Những tấm bưu thiếp “ra đời” trong trận động đất Kanto

Bài: Natsume
Dec 20, 2022

Nguồn: Tokyo Weekender

Không giống như đa phần các bưu thiếp được in cảnh đẹp hoặc người đẹp, bưu thiếp được in sau trận động đất Kanto lại là hình ảnh nhà cửa đổ nát, xác người và cả những bóng hình lầm lũi, trơ trọi giữa hoang tàn.

Gần 100 năm trôi qua, nhưng đại thảm họa động đất Kanto năm 1923 vẫn là một nỗi ám ảnh với người dân Nhật Bản. Động đất mạnh 7,9 độ Richter dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, nhiều đám cháy lan rộng, những đợt sóng thần cao ngất đã phá hủy nhiều căn nhà, khiến hơn 100.000 người thiệt mạng. Sau trận động đất, khu vực Kanto, đặc biệt là Tokyo đã có một cuộc “cách mạng” chính mình, thay đổi về nhiều mặt như đẩy mạnh phát triển xã hội, chính trị và cả bộ mặt đô thị.

Động đất Kanto

Khu vực Honjo từ tòa nhà công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Mutual. Ảnh: Thư viện chính, Đại học Kyoto 

Nhưng, điều đặc biệt là chỉ vài ngày sau trận động đất lớn, rất nhiều người bắt đầu bán những tấm bưu thiếp in khung cảnh tan hoang của thành phố và chúng được mua rất nhiều. Vậy vì sao hình ảnh về thảm họa lại được công chúng tìm kiếm nhiều như vậy và việc lưu hành những bức ảnh như vậy có ý nghĩa gì vào thời điểm đó? 

Trong thời chiến, bưu thiếp là một phương thức liên lạc phổ biến. Không gian viết nhỏ ở một bên, kèm theo hình ảnh ở bên kia, khiến bưu thiếp trở thành một cách nhỏ gọn và thuận tiện để thông báo cho những người thân yêu về vị trí và sức khỏe của người gửi. Sự phổ biến của bưu thiếp tiếp tục sau Chiến tranh Nga - Nhật. Những tấm bưu thiếp mô tả cảnh chiến tranh và được lưu giữ làm kỷ vật.

công viên Asakusa

Đống đổ nát ở công viên Asakusa. Ảnh: Thư viện chính, Đại học Kyoto

Về sau, sự phổ biến của bưu thiếp đã sản sinh ra “Bijin Ehagaki - 美人絵葉書” – một loại bưu thiếp in hình những mỹ nhân được chụp với mục đích thương mại. Sự phát triển của ngành báo in sau chiến tranh đã tạo ra sự bùng nổ bưu thiếp vào đầu thế kỷ 20 ở Nhật Bản, làm tăng tiện ích của bưu thiếp không chỉ đơn giản là một công cụ giao tiếp mà còn là một thứ gì đó mang tính kỷ niệm và thẩm mỹ.

nhà hát Hoàng gia

Đám cháy ở nhà hát Hoàng gia. Ảnh: flashbak

Và với mục đích ban đầu là truyền tải thông tin thì sau trận đại động đất, vai trò của bưu thiếp lại càng phát huy mạnh mẽ hơn. Những tấm bưu thiếp này không được sản xuất vì tính thẩm mỹ mà là một công cụ chính để truyền bá thông tin. Trận động đất đã gây thiệt hại to lớn về của cải và cả con người, các tòa soạn cũng không ngoại lệ, điều này đã khiến khả năng đưa tin của giới truyền thông gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ đài phát thanh chưa phổ biến và phương tiện in ấn bị tạm dừng, bưu thiếp và ảnh trên thực tế là phương tiện thông tin chính. Để hỗ trợ các “đồng nghiệp” trong ngành in ấn, các nhà xuất bản (NXB) bưu thiếp cũng đã hỗ trợ, một trong số ít NXB còn có đủ khả năng là Mitsumura Printing.

shirokiya

Đống đổ nát gần giao lộ Nihonbashi. Ảnh: Thư viện chính, Đại học Kyoto

Những tấm bưu thiếp này phần nào đã làm thay việc của báo chí, đó là cho thấy được sự tàn phá của động đất và khiến nhiều người “săn lùng”. Đây cũng là cơ hội kiếm tiền danh cho các nhiếp ảnh gia và NXB khi không ngừng chụp ảnh và xuất bản nhiều loại bưu thiếp khác nhau. 

Nhu cầu về những tấm bưu thiếp mô tả cảnh trong trận động đất không chỉ mang tính chất giật gân mà một phần của nó được thúc đẩy bởi nhu cầu tưởng niệm. Mặc dù trận động đất chỉ xảy ra ở một phía của đất nước, việc lưu hành những tấm bưu thiếp trải nghiệm hình ảnh thông qua những tấm bưu thiếp này đã lan truyền cảm giác đồng cảm trên toàn quốc. 

Kanto

Đám cháy ở gần Yamashita, quận Kyobashi, Tokyo. Ảnh: Thư viện đại học Washington

Những tấm bưu thiếp không chỉ truyền tải tình trạng của thành phố mà còn cả sự đau buồn của người dân. Hình ảnh những gia đình đứng bên những ngôi nhà bị cháy đã gợi lên cho người xem một cảm giác cộng hưởng về cảm xúc.

Tuy chính phủ đã ra lệnh cấm in ấn và lưu hành những tấm bưu thiếp có cảnh người chết nhưng điều này đã bị phớt lờ và chúng vẫn được lưu hành, tồn tại đến ngày nay.

dòng người tị nạn

Những người tị nạn.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU