Amaterasu: vị thần tối cao nhưng "không làm tròn bổn phận"

Nguồn: Spiritual ConnectApr 22, 2019

Amaterasu Oomikami là nữ thần Mặt trời tối cao trong Shinto (Thần đạo) và được xem là thủy tổ của dòng dõi hoàng gia Nhật Bản. Kojiki (Cổ Sự Ký) có nhiều ghi chép về bà nhưng đáng nói nhất phải kể đến sự việc không làm tròn chức trách của bà do lỗi lầm của em trai.

Lý lịch trích ngang của Amaterasu Oomikami

amaterasu thần mặt trời 1
Ảnh: Shindodvd.jp
Danh xưng: Amaterasu Oomikami (Tiếng Hán là “Thiên Chiếu Đại Ngự Thần”)
Giới tính: Nữ (Theo Kojiki)
Công việc: Người giữ vị trí tối cao trên thiên đường – nơi các vị thần sinh sống
Trực thuộc hệ: Mặt trời
Điều lo nghĩ mỗi ngày: Trách nhiệm chiếu sáng cho thế giới, đem đến năng lượng cho muôn loài
Cha: Izanagi
Mẹ: Izanami
Anh chị em trai: Tsukuyomi (hiện thân của bóng đêm) và Susanoo (vị mãnh tướng)

Nguồn gốc ra đời thần Mặt trời Amaterasu Oomikami

Izanagi và Izanami là hai vị thần mang sứ mệnh tạo ra nước Nhật rồi sinh ra các vị thần như thần gió, thần cây, thần núi, thần biển, thần sông… không bao gồm thần chết Shinigami; đem sự sống, thiên nhiên cho vùng đất Nhật Bản, từ hoa lá cỏ cây cho đến nắng mưa mây gió… 

thần Izanagi và Izanami

Hai vị thần Izanagi và Izanami. Ảnh: monst-news.net

Đến khi sinh ra thần lửa thì, do sức nóng của lửa đã khiến Izanami bị phỏng và lìa đời. Quá đau buồn trước cái chết của vợ, Izanagi quyết định xuống âm phủ để tìm nàng. Nhưng do quá muộn, Izanami đã lỡ ăn thức ăn ở âm phủ nên nàng không thể trở về cùng Izanagi. Cuối cùng, Izanagi đành về hạ giới trong đau buồn và luyến tiếc. 

Để gột rửa ô uế nơi âm phủ, Izanagi làm nghi lễ thanh tẩy, dùng nước thần làm sạch cơ thể. Trong quá trình rửa mắt thì thần Mặt trời Amaterasu Oomikami được sinh ra từ mắt trái của Izanagi, hiện thân của bóng đêm – thần Tsukuyomi no Mikoto được sinh ra từ mắt phải và vị thần mãnh tướng Susanoo sinh ra từ mũi.

Amaterasu và Tsukuyomi

Bên trái là Amaterasu, bên phải là Tsukuyomi. Ảnh: kojiki-story.net

thần Susanoo

Thần Susanoo. Ảnh: bungu-uranai.com

Như vậy, Tsukuyomi cai quản thế giới bóng tối, Susanoo cai quản đại dương còn Amaterasu trông coi thiên giới. Tên của thần Amaterasu Oomikami mang nghĩa là vị thần vĩ đại, tỏa ánh sáng chiếu rọi cả thiên đường.

Amaterasu và cuộc đụng độ với em trai Susanoo

Susanoo vì muốn gặp mẹ đã gào khóc thảm thiết. Vì điều này mà Izanagi đã tức giận và quyết định “tống” Susanoo về âm quốc – nơi người mẹ Izanami đang sống. Trước khi đi, Susanoo đến thăm chị gái Amaterasu để chào tạm biệt, nhưng do ông là một mãnh tướng, tiếng gào khóc của ông thôi cũng ẩn chứa sức mạnh phi thường làm phá hủy nhiều nơi trên thế giới.

Điều này đã khiến Amaterasu hiểu lầm là Susanoo đến để tấn công thiên giới nên bà đã mặc trang phục nam giới, trang bị vũ khí và nghênh đón Susanoo trong tư thế chuẩn bị chiến đấu.

