Ngày mừng năm mới 1/1
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á đón Tết theo Dương lịch - Oshogatsu. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vẫn giữ nguyên những phong tục truyền thống trong tổ chức đón Tết hằng năm. Từ thời xưa, cũng giống như các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đón tết theo lịch âm của Trung Quốc. Nhưng bắt đầu từ năm Minh Trị thứ 5, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ đón Tết theo lịch dương của phương Tây.
Ngày lễ Thành nhân
Ở Nhật Bản, có một ngày lễ dành riêng cho những nam thanh nữ tú chạm ngưỡng tuổi 20. Đó là Seijin no Hi - Ngày lễ Thành nhân. Vào ngày này trên khắp nơi ở nước Nhật sẽ tổ chức Seijin shiki “成人式” (Thành Nhân Thức), tạm dịch là lễ Thành nhân để đánh dấu một bước ngoặt mới của tuổi 20 trưởng thành. Ngày lễ ngày được tổ chức vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1.
Ngày kỉ niệm Quốc Khánh 11/2
Ngày Quốc Khánh Nhật Bản hay còn gọi là ngày Kỉ niệm Kiến Quốc (建国記念の日 - Kenkoku Kinen no Hi) là một ngày lễ quốc gia được tổ chức hàng năm vào ngày 11/2. Ngày lễ này được ấn định dựa vào ngày lên ngôi của hoàng đế đầu tiên tại Nhật Bản - Thiên hoàng Jimmu - vào ngày 11 tháng 2 năm 660 TCN.
Ngày sinh nhật Nhật Hoàng 23/2
Đây là ngày lễ quốc gia đặc biệt nhất vì nó không cố định mà tùy thuộc vào ngày sinh của Nhật hoàng tại vị. Kể từ năm 2019, sau khi Nhật hoàng Naruhito lên ngôi và đổi niên hiệu thành Reiwa, ngày sinh nhật Nhật Hoàng (天皇誕生日) đã đổi sang ngày 23/2 theo sinh nhật của ông. Nếu sinh nhật Nhật Hoàng rơi vào các ngày nghỉ thì người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Ngày Xuân Phân 20-21/3
Không chỉ riêng Nhật Bản mà đa số các quốc gia khác đều có ngày xuân phân. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, ngày xuân phân được coi là một ngày nghỉ chính thức. Theo quy luật, ngày Xuân Phân (春分の日) là ngày đầu tiên chính thức bước vào mùa xuân. Đây chính là ngày mà thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau. Điểm xuân phân là khi mặt phẳng xích đạo của Trái Đất đi qua tâm Mặt Trời. Tại điểm xuân phân, Mặt Trời sẽ mọc chính xác ở phía Đông và lặn chính xác ở phía Tây. Hay nói cách khác, ngày Xuân Phân chính là ngày mà Mặt Trời đi qua điểm xuân phân, do đó tùy thuộc vào từng năm mà ngày này cũng sẽ thay đổi. Cụ thể là vào ngày 20 hoặc 21/3.
Đối với người dân Nhật Bản, ngày xuân phân là một ngày lễ ca ngợi thiên nhiên và các sinh vật sống. Vào ngày này, người Nhật thường đi tảo mộ tổ tiên. Họ thường dùng hoa trắng và Ohagi (một loại bánh mochi) để bày cúng.
Ngày Showa 29/4
Ngày Showa 29/4 là ngày sinh nhật của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa (Hirohito). Từ trước năm 1985 đến năm 1988. ngày ngày được coi là sinh nhật Thiên hoàng. Từ năm 1989 đến năm 2006, ngày này được gọi là ngày Xanh và kể từ năm 2007 đến nay, ngày 29/4 được quy định là ngày Chiêu Hòa.
Golden Week
Đối với người Nhật, tháng 5 là tháng có nhiều ngày nghỉ nhất trong năm. Các ngày nghỉ nối tiếp nhau và được gọi là Golden Week. Golden Week bao gồm 3 ngày nghỉ lễ kéo dài liên tục: ngày kỷ niệm hiến pháp 3/5 (憲法記念日 ), Ngày cây xanh 4/5 (みどりの日), 5/5 Ngày trẻ em (こどもの日).
Ngày của biển
Nhật Bản nhìn chung là một đảo quốc ở Đông Nam Á, tọa lạc trên Thái Bình Dương. Với 4 bề là biển, thì đương nhiên Ngày của biển (海の日) là một ngày lễ lớn đối với người dân Nhật Bản. Ngày của biển rơi vào thứ hai của tuần thứ ba trong tháng 7 hằng năm. Đây là ngày mà người Nhật dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cho họ. Ngày này cũng là ngày đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi đến Hokkaido bằng thuyền vào năm 1876.
Ngày của núi 11/8
Ngày của núi (山の日 - Yama no Hi) được ấn định từ năm 2016, tăng thêm một ngày nghỉ quốc dân, nhằm thể hiện ý nguyện tạo thêm cơ hội để con người được gần gũi với thiên nhiên. Trong tháng 8, ngoài ngày của núi, người Nhật còn có tuần lễ Obon. Mặc dù đây không phải là một ngày nghỉ lễ chính thức nhưng thường trong dịp lễ Obon, người Nhật cũng nghỉ tương đối dài.
Ngày kính lão
Ngày kính lão (敬老の日 - Keiro no Hi) thường được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ ba vào tháng 9 hằng năm. Đây là ngày thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi trong xã hội. Trong ngày này, con cháu thường bày tỏ tình cảm của mình với ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi bằng việc về nhà để cùng quây quần bên bữa cơm gia đình, tặng cho những người lớn tuổi những món quà để thể hiện tấm chân tình.
Ngày thu phân
Ngày thu phân ( 秋分の日) cùng với Xuân phân được xem là 1 trong những ngày nghỉ quốc gia ở Nhật Bản. Tại Nhật, ngày Thu phân không chỉ là thời điểm đánh dấu bước chuyển mùa, nó còn là ngày mà người Nhật thường tảo mộ để tưởng nhớ đến những thành viên đã khuất, cũng như là dịp để quây quần và đoàn tụ với gia đình.
Ngày thể thao
Bắt đầu từ năm 2002, ngày thể thao được ấn định vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 10. Trong ngày này, người Nhật thường đề cao tinh thần thể thao qua các hoạt động và lễ hội để nâng cao sức khỏe. Đối với người Nhật cũng như người Việt Nam"sức khỏe là vàng".
Ngày văn hóa 3/11
Hằng năm vào ngày 3/11, các trường học và chính phủ Nhật Bản thường lựa chọn những người có thành tích tốt để tuyên dương. Đồng thời Ngày văn hóa - Bunka no Hi còn mang ý nghĩa mong cầu sự thịnh vượng cho đất nước cũng như sự phát triển của các nét văn hóa truyền thống Nhật Bản.
Ngày tạ ơn lao động 23/11
Sau khi bản Hiến pháp mới với sự can thiệp của Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/11/1947, nghi lễ Niinamesai không còn được xem là một nghi lễ riêng của hoàng gia nữa. Nó chính thức được đổi tên thành ngày Tạ ơn lao động và trở thành một ngày lễ nằm trong lịch đỏ. Vào ngày lễ này, toàn dân Nhật Bản được nghỉ trong tinh thần đề cao giá trị của lao động sản xuất và thể hiện lòng biết ơn về các giá trị lao động.
kilala.vn