2 nguồn tài nguyên mang đến lợi nhuận khổng lồ cho Nhật Bản

Bài: MoonJul 28, 2020

Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Thế nhưng đất nước này cũng gắn liền với hình ảnh một vùng đất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, hầu như không sở hữu nguồn khai thác lớn nào. Chính vì vậy, tuy thiên nhiên ở Nhật không phải là thế mạnh, nhưng tốc độ vươn lên lại thần kì, thế nên những thông tin xoay quanh nguồn tài nguyên nơi đây vốn luôn là đề tài được mọi người quan tâm để hiểu rõ hơn về xứ sở hoa anh đào. 

Đôi nét về bối cảnh tài nguyên ở Nhật Bản

nguồn tài nguyên thiên nhiên không dồi dào và phong phú như những đất nước khác, nên Nhật Bản chủ yếu dựa vào nguyên liệu và năng lượng nhập khẩu. Theo thống kê, quốc gia này là nhà nhập khẩu khí đốt và than tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, và cũng đạt vị trí thứ hai trong hạng mục nhập khẩu dầu. Đặc biệt sau thảm họa kép năm 2011 khiến các lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động, Nhật Bản có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ bên ngoài.

Tuy nhiên bằng sự tìm tòi để khắc phục nghịch cảnh, Nhật Bản đã bắt đầu tập trung chú ý đến hai khu vực mang tiềm năng khai thác khổng lồ chính là rừng và đại dương bao quanh các quần đảo. Hai hạng mục kể trên đã đem đến nguồn tài nguyên chủ lực đáng kể cho quốc gia này: lâm nghiệp và thủy sản. 

Ngành công nghiệp đầy hứa hẹn từ rừng vàng

Mặc dù Nhật Bản có diện tích đất nhỏ, nhưng phần nhiều lại được bao phủ bởi rừng. Ước tính khoảng 62,8% đất của Nhật là rừng, xếp thứ 4 trên toàn thế giới. Do có diện tích rừng lớn nên cơ hội xuất khẩu và mở rộng việc làm từ lâm nghiệp cũng đáng kì vọng, nhất là khi nhu cầu thu mua gỗ chất lượng cao đang tăng, đặc biệt ở các nước trong cùng khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc.

nguồn tài nguyên mang đến lợi nhuận khổng lồ cho Nhật Bản
Tài nguyên rừng của Nhật Bản. (Ảnh: Peaceful Heart Pilgrimage)

Nắm bắt cơ hội đó, Nhật Bản nhanh chóng xuất khẩu một lượng lớn gỗ sang các quốc gia không tự đáp ứng đủ bằng nguồn cung trong nước. Chỉ tính riêng năm 2015, ngành lâm nghiệp Nhật Bản đã sản xuất 20 triệu mét khối gỗ, thu về khoảng 436 tỷ yên. Lâm nghiệp chính thức chiếm 0,04% GDP cả nước.

Với những con số khả quan như vậy, có thể nói rừng là nguồn tài nguyên sáng giá của Nhật Bản.

Thủy sản hay món quà từ biển bạc

Đảo quốc Nhật Bản – từ tên gọi đã giúp phần nào hình dung đất nước này xung quanh bốn bề đều giáp biển. Với bờ biển trải dài 37.000km, tọa lạc ngay vị trí giao lưu của các luồng hải lưu lớn, cùng 4,5 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, hoàn toàn không ngạc nhiên khi nơi đây phát triển mạnh mẽ ngành khai thác thủy hải sản. Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với nghề đánh bắt cá và đánh bắt cá ở biển sâu, thực tế đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp và công nghiệp hóa.

hải sản nhật bản
Nhật nổi tiếng với hải sản tươi ngon. (Ảnh: Pixabay)

Chỉ xét riêng đất nước này đã sở hữu 1.000 xưởng sản xuất chế biến thủy sản lớn của Châu Á và hơn 2.000 cảng cá bao gồm cả Otaru, Nagasaki, Kushiro và Abashiri. Hiện nay, mỗi ngày có 500 tàu cá cỡ lớn cùng hơn 2.000 tàu cá cỡ vừa của Nhật hoạt động trên biển. Chợ cá ở Nhật cũng là một trong những chợ cá bán buôn sầm uất bậc nhất thế giới, đặc biệt là các sản phẩm cá đông lạnh, cá chế biến và cá tươi. Những con số đồ sộ này đã lí giải cho sản lượng tiêu thụ thủy hải sản trong và ngoài nước khổng lồ, chiếm đến 23% tổng GDP.

tàu cá tập trung ở cảng Miyagi
Tàu đánh cá tập trung ở cảng tỉnh Miyagi. (Ảnh: kunc.org)

Tóm lại, bên cạnh rừng gỗ chất lượng, khai thác và chế biến thủy sản, tiêu biểu là mặt hàng cá biển là những hạng mục nổi bật của kinh tế Nhật Bản. 

Tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản dồi dào chắc chắn là điểm mạnh, hay thậm chí là linh hồn một quốc gia. Nhật Bản tuy không được đánh giá là có vạch xuất phát vững chắc, nhưng ý thức lao động sáng tạo và tận dụng hiệu quả những gì có trong tay đã giúp quốc gia này điều chỉnh hạn chế, thậm chí góp phần thúc đẩy tích cực cho sự phát triển nước nhà.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU