Liệu có sự đồng bộ trong việc bố trí phòng học của Nhật?

Bài: Natsume
Apr 7, 2022

Nguồn: Soranews

Nhiều cư dân mạng Nhật Bản đang tranh luận rằng liệu có hay không việc các trường học đều tuân thủ một quy tắc xây dựng đối với hướng của các lớp học?

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến với sự quy củ, chỉn chu trong từng tiểu tiết, điều đó thể hiện rõ nhất trong trường học với những quy định chung như: mặc đồng phục, đeo cặp giống nhau... đến những quy định khắt khe gây tranh cãi.

Nhưng dù gắn bó với ghế nhà trường 12 năm, thay đổi nhiều lớp học, cấp học, liệu có ai để ý đến việc các phòng học dường như được sắp xếp có chủ đích?

phòng học

Cảnh tượng một phòng học quen thuộc với những người yêu thích văn hóa Nhật. Ảnh: Pinterest

Điều này chỉ được chú ý khi @kotatuyukkuri, một người dùng Twitter chia sẻ nội dung tạm dịch như sau: “Đột nhiên tôi nhớ ra rằng, vào năm ba tiểu học, tôi chẳng nhớ nổi phương hướng khi học môn khoa học xã hội. Khi ấy, thầy hiệu phó đến thăm lớp của chúng tôi và nói rằng trường nào cũng có bảng đen ở phía tây, cửa sổ ở phía nam, tủ đựng đồ ở phía đông và hành lang ở phía bắc. Chia sẻ đó thật sự là một cuộc cách mạng với một cậu bé như tôi thời bấy giờ”. Bài viết đã nhận được 86.000 lượt thích.

bố trí lớp học

Sơ đồ về cách bố trí lớp học đang được mô tả. 

Ngay khi được chia sẻ, bên dưới bài đăng, nhiều người bắt đầu bình luận rằng dường như họ cũng không bao giờ để ý đến chi tiết này trước đây. Và bây giờ họ mới bắt đầu hồi tưởng lại những lớp học trong kí ức. 

Nhiều người chia sẻ rằng họ đã rời nhà trường quá lâu rồi nên không nhớ chính xác cách bố trí. Một số khác lại khẳng định lớp học của họ phù hợp với cách chủ tài khoản chia sẻ, thậm chí họ còn làm rõ hơn điều này:

  • Tôi nghe nói cách thiết kế này cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào từ phía nam, giúp không tạo ra bóng nắng khi học sinh thuận tay phải ghi chép.
  • Bảng đen ở phía tây sẽ giúp học sinh có thể thấy toàn bộ nội dung trên bảng một cách dễ dàng.
  • Các thư viện sẽ quay mặt về hướng bắc (hoặc ít nhất là ở vị trí tránh mặt trời lặn hướng tây) để bảo vệ sách khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Cha tôi nói với tôi rằng vào thời chiến tranh, nếu phi công mất lái trong không trung, họ sẽ nhìn xuống trường học để lấy lại phương hướng. Ngày nay, cách bố trí không còn ổn định nên điều đó sẽ không thể xảy ra nữa.
  • ...
học sinh
Nhiều ý kiến cho rằng việc bố trí như vậy giúp học sinh viết bài không bị đổ bóng nắng, khi đa phần mọi người thuận tay phải. Ảnh: istock
Tuy vậy cũng có những ý kiến cho rằng phòng học của họ lại được bố trí kiểu khác:
  • Trường học của chúng tôi có cửa sổ quay về hướng bắc, đơn giản vì đó là hướng có núi Phú Sĩ và hoa anh đào.
  • Tôi nghĩ các trường học lâu đời sẽ theo quy tắc mà bạn kể, còn những trường học mới thì sẽ phải phụ thuộc vào vị trí khu đất.
Mặc dù cách bố trí trường học gần đây có thể đã thay đổi nhiều hơn do quá trình đô thị hóa và quy mô đất đai ngày càng giảm, nhưng đa số ý kiến cho rằng nhiều phòng học vẫn được bố trí theo lối cũ.
lớp học
Ảnh: istock

Tiết lộ rằng đây không phải là sự trùng hợp thuần túy mà là một nguyên tắc thiết kế được suy nghĩ kỹ lưỡng đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Họ đã để lại lời biết ơn nồng nhiệt đối với những người tạo ra thiết kế tinh tế như vậy. Đây là một trong nhiều lý do khiến nỗi nhớ về những ngày tháng tươi đẹp thời học sinh chiếm một không gian lớn trong trái tim mọi người.

Xem thêm: Trường học Nhật Bản: Những sự thật bất ngờ (P1)

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU