Mùa hoa – mùa yêu, hoa trong tâm thức của người Nhật
Bất cứ lúc nào, đến nước Nhật là đến với những mùa hoa. Văn hoá ngắm hoa, xem hoa như một phần trong đời sống đã trở thành một truyền thống của của người Nhật. Kilala Vol 30 – Mùa hoa mùa yêu sẽ giới thiệu đến bạn đọc loạt bài Focus về hoa và mùa xuân: Vũ điệu mùa xuân, Lễ hội mùa xuân, Những bàn tiệc nở hoa, Nghệ thuật hoa vải Tsumami: Tình yêu hoa kết nối hai dân tộc Nhật – Việt, Menu món ăn Hương vị mùa xuân – Cảm hứng Sakura…
Mùa xuân: Ngồi giữa mùa xuân căng tràn sức sống, ngắm anh đào nở rộ như trải thảm hồng trên nền trời xanh biếc sẽ là trải nghiệm chẳng thể nào quên trong đời của bất kỳ ai, bởi vì không có anh đào nơi nào mang những mùi hương đặc biệt như anh đào ở Nhật. Mỗi loại anh đào mang một mùi hương riêng biệt khó lẫn vào đâu được.
Xem thêm KILALA eMagazine Anh đào nở với gió xuân
Mùa hạ: Không chỉ có tử đằng – loài hoa của tình yêu vĩnh hằng mọc từng chùm rủ xuống dịu dàng báo hiệu hè sang, hướng dương chính là loài hoa biểu trưng nhất của mùa hạ nước Nhật.
Mùa thu: Hoa cúc là hình ảnh biểu trưng của mùa thu, cho ánh mặt trời tỏa chiếu và thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc từ Thái Dương thần nữ của người dân Nhật Bản.
Mùa đông: Cả một mùa tuyết phủ trong màn trời lạnh giá, vậy mà vẫn có những bông hoa bừng nở như thách thức tất cả. Đó chính là sơn trà – hoa hồng mùa đông, loài hoa gợi nhiều cảm hứng để cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật.
Ngạc nhiên hơn, ở Nhật còn có những món ăn từ các loài hoa như hoa anh đào muối, hoa cúc trộn salad, tempura hay nấu súp rong biển hoa cúc, hoa kim ngân nấu mướp, hoa kim ngân – củ cải có tác dụng thanh nhiệt…
Đổi mới nội dung và hình thức
Một số bài viết tiêu biểu:
Jun Phạm và những trải nghiệm thú vị ở Nhật: Yêu thích văn hóa Nhật Bản ngay từ thuở nhỏ, Jun Phạm bắt đầu tìm tòi tự học tiếng Nhật từ năm học lớp 9. Tính đến thời điểm hiện tại, Jun Phạm đã góp vào hành trang tuổi trẻ của mình 2 chuyến du lịch “phượt” đến xứ sở hoa anh đào. Và dường như không chỉ dừng lại ở đó, ở chàng trai trẻ này, nguồn cảm hứng về Nhật Bản là vô tận...
Mỹ phẩm Nhật “vượt biển” thành công: Không ồn ào, không dữ dội, lại càng không PR rầm rộ. Ấy vậy mà các thương hiệu làm đẹp xứ Phù Tang lại vượt khỏi quốc đảo này để chiếm một vị trí ưu ái trong lòng phụ nữ khắp thế giới. Trong một cuộc cạnh tranh sít sao với Hàn Quốc, “ngôi sao” đang lên trong cùng châu lục và những thương hiệu lâu đời từ châu Âu hay tập đoàn thương mại của châu Mỹ, mỹ phẩm Nhật vẫn giành được sự tín nhiệm và yêu mến của rất nhiều phụ nữ khi nói về tri kỷ của làn da.
Kính áp tròng – giải pháp làm đẹp mới: Hiện nay, có đến 140 triệu người trên thế giới sử dụng kính áp tròng, trong đó, thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ với 12% dân số (tương đương 40 triệu dân), đứng thứ hai là Nhật Bản với khoảng 15 triệu dân. Làm thế nào để thương hiệu kính áp tròng Singapore Mắt Mode (hiện đang có mặt tại Việt Nam) có thể vươn lên đứng vị trí thứ 2 về doanh số trong thị trường Nhật Bản?
Làm sao để tiết kiệm chi phí ăn uống khi du học Nhật: Ở Nhật đắt đỏ là vậy nhưng cũng không thiếu các quán ăn có giá “hạt dẻ”. Có thể tham khảo các chuỗi cửa hàng cơm bò Gyudon như Sukiya, Matsuya, Nakau, Yoshinoya với giá chỉ từ 400 Yên, các cửa hàng Ramen/Udon/Soba/cà ri… tự phục vụ và bán đồ ăn qua phiếu hay cửa hàng bán thức ăn nhanh như KFC, McDonald…
Phỏng vấn độc quyền tỉ phú Akira Takata: Kilala tự hào là những người Việt Nam đầu tiên phỏng vấn Akira Takata - người đã mua lại CLB bóng đá V – Varen Nagasaki vừa phá sản và đưa đội bóng thăng hạng lên J1 – hạng đấu cao nhất của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản.