eMagazine
0%

Kể từ năm 1855, sau hơn 200 năm bế quan tỏa cảng, nước Nhật đã mở cửa chào đón bạn bè quốc tế đến khám phá vùng đất phương Đông huyền bí. Và cũng từ đây một chủ nghĩa văn hóa mới ra đời, đó là Japonisme.

Japonisme là gì?

Japonisme – Chủ nghĩa Nhật Bản, là một thuật ngữ tiếng Pháp được định nghĩa lần đầu vào năm 1872 bởi nhà sưu tầm và phê bình nghệ thuật - Phillipe Burty. Từ này trong tiếng Anh gọi là Japonism, dùng để chỉ sự ảnh hưởng của phong cách Nhật Bản đến nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là trong trường phái ấn tượng.

Bức tranh vẽ hai cô gái hứng thú với tác phẩm của Nhật Bản.
Bức tranh vẽ hai cô gái hứng thú với tác phẩm của Nhật Bản. Ảnh: họa sĩ James Tissot

Japonisme tác động ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, kiến trúc và kịch biểu diễn trên sân khấu. Những tinh hoa văn hóa đặc sắc của xứ Phù Tang đã hấp dẫn và dần xuất hiện, xâm chiếm đến đời sống tinh thần cùng phong cách nghệ thuật của người phương Tây từ xưa cho đến nay.

Sự bắt đầu
của một xu hướng

Sau hàng thế kỷ đóng cửa “hướng nội” thì nước Nhật đã “hoan hỉ” chào đón bạn bè quốc tế ghé thăm từ năm 1855. Chính sách giao thương với phương Tây đã tạo nên cơn sốt về sưu tầm, đồng thời, những tác phẩm nghệ thuật đồ tạo tác của Nhật đã xuất hiện trong những cửa hàng nhỏ ở Paris, London… khiến doanh nhân, tầng lớp tri thức đến từ châu Âu phải “phát cuồng” với hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ tinh tế, đẹp đẽ của người Nhật.

Khi Nhật bắt đầu mở cửa với nước ngoài thì những người ở châu Âu bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản.
Khi Nhật bắt đầu mở cửa với nước ngoài thì những người ở châu Âu bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản. Ảnh: cefiro

Từ đó khởi nguồn cho trào lưu sính đồ Nhật hay còn được biết đến với tên gọi Japonisme mà sau này được Phillipe Burty định nghĩa vào năm 1872.

Kể từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868 - 1889), phong trào Japonisme càng tiếp tục phát triển và đạt đến thời kỳ hoàng kim, nở rộ với những phong cách nghệ thuật đậm chất Nhật của các nghệ sĩ châu Âu. Họ đã tìm thấy cảm hứng sáng tác mới mẻ, khác lạ và đặc biệt từ truyền thống dân gian của xứ hoa anh đào, từ đó mà tạo ra những tác phẩm kết hợp, đan xen giữa văn hóa Đông Tây đầy thú vị và khác biệt. 

Khi Nhật bắt đầu mở cửa với nước ngoài thì những người ở châu Âu bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản.
Khi Nhật bắt đầu mở cửa với nước ngoài thì những người ở châu Âu bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản. Ảnh: cefiro

Cảm hứng
nghệ thuật từ Nhật

Nguồn cảm hứng của Japonisme bắt đầu từ Ukiyo-e, tranh khắc gỗ truyền thống của Nhật. 

Ukiyo-e ra đời vào thế kỷ 17, hiện hữu trong đời sống tinh thần của người Nhật cũng như các họa sĩ đến từ “lục địa già”. Những tác phẩm Ukiyo-e phổ biến ở phương Tây qua các thương gia Hà Lan.

Bức tranh thể hiện sự thích thú của người châu Âu với các sản phẩm Nhật Bản.
Bức tranh thể hiện sự thích thú của người châu Âu với các sản phẩm Nhật Bản. Ảnh: họa sĩ James Tissot, tranh vẽ năm 1869.

Đường nét, màu sắc, bố cục và cách phối cảnh gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thường ngày của loại tranh này đã cuốn hút những người theo đuổi mỹ thuật. Japonisme mang đến sự mới lạ, nét đặc sắc riêng khác với những tiêu chuẩn hội họa cổ điển xưa từ thời Phục Hưng, giúp nghệ sĩ phát hiện ra những sáng tạo mới thoát khỏi những khuôn khổ, quy tắc cũ.

Bên cạnh đó, chính vì triết lý Wabi-sabi của Nhật Bản - coi sự không hoàn hảo như một kiểu hoàn hảo của riêng mình, mà các thợ thủ công người Pháp bắt đầu cảm thấy thoải mái khi để lộ những khuyết điểm tự nhiên trên các tác phẩm.

Bức tranh thể hiện sự thích thú của người châu Âu với các sản phẩm Nhật Bản.
Bức tranh thể hiện sự thích thú của người châu Âu với các sản phẩm Nhật Bản. Ảnh: họa sĩ James Tissot, tranh vẽ năm 1869.
Bức tranh L'admiratrice du Japon (The Japanese Fan). Họa sĩ Gustave Léonard de Jonghe, tranh vẽ khoảng năm 1865.
Bức tranh L'admiratrice du Japon (The Japanese Fan). Họa sĩ Gustave Léonard de Jonghe, tranh vẽ khoảng năm 1865.

Mỹ thuật

“Hội những người hâm mộ”, chịu ảnh hưởng từ Ukiyo-e gồm các danh họa nổi tiếng của thế giới như: Claude Monet, Vincent van Gogh, Alfred Stevens, Edgar Degas, James Abbott McNeill Whistler...

Bức tranh L'admiratrice du Japon (The Japanese Fan). Họa sĩ Gustave Léonard de Jonghe, tranh vẽ khoảng năm 1865.
Bức tranh L'admiratrice du Japon (The Japanese Fan). Họa sĩ Gustave Léonard de Jonghe, tranh vẽ khoảng năm 1865.

Ukiyo-e ảnh hưởng sâu sắc đến trường phái ấn tượng, trào lưu đầu tiên trong nghệ thuật hiện đại bắt đầu tại thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp vào cuối thế kỷ 19. Hội nghệ sĩ tiên phong của trường phái nghệ thuật này đã phát hiện và tiếp thu những tinh hoa ẩn chứa trong tranh Ukiyo-e.

Bố cục, phối cảnh, cách pha màu nhấn mạnh vào sự thay đổi sáng tối trong tranh cùng đối tượng phác họa với cảnh sinh hoạt đời thường, cảnh sắc thiên nhiên, chân dung nhân vật không tạo dáng từ Ukiyo-e đã được các họa sĩ chọn lọc và áp dụng lên tác phẩm của họ kết hợp phong cách mỹ thuật bản địa, từ đó mà vẽ nên những bức tranh huyền thoại. 

Bức tranh Lady with a Fan của danh họa người Áo Gustav Klimt.
Bức tranh Lady with a Fan của danh họa người Áo Gustav Klimt.

Như Water Lilies and Japanese Bridge (1899) do Claude Monet vẽ chịu ảnh hưởng từ bức tranh Under Mannen Bridge at Fukagawa (1823) của Hokusai. Hay các tác phẩm của Hiroshige và Hokusai cũng tạo cảm hứng cho Van Gogh, bức chân dung Père Tanguy (1887) do ông vẽ cũng sử dụng phông nền có hình ảnh tranh in Nhật Bản. Thậm chí, Van Gogh còn sản sinh ra thuật ngữ Japonaiserie – để nói về những tác phẩm của ông mang ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản.

Chân dung Pere Tanguy (1887) của Vincent van Gogh, một ví dụ về ảnh hưởng của Ukiyo-e trong nghệ thuật phương Tây.
Chân dung Pere Tanguy (1887) của Vincent van Gogh, một ví dụ về ảnh hưởng của Ukiyo-e trong nghệ thuật phương Tây.

Họa sĩ người Bỉ Alfred Stevens cũng là một trong những nhà sưu tập và đam mê nghệ thuật Nhật Bản sớm nhất ở Paris, các đồ vật từ xưởng vẽ của ông đều mang chi tiết, kiểu cách đậm chất Nhật. Các cửa hàng như La Porte Chinoise chuyên bán hàng nhập khẩu của xứ hoa anh đào đã thu hút các nghệ sĩ như James Abbott McNeill Whistler, Édouard Manet và Edgar Degas ghé đến thường xuyên. Họ bị thu hút bởi tranh Ukiyo-e và tìm kiếm sự sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật độc đáo này.

La parisienne japonaise của Alfred Stevens (1872).
La parisienne japonaise của Alfred Stevens (1872).

Ngoài mỹ thuật thì nghệ thuật trang trí với đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, sơn mài, điêu khắc của Nhật cũng gây ảnh hưởng, được quan tâm chú ý ở trời Âu.

Đồ gốm

Từ thời Minh Trị (1868 – 1912), đồ gốm Nhật Bản đã được xuất khẩu khắp thế giới, cách chế tạo vũ khí với trang phục chiến đấu của samurai cũng thu hút người phương Tây tìm hiểu về cách gia công mỹ nghệ kim loại. Trong đó có nghệ thuật men cloisonné cũng được đánh giá cao, đạt đến thời kỳ hoàng kim trong giai đoạn 1890 - 1910.

Các mẫu thiết kế của Christopher Dresser.
Các mẫu thiết kế của Christopher Dresser. Ảnh: metmuseum

Sơn mài

Vào thế kỷ 19, hàng hóa, đồ thủ công của Nhật được trưng bày rộng rãi ở châu Âu, những hội chợ thế giới thu hút hàng triệu người tìm đến ngắm nhìn, tìm hiểu và nghiên cứu về đồ Nhật. Các bài viết của các nhà phê bình, nhà sưu tập và chuyên gia đều ca ngợi, bày tỏ sự ngưỡng mộ với những món đồ nghệ thuật được xem là mới mẻ khác biệt đến từ đất nước mặt trời mọc.

Nữ hoàng nước Áo Maria Theresa và con gái bà là Hoàng hậu Marie Antoinette nổi danh là những nhà sưu tập đồ sơn mài Nhật Bản, các bộ sưu tập của họ được trưng bày tại bảo tàng Louvre và Cung điện Versailles, nước Pháp.

Chiếc tủ sơn mài Nhật được trưng bày ở Bảo tàng Louvre.
Chiếc tủ sơn mài Nhật được trưng bày ở Bảo tàng Louvre. Ảnh: madameinjapan
Chiếc tủ sơn mài Nhật được trưng bày ở Bảo tàng Louvre.
Chiếc tủ sơn mài Nhật được trưng bày ở Bảo tàng Louvre. Ảnh: madameinjapan

Nội thất – Kiến trúc

Thiết kế nội thất và kiến trúc, điêu khắc với nét văn hóa phương Đông cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo để các kiến trúc sư, người làm nghệ thuật ở xứ Âu quan tâm tìm hiểu và ứng dụng. Không khó bắt gặp những khu vườn kiểu Nhật trong các dinh thự của giới thượng lưu phương Tây. Theo ghi chép lịch sử thì người làm vườn cảnh quan Seyemon Kusumoto (1895-1968) đã tham gia vào việc phát triển khoảng 200 khu vườn ở Anh.

Ngôi chùa và khu vườn kiểu Nhật tại Bảo tàng Viễn Đông, Brussels, Bỉ.
Ngôi chùa và khu vườn kiểu Nhật tại Bảo tàng Viễn Đông, Brussels, Bỉ. Ảnh: Wikipedia

Hay các mẫu thiết kế nội thất cũng ẩn chứa nhiều loại họa tiết hoa văn, kiểu dáng rất Nhật. Như ở nước Anh khai sinh ra Anglo-Japanese phát triển cực thịnh vào thời kỳ Victoria và đầu thời kỳ Edwardian từ khoảng năm 1851 - 1910. Lúc đó nghệ thuật trang trí đồ thủ công, nội thất và kiến ​​trúc của Anh đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Nhật Bản. Christopher Dresser (1834–1904) là một đại diện tiêu biểu trong các nghệ nhân theo đuổi Anglo-Japanese, ông được biết đến là nhà thiết kế hàng đầu với các mẫu nội thất mang đậm phong cách Japonisme.

