Nhật Bản thiết lập dịch vụ hỗ trợ người khiếm thính

Nguồn: Asahi ShimbunJun 15, 2020

Nhật Bản đang nỗ lực trong việc thiết lập dịch vụ công cộng hỗ trợ những người khiếm thính hoặc lãng tai có thể thực hiện cuộc gọi bất cứ lúc nào thông qua các trợ lý online.

Trong nhóm các nước G-7 chỉ có Nhật Bản là chưa thiết lập cơ chế công khai để cung cấp quyền truy cập các dịch vụ điện thoại miễn phí. Dự luật cung cấp dịch vụ chuyển tiếp điện thoại công khai được thông qua vào ngày 5/6. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tài chính 2021. Dịch vụ này cũng sẽ cho phép những người khiếm thính có thể thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp đến cảnh sát và trạm cứu hỏa.

Song song đó, kế hoạch này vẫn cần phát triển sao cho các doanh nghiệp hoặc người nhận cuộc gọi biết được tính chất và cách hoạt động của loại hình này khi bắt máy. Bằng hệ thống này, những người khiếm thính sẽ gửi thông điệp, tín hiệu bằng ngôn ngữ ký hiệu hoặc văn bản bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh. Sau đó, các nhà điều hành sẽ tiếp thu và giải thích theo thời gian thực để những người nhận cuộc gọi có thể hiểu được. Bởi đây là dịch vụ công công nên sẽ có một cơ sở được ủy quyền bởi chính quyền trung ương. Cơ sở này sẽ có mặt để chuyển tiếp nội dung cuộc gọi bất cứ lúc nào, với chi phí tương tự như các cuộc gọi thông thường. Và những người bình thường cũng có thể sử dụng dịch vụ này để gọi cho những người có vấn đề thính giác.

Nhật Bản thiết lập dịch vụ hỗ trợ người khiếm thính
Nhật Bản thiết lập dịch vụ hỗ trợ người khiếm thính.

Từ năm 2013, quỹ Nippon có trụ sở tại Tokyo đã cung cấp dịch vụ tương tự trên cơ sở thử nghiệm, nhưng dịch vụ sẽ bị chấm dứt trong năm tài chính này. Theo Nippon Foundation, có 10.500 người đăng ký dịch vụ này kể từ tháng 9/2019. Theo thống kê, mỗi tháng có khoảng 28.000 cuộc gọi được những người khiếm thính thực hiện thông qua hệ thống dùng để đặt chỗ, đặt lịch hẹn với các cửa hàng và bệnh viện và cả hoãn lịch giao hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này chính là không thể dùng cho các cuộc gọi khẩn cấp và không phục vụ 24/7.

Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn mang theo một số trở ngại nhất định. Ông Yoshihito Ito, chủ tịch của Information Gap Buster, cũng là người bị khiếm thính bẩm sinh. Ông cho biết những người nghe điện thoại thường không hiểu dịch vụ chuyển tiếp là gì. Trong một số trường hợp, người chuyển tiếp phải mất khá nhiều thời gian để nói sơ qua về dịch vụ này trước khi chuyển tải nội dung chính. Chính vì vậy, một số người bị nhầm lẫn dịch vụ này với những cuộc gọi rác. Ông Ito nói thêm: "Những người khiếm thính sẽ không thể thực hiện những cuộc gọi như bao người nếu những trở ngại xã hội vẫn còn tồn tại".

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU