Nét duyên của váy cưới truyền thống Nhật Bản

Bài: JINius
Jul 15, 2019

Nguồn: Japanology

Từng là phong cách lễ cưới chiếm phần lớn tại Nhật Bản và vô cùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 20, lễ cưới theo phong cách Shinto cho đến hiện tại vẫn mang một nét đẹp truyền thống rất riêng.

Tại Nhật Bản, có bốn phong cách tổ chức đám cưới chính bao gồm: Shinto, Kitô giáo, Phật giáo và phi tôn giáo. Mặc dù các những người theo đạo Kitô chỉ chiếm khoảng 1% dân số Nhật Bản đám cưới theo phong cách Kitô giáo được xem là kiểu lễ cưới được ưa thích ở thời điểm hiện tại, chiếm hơn hai phần ba các lễ cưới. Tuy nhiên trong quá khứ, đám cưới theo phong cách Shinto chiếm phần lớn tại Nhật Bản. Phong cách đám cưới này đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20 trước khi nó được thay thế bằng lễ cưới theo phương tây hóa theo phong cách của Kitô giáo vào cuối những năm 1990.

váy cưới
Lễ cưới truyền thống theo phong cách Shinto. (Ảnh: weddingnews)

Lễ cưới theo phong cách Shinto thường được tổ chức ở nơi linh thiêng như điện thờ, cô dâu sẽ có sự thay đổi trang phục cưới trong suốt buổi lễ. Trong lễ cưới truyền thống này, cô dâu sẽ mặc Shiromaku, Iro Uchikake, Hikifurisode; còn chú rể sẽ mặc Montsuki haori hakama.

SHIROMAKU

Trong đám cưới theo Thần đạo, các cô dâu thường bắt đầu lễ cưới bằng việc mặc một bộ áo gọi là Shiromaku. Bộ lễ phục trắng này chủ yếu được mặc trong lúc lễ cưới diễn ra. Nó biểu thị cho sự tinh khiết, sạch sẽ và trinh tiết của người phụ nữ. Phục trang màu trắng này cũng biểu thị rằng cô dâu là một tấm vải trơn, có thể chấp nhận những suy nghĩ và giá trị của người chồng tương lai.

Shiromaku bao gồm một bộ Furisode kimono, khoác thêm lớp Kakeshita. Thêm vào đó, khăn quấn Maru obi hoặc Fukuro obi sẽ được đeo quanh thắt lưng và được bọc lại bởi khăn obi age và cố định bằng dây Obi jime. Sau đó một bộ kimono giống như lớp áo thứ hai được gọi là Uchikake sẽ được khoác ngoài cùng.

các lớp áo trong bộ Shiromaku
Các lớp áo trong bộ Shiromaku. (Ảnh: api-radio)

Giày dép bao gồm vớ ​​Tabi, dép Zori và các phụ kiện đi kèm như ví Hakoseko, quạt gấp Sensu và đôi khi là một con dao Kaiken. Trong khi các cô dâu phương Tây thường đeo khăn che mặt, thì bộ lễ phục Shiromaku lại có riêng một chiếc mũ trùm đầu màu trắng có kích thước lớn được gọi là Wataboshi. Điều này được cho là để che giấu những linh hồn tội lỗi tồn tại trong mái tóc dài của người phụ nữ cũng như khiến cho chú rể chỉ thấy được khuôn mặt của cô dâu. Các cô dâu cũng có thể chọn đội mũ Tsunokakushi trên bộ tóc giả Shimada được trang trí bằng những món đồ trang trí tóc Kanzashi. Tóc giả được tạo kiểu theo phong cách Shimada thời Edo. Một số cô dâu có thể đội Wataboshi trong buổi lễ và sau đó chuyển sang Tsunokakushi cho tiệc chiêu đãi.

Dù hầu hết các bộ lễ phục Shiromaku có màu trắng, thì kimono cũng như wataboshi và nơ đi kèm có thể được viền bằng màu đỏ.

Cô dâu trong bộ lễ phục Shiromaku
Cô dâu trong bộ lễ phục Shiromaku. (Ảnh: weddingnews)

IRO UCHIKAKE

Sau lễ cưới, các cô dâu sẽ xuất hiện trong tiệc chiêu đãi và đổi lễ phục từ Shiromaku sang Iro uchikake. Iro uchikake thường có màu đỏ tươi nhưng cũng có thể là vàng hoặc các màu hiện đại hơn như tím đậm hoặc xanh ngọc. Trang phục thường được thiết kế với họa tiết đặc biệt như hoa anh đào, con sếu hoặc các họa tiết tiêu biểu khác của Nhật Bản. Những biểu tượng được chọn này thường có ý nghĩa mang lại sự may mắn hoặc tài lộc.

Cô dâu trong bộ lễ phục Iro Uchikake
Cô dâu trong bộ lễ phục Iro Uchikake. (Ảnh: jpn-photo)

HIKIFURISODE

Những cô dâu tìm kiếm một chiếc áo cưới ít trang trọng hơn thường chọn mặc Hikifurisode. Đó là một loại kimono cổ điển dành cho cô dâu có thể được mặc trong tiệc chiêu đãi. Các Hikifurisode nói chung là một o-furisode có chiều dài tay áo dài hơn. Bộ lễ phục này thường được mặc với một đuôi áo nhỏ và không có nếp gấp ở hông. Cô dâu chọn mặc Hikifurisode sẽ thể hiện được phong cách cá nhân của riêng mình bằng cách thêm vào các phụ kiện yêu thích của bản thân. Trong khi nhiều cô dâu sử dụng Hikifurisode như một sự thay đổi thứ ba cho lễ phục mặc trong đám cưới của họ, một số người có thể chọn nó làm trang phục duy nhất cho lễ cưới của mình vì nó có nhẹ hơn và thường rẻ hơn nhiều so với hai lựa chọn chuẩn kia.

Cô dâu trong bộ lễ phục Hikifurisode
Cô dâu trong bộ lễ phục Hikifurisode. (Ảnh: weddingnews)

MONTSUKI HAORI HAKAMA

Trong khi trang phục cô dâu có thể được chú ý nhiều nhất vì thay đổi nhiều lần trong lễ cưới, chú rể chỉ cần khoác một bộ lễ phục thôi. Chú rể không cần phải thay đổi lễ phục nhiều lần như cô dâu, họ chỉ mặc một bộ trang phục được gọi là Montsuki haori hakama. Lễ phục nam bao gồm một bộ kimono chuẩn truyền thống được gọi là Montsuki. Bộ Montsuki này sẽ được trang trí với chiếc bờm hình dấu riêng của gia đình, kèm theo đó là một chiếc quần dài Hakama sọc và áo khoác Haori.

Giống như những bộ vest hoặc tuxedo được mặc bởi các chú rể phương Tây, những bộ kimono trang trọng được mặc trong đám cưới theo phong cách Shinto cũng không có nhiều màu sắc. Chúng thường có màu đen hoặc xám với bộ bờm trắng đi kèm. Loại trang phục này không chỉ được mặc bởi chú rể mà nhiều khách mời nam đến dự đám cưới cũng có thể mặc.

Chú rể trong bộ lễ phục Montsuki haori hakama
Chú rể trong bộ lễ phục Montsuki haori hakama. (Ảnh: global rakuten)

Tuy nhiên một truyền thống đẹp đẽ của văn hóa Nhật Bản đang dần biến mất đi một cách đáng tiếc, không chỉ do đám cưới theo phong cách Kitô giáo ngày càng được ưa chuộng, mà còn bởi vì các cuộc hôn nhân của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU