Những ngôi nhà “không hóa chất” tại Nhật

Bài: Kyodo NewsJun 2, 2023

Một người đàn ông với chứng bệnh đặc biệt khiến cơ thể dị ứng với hóa chất, đã quyết định cải tạo nhà ở và khu dân cư bằng các vật liệu an toàn để phục vụ cho những bệnh nhân cũng mắc bệnh tương tự.

Tetsuo Yanagida đến từ Nishinomiya, tỉnh Hyogo, cho biết trong nhiều năm bản thân đã mắc một chứng bệnh ít được biết đến là nhạy cảm với hóa chất. Những người mắc chứng này sẽ bị khó thở và các triệu chứng khác, sau khi tiếp xúc với hóa chất trong môi trường xung quanh.

Yanagida bắt đầu cảm thấy khó thở và các triệu chứng MCS (nhạy cảm với nhiều hóa chất) khác sau khi chuyển đến một căn hộ bằng gỗ khi ông làm việc ở Tokyo vào năm 2002. Ông tin rằng nguyên nhân là do thuốc trừ sâu phun dưới ván sàn. Bất chấp những nỗ lực để thông gió cho không gian, ông không thể chịu đựng được sự khó chịu và chuyển ra ngoài trong vòng một tuần.

MCS

Nhiều người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khi sống trong môi trường có hóa chất. Ảnh: re-origin

Sau đó, ông đổi công việc và trở về quê nhà ở Hyogo, nhưng Yanagida tiếp tục bị đau đầu, chóng mặt và các triệu chứng khác tại nơi làm việc. Vào năm 2018, ông ấy đã từ bỏ một công việc toàn thời gian để chuyển sang công việc làm tại nhà.

Nghĩ rằng có nhiều đang phải chịu cảm giác khó chịu như mình và cảm thấy thiếu không gian sống cho những người quá mẫn cảm với hóa chất nên Yanagida quyết định bắt tay vào một công việc kinh doanh là cung cấp các bất động sản cho thuê không có hóa chất. “Tôi hi vọng giúp được những người mắc căn bệnh này có thể thoải mái hít một hơi thật sâu và tận hưởng cuộc sống bình thường ngay tại nhà mình”.

sửa chữa nhà

Ông Yanagida đang sửa chữa căn hộ. Ảnh: Kyodo News

Yanagida tìm kiếm các bất động sản để mua và tân trang lại với hệ thống thông gió tốt và ở vị trí tương đối cao, chủ yếu ở vùng Kansai, miền tây Nhật Bản.

Thông thường, các bức tường và trần nhà của các tài sản cho thuê ở Nhật Bản phải được dán lại sau khi tìm được người thuê nhà mới. Để thi công nhanh, giấy dán tường dày thường được sử dụng với chất làm dẻo có chứa hóa chất.

Tuy nhiên, Yanagida sử dụng một loại giấy dán tường đặc biệt được lót bằng các tấm nhôm để ngăn sự bay hơi của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có hại trong tường. Sản phẩm đến từ Pajaro Campana, một công ty có trụ sở tại Kyoto được thành lập bởi các bệnh nhân MCS, đóng vai trò trung gian cho những người thuê nhà đang tìm kiếm nhà ở không có hóa chất. Công ty đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhà ở an toàn để ngăn ngừa "hội chứng sợ cao ốc – SBS” và các bệnh liên quan.

Yanagida

Các sản phẩm được dùng trong những căn hộ của ông Yanagida đều không gây dị ứng. Ảnh: Kyodo News

“Những người có thể đồng cảm với nỗi khổ của người khác sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Trước đó, tôi có thuê một nhà thầu xây dựng, nhưng họ cứ làm mọi thứ rối tung lên vì họ không hiểu mức độ nghiêm trọng của tình hình”, Yanagida, người đang cải tạo hai căn phòng trong một khu chung cư ở Kobe, nơi ông bắt đầu làm việc vào năm nay, chia sẻ cùng Kyodo News.

Ngoài lợi thế giữ giá thuê thấp nhờ hợp tác với Pajaro Campana, Yanagida còn nhận được phản hồi tích cực từ những khách thuê, họ cảm thấy an tâm vì có thể kiểm tra mọi ngóc ngách trong phòng trước khi dọn vào.

Tuy nhiên, tất cả các căn hộ của Yanagida làm việc đều nằm trong các khu chung cư, có nghĩa là mọi người vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng khi tiếp xúc với các mùi hương như nước xả vải hoặc nước hoa làm mát không khí, có thể bay từ các căn hộ lân cận.

Yanagida nói: “Trong tương lai, chúng tôi muốn tất cả các phòng trong khu nhà ở của chúng tôi không có hóa chất, với các thông số kỹ thuật quy định giới hạn mức độ sử dụng của các chất và tạo ra một cộng đồng nơi mọi người có thể sống thoải mái ngay cả khi họ mắc bệnh này”.

Theo Mass.gov, nhạy cảm với nhiều hóa chất (MCS) là một tình trạng mãn tính, đôi khi được gọi là bệnh môi trường, hội chứng dị ứng tổng thể, hội chứng sợ cao ốc, không dung nạp hóa chất hoặc không dung nạp môi trường vô căn.

Các triệu chứng được báo cáo của MCS bao gồm đau nửa đầu, hen suyễn, chóng mặt, khó thở, các vấn đề về da, mắt đỏ hoặc chảy nước mắt, sưng hạch bạch huyết, buồn nôn, nhịp tim nhanh hoặc không đều và đau cơ hoặc khớp. Các triệu chứng MCS được báo cáo xảy ra ngay cả khi họ tiếp xúc với nồng độ hóa chất thấp hơn mức thường được coi là có hại cho dân số nói chung.

Theo trung tâm hỗ trợ MCS, một tổ chức phi lợi nhuận được chứng nhận có trụ sở tại Yokohama, hơn 1 triệu người ở Nhật Bản mắc bệnh do tiếp xúc với một lượng nhỏ tác nhân gây bệnh.

Bất chấp con số đó, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục trong cộng đồng y tế về việc liệu các triệu chứng của người mắc MCS có thực sự do tiếp xúc với hóa chất gây ra hay không và liệu tình trạng này có thể được phân loại là bệnh hay không.

dị ứng hóa chất

Nhiều người phải chuyển chỗ làm hoặc chuyển nơi ở vì không chịu được hóa chất. Ảnh: Sensitive Refuge

Tổ chức Y tế Thế giới không liệt kê nó trong Phân loại Quốc tế về bệnh tật, và Đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ cho biết nhiều chuyên gia y tế "coi những triệu chứng này là biểu hiện thể chất của bệnh tâm thần hơn là bệnh nội khoa cơ bản".

Có lẽ vì điều này mà rất ít bác sĩ ở Nhật Bản chẩn đoán tình trạng bệnh và nhiều bệnh nhân phải chịu đựng trong im lặng. Một số người có triệu chứng nghiêm trọng buộc phải chuyển từ nhà này sang nhà khác và không thể làm việc.

Trung tâm hỗ trợ MCS nhận được khoảng 2.000 câu hỏi hàng năm, nhiều câu hỏi liên quan đến lựa chọn nhà ở. "Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng môi trường sống là một vấn đề nghiêm trọng mà tất cả các bệnh nhân phải đối mặt", một đại diện của trung tâm cho biết.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU