật thần thoại của Nhật Bản tại vùng núi
bên kia biên giới thị trấn Echizen, tỉnh Fukui
vẽ bởi Utagawa Kuniyoshi. Ảnh: ja.wikipedia.org

Khi còn nhỏ, Musashi mắc bệnh chàm và căn bệnh đã làm ảnh hưởng đến tướng mạo của ông. Thêm vào đó, bản tính hoang dã, phá phách của mình đã khiến cho ông bị cả làng xa lánh, xem như đứa con của quỷ.

Do cha mẹ ly hôn, Musashi sống cùng cha ruột và mẹ kế nhưng không hoà hợp. Trong một lần mâu thuẫn với cha, Musashi đã bỏ nhà ra đi và đến sống cùng người chú Dorinbo, một vị sư trong chùa Shoreian từ năm 7 tuổi.

Tài năng kiếm thuật của Musashi đã bộc lộ rất sớm. Vào năm 13 tuổi, ông từng chiến thắng Arima Kihei, một Samurai lớn tuổi hơn trong trận đấu tay đôi chỉ với thanh kiếm gỗ dài 1,8m. Ba năm sau, Musashi lại vướng vào 1 trận đấu sinh tử với kiếm sĩ tài năng Tadashima Akiyama và tất nhiên, chàng thanh niên trẻ tuổi với tài năng thiên bẩm vẫn là người trụ lại sau cùng.

Chân dung Miyamoto Musashi. Ảnh: ja.wikipedia.org
Chân dung Miyamoto Musashi.
Ảnh: ja.wikipedia.org

Đến năm 17 tuổi, Musashi đã cùng Honiden Matahachi, người bạn thân nhất gia nhập vào đội quân của Toyotomi Hideyori. Lúc bấy giờ, vào năm 1600, Nhật Bản chia làm 2 phe phái: phía Đông ủng hộ tướng Tokugawa Ieyasu, người sáng lập Mạc phủ Tokugawa, còn phía Tây theo phe của Toyotomi Hideyori, con trai lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi – người thống nhất Nhật Bản.

Chân dung Miyamoto Musashi. Ảnh: ja.wikipedia.org
Chân dung Miyamoto Musashi.
Ảnh: ja.wikipedia.org

Cả hai đã tham gia vào trận chiến nổi tiếng Sekigahara chống lại phe Mạc phủ Tokugawa. Tuy nhiên trong trận đánh này, quân của Tokugawa đã hoàn toàn thắng lợi, mở đầu cho một triều đại mới kéo dài gần 300 năm. Musashi và Matahachi may mắn sống sót trong trận đánh này, về sau đã thề rằng sẽ làm được những điều vĩ đại trong cuộc đời mình.

Tuy thoát chết, nhưng Musashi trở thành Ronin – một Samurai vô chủ và đi lang thang khắp nơi. Để tránh việc bị truy sát liên tục, ông đã phải thay đổi họ tên. Từ một kẻ lạnh lùng, hoang dã, Musashi đã trưởng thành, thay đổi cả con người, biến mất trong vòng vài năm và bí mật tập luyện ở đảo Kyushu, sau đó tái xuất vào năm 1604 để trở thành một Miyamoto Musashi vĩ đại.

Các trận chiến để
đời của Musashi

Kỹ thuật song kiếm điêu luyện của Musashi. Ảnh: commons.wikimedia.org
Kỹ thuật song kiếm điêu luyện của Musashi. Ảnh: commons.wikimedia.org

Đến tuổi trưởng thành, dường như ngộ ra điều gì đó, Musashi từ bỏ kiếm thép, chỉ dùng kiếm gỗ và không giết chết kẻ thù sau mỗi trận tử chiến nữa. Điển hình là lần đối đầu với lãnh chúa Matsudaira Katsukata. Ông thách đấu với những võ sĩ hàng đầu, giỏi nhất trong thành. Thậm chí, ngay cả lãnh chúa Matsudaira cũng đích thân đối đầu với Musashi khi thuộc hạ đã ngã gục hết. May mắn cho Matsudaira và người của ông là Musashi sử dụng kiếm gỗ và từ bỏ thói quen hạ sát đối thủ. Sau cùng, vị lãnh chúa này đã tâm phục khẩu phục nhận thua rồi mời kiếm khách tài ba Musashi ở lại làm thầy.

Kỹ thuật song kiếm điêu luyện của Musashi. Ảnh: commons.wikimedia.org
Kỹ thuật song kiếm điêu luyện của Musashi.
Ảnh: commons.wikimedia.org

Người đầu tiên Musashi thách đấu chính thức là Yoshioka Seijuro, trưởng nam nhà Yoshioka và cũng là bậc thầy của môn phái Yoshioka. Lời thách đấu được chấp thuận và họ quyết đấu ở phía bắc Kyoto vào năm 1604. Musashi tung ra một đòn đánh vào vai trái của Seijuro, hạ gục ông và làm tê liệt vai trái. Sau đó, Seijuro phải cạo đầu, trở thành nhà sư và truyền lại vị trí chưởng môn phái cho người em trai của mình là Yoshioka Denshichiro.

Chùa Ichijou-ji, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Musashi và lực lượng của gia tộc Yoshioka. Ảnh: Reddit
Chùa Ichijou-ji, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của
Musashi và lực lượng của gia tộc Yoshioka. Ảnh: Reddit

Để trả thù cho anh trai, Denshichiro đã thách đấu với Musashi, cuộc đấu thứ hai này diễn ra tại một ngôi chùa tên Sanjusangen-do ở Kyoto. Lần này, Musashi tiếp tục nhanh chóng hạ gục Denshichiro bằng kiếm gỗ, và đòn tấn công này mạnh tới mức khiến ông mất mạng ngay tại chỗ.

Chùa Ichijou-ji, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Musashi và lực lượng của gia tộc Yoshioka. Ảnh: Reddit
Chùa Ichijou-ji, nơi diễn ra
trận chiến khốc liệt của Musashi và
lực lượng của gia tộc Yoshioka.
Ảnh: Reddit

Chiến thắng này một lần nữa làm tổn hại thanh danh nhà Yoshioka. Lập tức, gia tộc này tập hợp một lực lượng cung thủ, kỵ binh và kiếm sĩ rồi thách đấu Musashi một trận khác gần chùa Ichijou-ji, Kyoto. Musashi đến ngôi chùa vài giờ trước thời điểm quyết đấu, ẩn nấp rồi đột kích và hạ gục Yoshioka Matashichiro, trưởng gia tộc khi ấy mới 12 tuổi và trốn thoát khỏi vòng vây kẻ địch. Để thoát thân, ông buộc phải rút ra thanh kiếm thứ hai để tự vệ. Đây là sự kiện khởi đầu cho phong cách kiếm thuật song kiếm Niten Ichi-ryu (二天一流) của ông. Sau cái chết của Matashichiro, môn phái Yoshioka cũng dần rơi vào suy tàn.

Trận chiến nổi tiếng nhất của Musashi diễn ra vào năm 1612, khi ông đụng độ với đối thủ lớn nhất của mình là Sasaki Kojiro, một kiếm sĩ với kiếm thuật không thua kém gì Musashi. Sasaki Kojiro là kiếm sĩ thuộc gia tộc Hosokawa ở thành Kokura ở đảo Kyushu, nổi tiếng với bí thuật Tsubame gaeshi (秘剣 燕返し), nghĩa là ra tay "thần tốc" như “én liệng trời cao” và sử dụng một thanh trường kiếm dài. Danh tiếng của Kojiro vang dội khắp Nhật Bản thời đó với biệt danh "ác quỷ miền Tây".

 Miyamoto Musashi là người sáng tạo ra trường phái Niten Ichi-ryu (Nhị Thiên Nhất Lưu) sử dụng song kiếm. Ảnh: fijlkam.it
Miyamoto Musashi là người sáng tạo ra
trường phái Niten Ichi-ryu (Nhị Thiên
Nhất Lưu) sử dụng song kiếm. Ảnh: fijlkam.it
Bức tượng miêu tả trận đấu giữa Miyamoto Musashi (phải) và Sasaki Kojiro. Ảnh: Japan Travel
Bức tượng miêu tả trận đấu giữa
Miyamoto Musashi (phải)
và Sasaki Kojiro. Ảnh: Japan Travel

Musashi thách đấu với Kojiro thông qua một quan chức tại Kokura, đồng thời là đệ tử cũ của cha mình và được chấp thuận.

Trận chiến này diễn ra trên một hòn đảo nhỏ có tên là Funajima (đảo Ganryujima), nằm giữa Honshu và Kyushu. Musashi đến điểm hẹn rất muộn và để Kojiro đợi 3 tiếng khiến ông ta rất tức giận. Khi đang trên thuyền tới địa điểm quyết chiến, ông tự đẽo một cây kiếm gỗ từ mái chèo của mình. Khi trận huyết chiến diễn ra bên bờ biển, Musashi đã sử dụng cây kiếm gỗ vừa đẽo xong để đánh bại và giết chết Kojiro chỉ với một đòn trực diện vào đầu.

Chùa Ichijou-ji, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Musashi và lực lượng của gia tộc Yoshioka. Ảnh: Reddit
Tranh tái hiện lại trận đấu của Musashi với Sasaki Kojiro. Ảnh: mag.japaaan.com

Sau sự kiện này, Musashi cảm thấy bản thân đã đạt đến đỉnh cao nhất của một kiếm sĩ, ông từ bỏ sự nghiệp chiến đấu mặc dù vẫn tiếp tục dạy học cho một số môn đồ. Sau này, ông cũng góp công trong việc áp chế quân nổi loạn Shimabara vào năm 1637. Ông qua đời vào năm 1645, lý do được cho là bị ung thư phổi, sau khi hoàn thành tác phẩm để đời Ngũ Luân Thư.

Ngũ Luân Thư, sách gối
đầu giường của các đạo sĩ

Ngũ Luân Thư phiên bản tiếng Việt do GS Bùi Thế Cần dịch. Ảnh: Nhà xuất bản Thế giới
Ngũ Luân Thư phiên bản tiếng Việt do
GS Bùi Thế Cần dịch. Ảnh: Nhà xuất bản Thế giới

Ngũ Luân Thư hay Gorinnosho (五輪書) là tên một tập binh pháp thư do Musashi chấp bút trong hang động Reigan trên đỉnh núi Kinpozan (tỉnh Kumamoto ngày nay). Khi Musashi lên 7 tuổi, ông được chú mình Dorinbo nuôi nấng và truyền dạy các triết lý sống của Phật giáo. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến các triết lý mà ông nghiệm ra và viết thành cuốn sách Ngũ Luân Thư.

Ngũ Luân Thư phiên bản tiếng Việt do GS Bùi Thế Cần dịch. Ảnh: Nhà xuất bản Thế giới
Ngũ Luân Thư phiên bản
tiếng Việt do GS Bùi Thế Cần dịch.
Ảnh: Nhà xuất bản Thế giới

Tác phẩm có 5 phần, bao gồm “Địa”,” Hỏa”, “Thủy”, “Phong” và “Không”. Nội dung của Ngũ Luân Thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp. Nhưng ngày nay, cuốn sách được đánh giá cao ở nhiều phương diện như chiến lược, kinh doanh, giáo dục, triết lý sống... Ngoài ra, thông qua Ngũ Luân Thư có thể thấy được quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Yếu tố này được nhiều doanh nhân hiện đại coi trọng, họ xem đó là một phần kim chỉ nam giúp đạt được thành công trong sự nghiệp. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rằng: “Ở phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.

Ngày nay, sách được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Tại Việt Nam, Alpha Books đã phát hành quyển sách này với cái tên Ngũ Luân Thư do nguyên GS Bùi Thế Cần chuyển ngữ. Giáo sư dành thời gian cho niềm đam mê của mình là nghiên cứu và tập luyện song kiếm theo trường phái Niten Ichi-ryu của bậc thầy Miyamoto Musashi. Ngoài ra, ông cũng là võ sư Aikido, có nhiều đóng góp cho phong trào Aikido ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Niềm cảm hứng bất tận cho
văn hóa đại chúng

Vị tướng Yasuo trong tựa game Liên minh huyền thoại đã được lấy cảm hứng từ nhân vật Miyamoto Musashi. Ảnh: gamingbolt.com
Vị tướng Yasuo trong tựa game Liên minh huyền thoại đã được lấy
cảm hứng từ nhân vật Miyamoto Musashi. Ảnh: gamingbolt.com

Nổi tiếng với "trăm trận trăm thắng", Miyamoto Musashi trở thành một kiếm sĩ biểu tượng và được đưa vào phim ảnh, truyện tranh, game, tiểu thuyết... trên khắp thế giới.

Vị tướng Yasuo trong tựa game Liên minh huyền thoại đã được lấy cảm hứng từ nhân vật Miyamoto Musashi. Ảnh: gamingbolt.com
Vị tướng Yasuo trong tựa game
Liên minh huyền thoại đã được lấy
cảm hứng từ nhân vật Miyamoto Musashi.
Ảnh: gamingbolt.com

Đáng kể đến là tướng Yasuo trong tựa game Liên minh Huyền thoại đình đám được thiết kế dựa trên hình tượng Miyamoto Musashi. Yasuo trong game là một Ronin (Samurai vô chủ), sử dụng kiếm dài katana, gươm phụ ngắn. Mái tóc buộc hình đuôi ngựa dài, gương mặt có vết sẹo trên trán, bên cạnh đó là mang theo sáo Shakuhachi – sáo tre truyền thống của Nhật Bản. Diện mạo cũng như mái tóc của Yasuo có điểm giống với những bức họa về Musashi, kỹ thuật di chuyển và tấn công cũng tương đồng với Musashi trước lúc ông sáng tạo ra trường phái song kiếm.

Trong manga One Piece, một trong những nhân vật chính, Roronoa Zoro – kiếm sĩ bậc thầy của băng hải tặc Mũ Rơm cũng được xây dựng dựa trên hình tượng Miyamoto Musashi. Anh cũng là một bậc thầy xuất sắc về kiếm thuật, chuyên về kiếm thuật song kiếm theo trường phái Niten Ichi-ryu. Ngoài ra, Miyamoto Musashi cũng xuất hiện nhiều trong các bộ anime/manga như Yaiba (1993), Amakusa 1637 (2002), Shugo Chara! (2010)...