Cúc áo số hai trong tiếng Nhật là “第二ボタン - Dai ni botan”. Vào ngày lễ tốt nghiệp, nữ sinh Nhật Bản sẽ đến trước mặt nam sinh mình thầm thích và nói “第二ボタンください - Dai ni botan kudasai", nghĩa là “Cho tớ chiếc cúc áo số 2 nhé”. Nếu nhận được chiếc cúc áo từ đối phương thì xem như lời tỏ tình của cô gái đã được chấp nhận. Đây là một cách bày tỏ tình cảm vô cùng dễ thương và tế nhị, dù có thể được hồi đáp hoặc không, nhưng nó có lẽ nó sẽ trở thành một ký ức tươi đẹp khiến người ta mỉm cười mỗi khi nhớ về.
Nguồn gốc của phong tục tặng cúc áo số hai
Trả lời cho câu hỏi truyền thống tặng cúc áo số hai bắt nguồn từ đâu, dưới đây là hai giả thuyết được nhiều người nhắc đến nhất.
Bắt nguồn từ chiến tranh
Phong tục tặng cúc áo số hai được cho là bắt nguồn từ trong chiến tranh. Những bộ quân phục là khởi đầu của đồng phục học sinh cổ đứng truyền thống của Nhật Bản. Trong chiến tranh, những người trẻ tuổi phải rời quê hương, xông pha ra trận tuyến.
Những người lính trẻ ấy đã gửi gắm tình cảm của mình đến người quan trọng nhất bằng cách trao cho đối phương chiếc cúc áo thứ hai của bộ quân phục mà họ đang mặc như một vật kỷ niệm nếu anh ngã xuống nơi chiến trường. Về sau, phong tục này được biến đổi, và chiếc cúc áo quan trọng này trở thành một lời nhắn gửi yêu thương đến người quan trọng trong lễ tốt nghiệp của học sinh Nhật Bản.
Bắt nguồn từ bộ phim "Konpeki no sora tooku"
Trong bộ phim "Konpeki no sora tooku" (1960) của đạo diễn Kazuo Inoue, nhân vật chính chuẩn bị lên đường nhập ngũ vào một đơn vị kamikaze (phi công cảm tử trong Thế chiến II). Đau buồn khi biết rằng mình có thể không bao giờ sống sót trở về nhà, với mong muốn tặng món quà cuối cùng cho cô gái mà mình thích, anh đã chọn tặng cô chiếc cúc áo thứ hai trên bộ quân phục của mình.
Vì sao lại là cúc áo số hai?
"Tôi muốn bạn trở thành người quan trọng nhất"
Thông thường, đồng phục học sinh kiểu cũ sẽ có năm cúc áo, mỗi chiếc cúc lại có một ý nghĩa riêng biệt. Chiếc đầu tiên là đại diện cho bản thân mình, thứ hai là người quan trọng nhất, thứ ba là bạn bè, thứ tư là gia đình, và thứ năm là... một điều bí ẩn.
Người ta nói rằng, nếu được một người tặng chiếc cúc thứ hai của bộ đồng phục thì cũng có nghĩa là người đó muốn bạn trở thành người quan trọng nhất của họ. Bởi vì chiếc cúc thứ hai nằm gần trái tim nhất nên việc nhận được nó gần giống với ý nghĩa bạn đã được người đó trao trọn trái tim này.
Lưu giữ kỷ niệm thơ ngây tuổi học trò
Người Nhật thường trân trọng chiếc cúc thứ hai như chứng nhân cho những rung động thơ ngây tuổi học trò. Họ sẽ cất chiếc cúc đó trong hộp cùng với bộ đồng phục thời cấp ba. Bên cạnh đó, có người chọn cách biến nó thành vật trang trí cho chìa khóa xe hoặc khóa nhà. Hoặc đính cúc áo như chiếc charm trên dây đeo rồi treo vào túi xách hay ốp điện thoại cũng là một cách.
Chiếc cúc áo là kỉ niệm đẹp thời đi học, là vật khiến bản thân hoài niệm khi nhớ lại, nhưng theo thời gian nó có thể bị lạc mất. Tất nhiên sẽ thật lãng phí nếu bản thân đã nhận được nó từ người minh thích mà lại làm mất.
Vì vậy, ngoài việc gắn vào vật dụng khác để có thể mang đi khắp nơi thì cất vào album cũng là một cách rất khả thi. Bạn không phải lo lắng nếu giữ nó trong album hay kỷ yếu và có thể lấy nó ra xem bất cứ khi nào.
Truyền thống đang dần bị lãng quên?
Từ trước đến nay việc tặng cúc áo thứ hai vẫn luôn được thể hiện trên phim ảnh, manga, nhưng nó có thực sự diễn ra ngoài đời thực, hay là phong tục này đã bị chìm vào quên lãng?
Sự thay đổi về đồng phục
Như đã nhắc ở trên, đồng phục học sinh của Nhật, đặc biệt là đồng phục nam sinh, được thiết kế dựa trên quân phục nên có năm cúc áo. Nhưng những năm gần đây, đồng phục ngày càng đa dạng và thời trang hơn. Nhiều nơi thiết kế áo theo kiểu blazer nên rất khó để có thể trao chiếc cúc thứ hai như đồng phục truyền thống.
Sự thay đổi về thế hệ
Nét đẹp này đã tồn tại ở Nhật rất lâu nhưng dưới sự phát triển vượt bậc của mạng Internet, việc tỏ tình bằng cúc áo bị một số người trẻ coi là… sến. Một lời tỏ tình có thể nói qua LINE, qua Twitter chứ không nhất thiết phải gửi thư tay hay tỏ tình bằng cúc áo như thế hệ trước.
Mặc dù vậy, phong tục này vẫn chưa hoàn toàn biến mất, vẫn có những nam sinh và nữ sinh trao nhau chiếc cúc áo số hai vào ngày lễ tốt nghiệp quan trọng. Nếu bạn đang suy nghĩ làm thế nào để tỏ tình với "người ấy" trước khi chia tay mái trường thì hãy tham khảo bài viết này nhé!
"Nút cúc áo Nhật Bản" được gọi là gì ? Và được làm bằng gì ?
"Nút cúc áo Nhật Bản" (tiếng Nhật: 袖 指針, hastimaki, thường được gọi là "hastimaki" trong tiếng Nhật) là một loại nút cúc truyền thống của quần áo truyền thống Nhật Bản. Hastimaki được sử dụng để gắn chặt tay áo hoặc cổ áo của yukata, một loại áo cổ truyền thống Nhật Bản thường được mặc trong các lễ hội, lễ kỷ niệm và dịp đặc biệt.
kilala.vn