eMagazine

Chocolate của xứ Phù Tang mang nét đặc trưng riêng với vị ngọt quyến rũ hòa quyện hoàn hảo giữa ẩm thực Á - Âu. Dù không phải là nơi khai sinh ra món ăn này, chocolate Nhật lại gây ấn tượng mạnh mẽ bằng sự đa dạng, thú vị và độc lạ, đúng chuẩn “made in Japan”.

Người Nhật dành tình yêu vô hạn với chocolate.
Người Nhật dành tình yêu vô hạn với chocolate. Ảnh: Dame Cacao

Ngày nay chúng ta không còn xa lạ với chocolate Nhật Bản, sản phẩm của họ đã có mặt trên khắp thế giới với loạt thương hiệu mà ai cũng biết, từ những thanh Meiji, DARS đến những que bánh Pocky, Toppo phủ chocolate ngọt ngào... Nhưng sự đa dạng của “vũ trụ” chocolate Nhật không chỉ có vậy, số lượng các thương hiệu về chocolate tại nước này hẳn sẽ khiến bạn phải bất ngờ nếu có dịp đến thăm.

Người Nhật dành tình yêu vô hạn với chocolate.
Người Nhật dành tình yêu vô hạn với chocolate. Ảnh: Dame Cacao

Với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe (giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, giảm cholesterol, cải thiện tâm trạng...), chocolate - loại thực phẩm gây thương nhớ cực mạnh đã trải qua nhiều thăng trầm để trở thành hương vị ngọt ngào không thể thiếu, khiến người Nhật ngày nay phải “phát cuồng”.

Xa xỉ phẩm
dành cho giới thượng lưu

Chocolate là sản phẩm được chế biến từ ca cao. Vào thế kỷ 17, cây ca cao xuất hiện tại châu Á, do thực dân Tây Ban Nha mang từ Trung Mỹ đến. Lúc ấy ca cao vẫn là một thứ xa lạ, người dân Nhật chỉ biết đến nó là loại thức uống của các thương nhân Hà Lan kinh doanh ở các bến cảng xứ hoa anh đào.

Hạt cacao
Ảnh: endeavour.edu.au
Là loại cây nhiệt đới, ca cao khó canh tác tại Nhật.
Là loại cây nhiệt đới, ca cao khó canh tác tại Nhật. Ảnh: uoregon.edu

Khi nước Nhật bước vào thời kỳ dỡ bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, mở cửa giao thương buôn bán với quốc tế, vào thế kỷ 20, bánh kẹo phương Tây (Yogashi) đã được bày bán phổ biến trên các khu phố, chocolate cũng theo đó được giới thiệu tại Nhật. Nhưng lúc này, loại thực phẩm có biệt danh “món quà của Thượng đế” được xem là loại hàng hóa nhập khẩu có giá thành đắt đỏ mà chỉ người nước ngoài hay giới quý tộc, thượng lưu mới có đủ điều kiện mua và thưởng thức.

Là loại cây nhiệt đới, ca cao khó canh tác tại Nhật.
Là loại cây nhiệt đới, ca cao khó canh tác tại Nhật. Ảnh: uoregon.edu

Nguyên liệu tạo nên chocolate là cây ca cao thực sự rất khó trồng và phát triển tại xứ Phù Tang vì đây là một loại cây nhiệt đới. Vì lẽ đó mà thời ấy người Nhật chỉ có thể cảm nhận hương vị chocolate do nước khác sản xuất và phải bỏ ra số tiền rất lớn.

Sự khác lạ, độc đáo
chỉ có ở chocolate Nhật

Muôn vị KitKat Nhật Bản.
Muôn vị KitKat Nhật Bản. Ảnh: localadventurer.com

Chocolate Nhật là sự pha trộn giữa vị truyền thống bản địa với chất cổ điển của châu Âu và tính hiện đại của Mỹ. Ở xứ Phù Tang, chocolate không mang vị ngọt hòa quyện với bơ sữa nguyên bản như phương Tây mà lại ẩn chứa hương vị độc đáo rất riêng, khiến khách hàng phải lấy làm ấn tượng và thích thú.

Muôn vị KitKat Nhật Bản.
Muôn vị KitKat Nhật Bản. Ảnh: localadventurer.com

Người Nhật biết cách kết hợp các hương vị quê hương vào chocolate như vị matcha trà xanh tươi mát, trái cây địa phương, rượu sake... Chocolate không chỉ là vị ngọt mà còn kết hợp với nhiều vị khác như mặn, chua, cay rất độc đáo.

Nét khác lạ này được thể hiện rõ với KitKat Nhật. Mặc dù KitKat có nguồn gốc từ nước Anh và nổi tiếng toàn cầu bởi Nestlé, nhưng sản phẩm này ở Nhật lại được sản xuất với hàng trăm hương vị khác nhau, mang đến những đặc trưng đầy hấp dẫn.

Nama choco (chocolate tươi) vị matcha mềm mịn, tan chảy trong miệng.
Nama choco (chocolate tươi) vị matcha mềm mịn, tan chảy trong miệng. Ảnh: takestwoeggs.com

KitKat Nhật đã trở thành món quà lưu niệm (Omiyage) phổ biến khi mang muôn vàn mùi vị dựa trên đặc sản của mỗi vùng miền, thậm chí còn có cả những vị lạ lùng như thuốc ho, ớt cay, mì nấu hay wasabi... KitKat Nhật bỗng chốc nổi tiếng trên thế giới vì sự độc lạ, kỳ quặc.

Nama choco (chocolate tươi) vị matcha mềm mịn, tan chảy trong miệng.
Nama choco (chocolate tươi) vị matcha mềm mịn, tan chảy trong miệng. Ảnh: takestwoeggs.com

Không chỉ KitKat, người Nhật còn có món Nama chocolate - loại chocolate tươi nổi danh mà những ai đã thưởng thức rồi sẽ không thể quên được cảm giác tươi ngon, dịu ngọt tan chảy nhẹ nhàng trong miệng. Nama chocolate cũng mang nhiều hương vị thuần Nhật như trà xanh, hoa anh đào, kem tươi Hokkaido...

Không ngừng cải tiến, đổi mới quy trình chế biến, đa dạng hóa các hương vị đã tạo nên sự khác biệt của chocolate Nhật. Hơn thế nữa, ẩm thực dân tộc qua sự đa dạng về hương vị đậm chất quê hương là điều đặc biệt mà chocolate xứ anh đào mang đến cho thế giới, góp phần quảng bá thương hiệu Nhật Bản với bạn bè quốc tế.

Kinoko no Yama và Takenoko no Sato, hai loại chocolate của Meiji được cả trẻ nhỏ lẫn người lớn “phát cuồng”.
Kinoko no Yama và Takenoko no Sato, hai loại chocolate của Meiji được cả trẻ nhỏ lẫn người lớn “phát cuồng”. Ảnh: meiji

Món quà quốc dân
mang nhiều ý nghĩa

Một hộp chocolate thượng hạng sẽ là món quà trang trọng cho những dịp đặc biệt.
Một hộp chocolate thượng hạng sẽ là món quà trang trọng cho những dịp đặc biệt. Ảnh: The Westin Sendai

Ở Nhật, chocolate không chỉ là loại bánh kẹo thông thường mà còn mang ý nghĩa cao quý hơn, trở thành món quà thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.

Một hộp chocolate thượng hạng sẽ là món quà trang trọng cho những dịp đặc biệt.
Một hộp chocolate thượng hạng sẽ là món quà trang trọng cho những dịp đặc biệt. Ảnh: The Westin Sendai

Không chỉ ngày lễ Valentine, chocolate được xem là món quà tặng vào bất kì dịp nào tại Nhật và đều đi kèm với phong tục, quy tắc ứng xử nhất định. Các hộp chocolate với chất lượng cao, thiết kế sang trọng được chọn làm quà vào nhiều dịp lễ khác nhau. Và có nhiều phong cách tặng quà tùy vào từng trường hợp, đối tượng.

Như Honmei-choco được bạn nữ tặng cho người mình yêu để thú nhận tình cảm vào ngày Valentine. Có một điều đặc biệt là khác với nước ngoài, ở Nhật phụ nữ lại tặng chocolate cho nam giới vào Ngày lễ tình yêu.

Khởi nguồn cho phong tục này là vào đầu những năm 60. Nhận thấy cơ hội thị trường mới, công ty bánh kẹo Morinaga đã giới thiệu Ngày lễ tình nhân như một truyền thống tặng chocolate của người Mỹ. Do một lỗi dịch thuật đáng tiếc, khẩu hiệu "Giving chocolates on Valentine’s Day is a way for men to express love to women" (Tặng chocolate vào Ngày lễ tình nhân là cách nam giới bày tỏ tình yêu với nữ giới) đã biến thành "Tặng chocolate vào Ngày lễ tình nhân là cách nữ giới bày tỏ tình yêu với nam giới". Cũng từ đây mà hình thành nên văn hóa nữ giới tặng quà cho phái mạnh trong ngày này.

Còn Giri-choco là loại chocolate dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp trên là nam giới. Loại quà tặng này khá đơn giản với thiết kế không quá nổi bật và giá cả bình dân nhưng lại mang tính “bắt buộc”, khiến hội chị em phải có nghĩa vụ tặng quà để có một mối quan hệ tốt đẹp. Giri-choco đang ngày càng tạo áp lực nên bị nhiều phụ nữ Nhật phản đối.

Tomo-choco tượng trưng cho tình bạn bền lâu, món quà mà bạn bè tặng cho nhau. Các bạn nữ sẽ dành tặng tình cảm thân thiết của mình cho đối phương thông qua các thanh kẹo chocolate.

Ở Nhật Bản, chỉ phái nữ tặng quà cho nam giới vào Valentine.
Ở Nhật Bản, chỉ phái nữ tặng quà cho nam giới vào Valentine. Ảnh: top.his-usa.com
Tomo-choco – món quà nhỏ dành cho những người bạn thân.
Tomo-choco – món quà nhỏ dành cho những người bạn thân. Ảnh: snapdish.co
KitKat với những lời chúc, động viên dành cho các sĩ tử.
KitKat với những lời chúc, động viên dành cho các sĩ tử. Ảnh: KitKat

Fami-choco là những hộp chocolate đặc biệt tặng cho người thân trong gia đình, là cách thể hiện tình cảm giữa anh chị em, cha mẹ và con cái.

Jibun-choco là món quà ngọt ngào mà mỗi người tự tặng cho bản thân, để biết cách trân trọng, yêu thương chính mình.

KitKat với những lời chúc, động viên dành cho các sĩ tử.
KitKat với những lời chúc, động viên dành cho các sĩ tử. Ảnh: KitKat

Ngoài ra, người Nhật cũng hay lựa chọn KitKat làm quà tặng vì từ KitKat phát âm là “kitto katto” trong tiếng Nhật, đọc chệch sẽ là “kitto katsu – きっと勝つ”, nghĩa là “nhất định sẽ thành công”. Thế nên loại kẹo này thường được tặng cho các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi hay cho những ai sắp sửa thực hiện một kế hoạch, dự án nào đó với ý nghĩa mang lại may mắn và thành công.