Nhặt cỏ dại về làm cây cảnh, tạo nên một không gian nghệ thuật xanh, mang hơi thở và vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên - đó là nghệ thuật Kusamono của người Nhật.
“Kusamono – 草物 – Thảo Vật” nghĩa đen là những thứ liên quan đến cỏ. Thuật ngữ này thường được hiểu là Bonsai cỏ, loại Bonsai liên quan đến việc trồng, nuôi dưỡng và tạo hình hoa cỏ dại được tìm thấy trên các cánh đồng, ngọn núi.
Nghệ thuật này sử dụng các loài thực vật chính là cỏ, rêu và địa y, kết hợp với tre hay các loại cây ra hoa nhỏ, một số loại củ... để làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ của chậu cảnh. Theo truyền thống, Kusamono thường sử dụng cây mọc hoang trong tự nhiên, nhưng ngày nay, có thể tận dụng hoa cỏ có sẵn trong vườn nhà và thêm vào nhiều yếu tố thiết kế sáng tạo, kiểu cách trang trí nghệ thuật hơn.
Bonsai là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh. Kusamono cũng giống như Bonsai, đều là hình thức mô phỏng phong cảnh thiên nhiên trong chậu. Tuy vậy, Kusamono ít “nhân tạo” hơn khi thiên về sử dụng cỏ cây trong tự nhiên, nhấn mạnh việc chấp nhận và tận hưởng các loài thực vật hoang dã vô danh. Cũng vì lẽ đó, yếu tố “mùa” với Kusamono giữ vai trò quan trọng hơn hẳn khi so sánh với Bonsai thông thường.
Trong khi cỏ cây rụng lá và ra hoa cho thấy dòng chảy của thời gian cùng sự biến chuyển của mùa, thì cây cảnh lá kim trong nghệ thuật Bonsai truyền thống lại hiếm khi có sự thay đổi rõ rệt. Kusamono theo đó tượng trưng cho vòng tuần hoàn, tái sinh của sự sống.
Ngoài ra, một tác phẩm Kusamono là sự kết hợp của nhiều loài thực vật trong chậu nên dễ tạo và chăm sóc hơn so với cây cảnh truyền thống – vốn cần thời gian rất dài để phát triển và tạo hình. Vì vậy, loại hình Bonsai cỏ này rất thích hợp cho những người mới bắt đầu.
Trong trưng bày Bonsai truyền thống, một chậu nhỏ trồng cỏ thường được đặt bên cạnh cây chính như một yếu tố bổ sung để làm nổi bật chủ thể và thể hiện mùa trong năm. Chậu cây bổ trợ này được gọi là “Shitakusa – 下草 – Hạ Thảo”, nghĩa đen là “các loại cỏ thấp bên dưới”, bởi nó thường được đặt dưới kệ trưng bày cây cảnh chính.
Dần dà theo thời gian, Shitakusa ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình theo hướng bổ sung lẫn nhau chứ không đơn thuần chỉ là điểm nhấn cho cây cảnh. Điều này dẫn đến sự phát triển của Shitakusa thành một loại cây cảnh riêng biệt, hay chính là Kusamono, nhấn mạnh việc sử dụng cỏ để đại diện cho thiên nhiên.
Một cách đơn giản để phân biệt hai khái niệm này trong nghệ thuật trưng bày là nếu chậu cây được đặt ở trung tâm của sự chú ý, nó được gọi là Kusamono; còn khi trưng bày cùng với một cây Bonsai khác thì được gọi là Shitakusa.
Kusamono mang đến màu xanh, khiến ngôi nhà của bạn trở nên trong lành và giàu sức sống hơn. Việc tạo ra một tác phẩm Kusamono khá đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, chỉ cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn ba nguyên liệu chính: cây cỏ, chậu và đất.
Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn cây trồng cho tác phẩm Kusamono của bạn. Hãy suy nghĩ về cách phối màu tổng thể mà bạn muốn đạt được và chọn những loại cây có màu sắc bổ sung hoặc tương phản với nhau. Chẳng hạn, sự kết hợp của hoa dại màu tím với cỏ xanh có thể tạo ra hiệu ứng tương phản nổi bật và đẹp mắt.
Một lời khuyên của các chuyên gia đến những người vừa mới theo đuổi Kusamono là nên bắt đầu với những giống cây khỏe mạnh và dễ trồng, rồi sau đó mới thử sức với những cây cỏ mọc dại. Những cây mọc ở vùng núi cao hay trên núi đá sẽ đòi hỏi điều kiện, môi trường sống đặc biệt để phát triển.
Kusamono thường chọn các loại cây cỏ, hoa lá theo mùa với kích thước nhỏ, tạo hình đơn giản và dáng vẻ toát lên sự mộc mạc. Từ những loài hoa dại mỏng manh đến dương xỉ và rêu đều là những lựa chọn lý tưởng để tạo nên một chậu cây thuần thiên nhiên:
Kusamono thường chọn các loại cây cỏ, hoa lá theo mùa với kích thước nhỏ, tạo hình đơn giản và dáng vẻ toát lên sự mộc mạc. Từ những loài hoa dại mỏng manh đến dương xỉ và rêu đều là những lựa chọn lý tưởng để tạo nên một chậu cây thuần thiên nhiên:
Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn cây trồng cho tác phẩm Kusamono của bạn. Hãy suy nghĩ về cách phối màu tổng thể mà bạn muốn đạt được và chọn những loại cây có màu sắc bổ sung hoặc tương phản với nhau. Chẳng hạn, sự kết hợp của hoa dại màu tím với cỏ xanh có thể tạo ra hiệu ứng tương phản nổi bật và đẹp mắt.
Một lời khuyên của các chuyên gia đến những người vừa mới theo đuổi Kusamono là nên bắt đầu với những giống cây khỏe mạnh và dễ trồng, rồi sau đó mới thử sức với những cây cỏ mọc dại. Những cây mọc ở vùng núi cao hay trên núi đá sẽ đòi hỏi điều kiện, môi trường sống đặc biệt để phát triển.
Chậu đất sét và chậu đá là những lựa chọn tuyệt vời vì chúng đơn giản và mộc mạc, đồng thời hòa hợp với vẻ tự nhiên của Kusamono. Chậu đất sét không tráng men có tông màu đất như nâu, nâu xám rất phù hợp với Kusamono.
Chậu sứ cũng được ưa chuộng vì thể hiện vẻ đẹp và sự tinh tế của Kusamono khi kết hợp với hoa. Các loại chậu sứ bạn nên chọn hình dáng trang nhã và màu sắc đơn giản, không tô điểm các họa tiết cầu kỳ.
Khi trồng theo nhóm nhiều cây cỏ thì đĩa không được tráng men, có màu tự nhiên của đất là lựa chọn thích hợp để trưng bày. Ngoài ra, thân gỗ khô cũng được dùng để tạo cảnh cho Kusamono với dương xỉ và hoa lan, kết hợp cùng rêu, mang đến hình ảnh của núi rừng.
Các loài thực vật dùng trong nghệ thuật Bonsai cỏ được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau như đồng bằng, núi rừng, thung lũng hay bờ sông và chúng đã thích nghi với những môi trường này. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu đặc điểm của cây trồng và tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của chúng, trong đó đặc biệt phải quan tâm đến đất.
Bạn cần trộn hỗn hợp đất phù hợp với môi trường phát triển tự nhiên của cây. Như dương xỉ và rêu thích hỗn hợp đất giữ được độ ẩm, trong khi các loài xương rồng cần hỗn hợp đất thoát nước nhanh.
Khi trồng, bạn hãy sắp xếp cây theo cách bắt chước mô hình phát triển tự nhiên của chúng, chẳng hạn như trồng dương xỉ xung quanh đá hoặc đặt hoa lan trong các kẽ hở, xen kẽ lẫn nhau. Đá nhỏ, đá cuội cũng được sử dụng để tạo điểm nhấn khi làm lớp phủ trên cùng để che phủ bề mặt đất và tạo hiệu ứng tự nhiên.