Water Lilies and Japanese Bridge (1899) – Bức tranh vẽ khu vườn Nhật Bản của Claude Monet.
Water Lilies and Japanese Bridge (1899) – Bức tranh vẽ khu vườn Nhật Bản của Claude Monet.

Nghệ thuật sân khấu

Không chỉ ảnh hưởng trong nghệ thuật hữu hình mà Japonisme còn xâm chiếm đến đời sống tinh thần qua những vở opera, kịch sân khấu về châu Á.

The Mikado là một vở opera của Gilbert và Sullivan với nội dung chế nhạo bộ máy quan liêu Anh, được ngụy trang bằng bối cảnh Nhật Bản đã nổi tiếng khắp châu Âu qua 672 buổi diễn tại Nhà hát Savoy. The Mikado được dịch ra nhiều thứ tiếng và là một trong những vở nhạc kịch được trình diễn thường xuyên nhất trong lịch sử.

Áp phích quảng cáo cho vở opera The Mikado, lấy bối cảnh ở Nhật Bản (1885).
Áp phích quảng cáo cho vở opera The Mikado, lấy bối cảnh ở Nhật Bản (1885).

Những vở kịch có bối cảnh hay nhân vật đến từ phương Đông, đặc biệt là từ xứ Phù Tang rất thu hút khán giả. Từ khoảng cuối thế kỷ 19, các vở kịch về geisha rất ăn khách ở châu Âu, các tác phẩm tiêu biểu về chủ đề này là The Geisha (1896) của Sidney Jones hay Madama Butterfly (1900) của Puccini. Lúc ấy Kawakami Sadayakko (川上 貞奴) hay còn được biết đến với cái tên Sada Yacco là một Geisha lừng danh, được mệnh danh là “nàng thơ” của giới làm nghệ thuật phương Tây.

Áp phích quảng cáo cho vở opera The Mikado, lấy bối cảnh ở Nhật Bản (1885).
Áp phích quảng cáo cho vở opera The Mikado, lấy bối cảnh ở Nhật Bản (1885).
Vở kịch Madama Butterfly.
Vở kịch Madama Butterfly. Ảnh: icelandreview

Sự nổi tiếng của Sada Yacco đã khiến những nghệ sĩ, diễn viên của Nhật nhận được sự quan tâm của người hâm mộ Châu Âu. Họ được mời đến biểu diễn tại các nhà hát lớn, đặc biệt là kịch Kabuki rất được khán giả ưa chuộng, ai cũng tò mò khám phá và bị mê hoặc với thể loại kịch truyền thống này. Đức chính là quốc gia mê Kabuki nhất và kỹ thuật Mawari-butai (sân khấu xoay) đã trở thành một xu hướng biểu diễn ở Berlin.

Finney khiêu vũ, Montréal, Quebec, 1923.
Finney khiêu vũ, Montréal, Quebec, 1923.

Sự ảnh hưởng đến
nghệ thuật hiện đại

Japonisme được xem là một trong số những xu hướng nghệ thuật “trường tồn” theo thời gian, vẫn có sức ảnh hưởng qua từng thời đại. Ngày nay, hiện tượng văn hóa Japonisme vẫn phù hợp trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật ở châu Âu.

Như phong cách tối giản của người Nhật truyền cảm hứng đến tính thẩm mỹ cổ điển, đơn giản và sang trọng trong các mẫu thiết kế thời trang, đồ nội thất, cũng như cách trang trí, tạo cảnh trong không gian sống.

BST Loewe Spring 2017 lấy cảm hứng từ tác phẩm Girl in a White Kimono, 1894, của George Hendrik
BST Loewe Spring 2017 lấy cảm hứng từ tác phẩm Girl in a White Kimono, 1894, của George Hendrik

Giờ đây Japonisme không chỉ gói gọn trong giới nghệ sĩ, hội yêu nghệ thuật và cái đẹp phương Đông của người châu Âu mà đã phổ biến, lan rộng ra khắp năm châu bốn bể, phổ cập đến mọi tầng lớp trong xã hội. Từ đó những tinh hoa, đẹp đẽ mang đậm chất Nhật luôn được mọi người khám phá tìm hiểu và đem lòng yêu thích.