Amaterasu mặc áo giáp

Amaterasu mặc áo giáp cùng binh đoàn chuẩn bị nghênh chiến với Susanoo. Ảnh: Oryouridaisuki.at.webry.info

Susanoo định hóa giải hiểu lầm, nhưng vì sức mạnh quá dị thường của mình đã gây ra biết bao tai ương nên Amaterasu không tin người em trai này. Sau khi tranh cãi một thời gian dài, cuối cùng Susanoo đề nghị làm một “hiệp ước” để chứng tỏ sự trong sạch của mình.

Hiệp ước đó là, họ sẽ sử dụng phép thuật để tiên đoán suy nghĩ thật trong lòng. Susanoo cắn nát miếng ngọc quý của Amaterasu, sau đó nhả ra 5 vị nam thần. Amaterasu thì bẻ gãy thanh kiếm của Susanoo rồi nuốt chúng, sau đó phà ra 3 vị nữ thần. 

Lúc ấy, Susanoo đã nói: “Từ thanh kiếm của em mà sinh ra được các nữ thần xinh đẹp thế này thì làm sao em lại có ý muốn đến đây chiến đấu chứ?”. Teramasu đã bị thuyết phục và cho phép Susanoo ở lại thiên đường. Susanoo cũng quên mất ý định ban đầu khi đến đây.

Susanoo gây đại họa và sự “thiếu trách nhiệm” của Teramasu

Từ khi Susanoo đến thiên đường, ông đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối như phá hủy cánh đồng, đi “bậy” vào thần điện, gieo không biết bao lời oán thán của những vị thần khác. Nhưng Aratemasu nuông chiều em trai đến mức bỏ qua mọi chuyện và nói mọi người rằng hãy “mắt nhắm mắt mở” cho qua. 

Susanoo gây rối trong thần điện

Susanoo gây rối trong thần điện. Ảnh: Oryouridaisuki.at.webry.info

Nhưng không thể ngờ rằng đến một ngày, Susanoo đã gây ra đại họa. Ông đã ném vào căn phòng dệt một con ngựa chết bị lột da, giết chết một vu nữ trong phòng. Sự việc này không thể dùng quyền lực của mình để che đậy, Aratemasu cảm thấy tội lỗi trước hành động của em trai và hành vi dung túng của mình nên đã quyết định tự nhốt mình vào hang động Amano Iwato rồi lấp kín cửa, quyết không ló mặt ra ngoài.

Bản thân bà là thần Mặt trời. Nên hành động đó đã khiến cho thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian. 

Mặt trời trở lại, bình minh ló dạng

amaterasu thần mặt trời 9

Ảnh: rekijin.com

Không thể để thần Mặt trời mãi giam mình trong hang động, các vị thần đã tụ họp lại để nghĩ cách khiến Amaterasu chịu ra ngoài. 

Họ đặt một tấm gương thật sáng trước hang động rồi mở yến tiệc. Sau đó, nữ thần Amano Uzume nhảy một vũ điệu rất mê hoặc, khiến các vị thần cười đùa vui vẻ, không khí bừng lên đầy huyên náo. Điều này khiến cho Amaterasu – đang ở trong hang động – cảm thấy kỳ quái rồi cất tiếng hỏi:
“ Tại sao mọi người có thể cười vui vẻ khi không có ta chứ?”

Amano Uzume nhanh trí trả lời:
“Vì có một vị thần đẹp hơn Người đang ở đây đấy!”

Amaterasu tò mò hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy hình ảnh mình phản chiếu chói lọi trên tấm gương để phía trước hang. Trong giây phút bà sững sờ ngạc nhiên, vị thần sức mạnh Ameno Tajikarao đã dùng lực mở và kéo cửa hang ra.

amaterasu thần mặt trời 7

Cảnh Ameno Tajikarao dùng lực kéo cửa hang để đưa Amaterasu ra ngoài. Ảnh: Nipponkiyoshi

Amaterasu bước ra trước điệu nhảy

Cảnh tượng Amaterasu bước ra trước điệu nhảy đầy cuốn hút của Amano Uzume. Ảnh: Nipponkiyoshi

Mặt trời đã trở lại với thế gian, sự bình an lan tỏa khắp muôn nơi. 

Về phần Susanoo, ông phải gánh trách nhiệm của mình, cắt tóc và móng rồi bị đuổi khỏi thiên đường, kết thúc một phen hỗn loạn.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU