Olympic Tokyo 2020 và những điều còn bỏ ngỏ

Bài: Aki KanouMay 13, 2020

Thế vận hội Tokyo 2020 đã bị hoãn lại với nhiều bỏ ngỏ. Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng liệu Olympic Tokyo có thể diễn ra vào ngày 23/7/2021 và thi đấu sẽ diễn ra theo hình thức nào?
olympic tokyo
Ảnh: Pixta.

Rất nhiều nghi vấn được đặt ra cho việc trì hoãn Olympic Tokyo từ 2020 sang 2021. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa diễn biến tốt hơn, liệu Olympic có thể diễn ra đúng hạn trong khoảng 15 tháng tới? Nếu diễn ra thì dưới hình thức nào? Có cho phép người hâm mộ vào xem thi đấu không? Các nhà tài trợ và đài truyền hình sẽ chịu bao nhiêu áp lực nếu thay đổi hình thức tổ chức?...

Ông Thomas Bach, chủ tịch IOC, cho biết "không có kế hoạch chi tiết” nào cho vô số công việc thuộc khâu chuẩn bị/tổ chức của cái gọi là “trò ghép hình khổng lồ” này cả. “Tôi không hứa trước có thể mang đến một giải pháp lý tưởng. Nhưng tôi hứa rằng sẽ cố hết sức có thể để mang đến một giải đấu hay cho tất cả mọi người.”

Một số nhà khoa học nghi vấn rằng, liệu Olympic Tokyo có thể tiến hành trong 15 tháng tới nữa hay không?

Nhiều nhà khoa học cho rằng một Olympic ngập tràn khán giả, cổ động viên là điều rất khó xảy ra, trừ khi vắc-xin ngừa COVID-19 được phát hiện và đưa vào sử dụng thành công. Dự kiến trong khoảng 12 - 18 tháng tới, vắc-xin sẽ ra đời và được đưa vào thử nghiệm. Kentaro Iwata, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Nhật Bản, cho biết: “Tôi không mấy lạc quan về việc Olympic sẽ tổ chức vào mùa hè năm sau. Trừ trường hợp Thế vận hội sẽ được tổ chức dưới một hình thức hoàn toàn mới như không có cổ động viên hay phải giới hạn số người tham gia.”

Ông Yoshitake Yokokura, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, đã đưa ra kết luận tương tự trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Khả năng cao là một vài trận đấu ở một số môn thể thao sẽ diễn ra mà không có người hâm mộ. Và có thể những người hâm mộ cũng đã đoán trước tình huống này.

Olympic bị trì hoãn sẽ gây ra phí tổn rất lớn. Ai là người chịu các chi phí này?

Là những người Nhật đóng thuế. Các đơn vị tổ chức Nhật Bản và IOC đang ước tính các chi phí phát sinh. Họ không dám liều lĩnh ước tính những con số này, hoặc ít nhất là sẽ không công khai. Ước tính tại Nhật trong khoảng từ 2 - 6 tỷ đô la. Nước chủ nhà Nhật Bản bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hợp đồng đăng cai tổ chức năm 2013 nên buộc phải thanh toán hầu hết toàn bộ chi phí phát sinh này. IOC đã nói rằng sự trì hoãn này sẽ gây ra tổn thất khoảng vài trăm triệu đô la. Ông John Coates, thành viên của IOC, người giám sát việc chuẩn bị cho Olympic Tokyo, cho biết số tiền này sẽ được chuyển đến các liên đoàn quốc tế và ủy ban Olympic quốc gia, chứ không phải cho các nhà tổ chức Nhật Bản.

Xem thêm chi tiết tại đây.

Các hóa đơn cứ ngày một chất chồng. Phía Nhật Bản cho biết, ban đầu Thế vận hội sẽ tiêu tốn khoảng 7,3 tỷ đô la. Ngân sách chính thức hiện là 12,6 tỷ đô la. Tuy nhiên có một ủy ban kiểm toán quốc gia nói rằng, con số chính thức phải gấp đôi như thế. Có 5,6 tỷ đô la trong đó là tiền công, và giờ là đến hao phí của việc trì hoãn. Trên trang web của IOC đã đăng tải nội dung Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng phía Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm về việc chi phí gia tăng. Sau đó IOC đã xóa tuyên bố này, mặc dù về nguyên tắc là đúng.

Thế về các sân vận động và Làng Olympic(*) thì sao?

CEO Toshiro Muto cho biết sẽ mất thời gian để xem liệu tất cả các điểm thi đấu có thể tiếp tục sử dụng hay không. Tất nhiên, có một số điểm thi, phía tổ chức có thể liên lạc đàm phán lại. Chủ của tất cả các điểm thi đấu này sẽ phải chịu áp lực rất lớn để lịch trình thi đấu vẫn có thể đảm bảo như cũ. Trung tâm hội nghị Big Sight Tokyo có khả năng vẫn là trung tâm truyền thông của sự kiện. Ông Muto cho biết, mọi thứ được sắp đặt dành cho Olympic thì vẫn có thể sẽ giữ nguyên như vậy. Olympic thu hút 11.000 vận động viên từ 206 quốc gia và Paralympics thu hút thêm 4.400 vận động viên nữa.

làng olympic
Ảnh: Pixta.

(*) Làng Olympic: là một khu vực cư trú được xây dựng dành riêng cho Olympic, thường được xây trong công viên Olympic hoặc nơi nào đó trong thành phố chủ nhà. Đây là nơi các vận động viên cũng như huấn luận viên tham dự Olympic sẽ ở trong thời gian Thế vận hội diễn ra.

Thế còn vé thì sao?

Ban tổ chức cho biết họ sẽ cố gắng giữ giá trị cho những vé đã mua. Phía tổ chức chức cho biết 7,8 triệu vé vẫn hợp lệ. Số tiền thu được từ bán vé là 800 triệu đô la, và nguồn cầu lớn chưa từng có khiến con số này lên đến 1 tỷ đô la. Khoảng 15% trong số 5,6 tỷ đô là ngân sách hoạt động tư nhân. Mức thu này không thể bán lỗ bù vào số phí tổn được.

Tương tự với 3,3 tỷ đô la vé được bán bởi những nhà tài trợ địa phương. Vấn đề sẽ phát sinh nếu những ai đã mua vé không được phép tham dự và họ muốn hoàn tiền. Vé mang một điều khoản “bất khả xâm phạm” chính là phía nhà tổ chức không phải hoàn trả tiền.

vé olympic
Ảnh chụp màn hình trang Reuters. (Ảnh: Kyodo)

IOC phụ thuộc như thế nào vào thu nhập từ các đài truyền hình và nhà tài trợ?

91% thu nhập của IOC là từ hai nguồn: đơn vị phát sóng và nhà tài trợ - và 73% là từ các đài truyền hình. Ông Thomas Bach đã nói rằng IOC không có vấn đề về dòng tiền, và ủy ban này có quỹ dự trữ khoảng 1 tỷ đô la. Nhưng IOC mỗi 4 năm chỉ thực hiện hai sự kiện, gần như toàn bộ nguồn thu nhập 5,7 tỷ đô này là của chu kỳ bốn năm. Đài truyền hình NBC của Mỹ trả hơn 1 tỷ đô chỉ để phát sóng mỗi Thế vận hội. IOC sẽ thúc đẩy Thế vận hội tiến lên, dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngọn lửa Olympic thắp lên tại Hy Lạp vào ngày 26/3 nay ở đâu?

Ngọn lửa Olympic sau khi đến Nhật và được trưng bày ở tỉnh Fukushima đã được cất đi. Ông Muto cho biết sau khi nghi thức rước đuốc Olympic bị hủy bỏ, ngọn lửa Olympic được đặt dưới sự quản lý của đơn vị tổ chức Olympic Tokyo 2020.

lửa olympic
Ảnh: Pixta.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU