Danh sách đồ dùng bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản 2019

Bài: Kim NgânJan 4, 2019

Những năm gần đây, số lượng người Việt đến Nhật Bản để du lịch, học tập, làm việc ngày càng tăng. Có không ít người còn băn khoăn về việc những đồ dùng nào được phép mang sang Nhật, đồ dùng nào thì không. Trong bài viết này, Kilala sẽ giới thiệu danh sách mới nhất về đồ dùng bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản, giúp bạn đọc có chuyến đi thuận lợi đến xứ sở Hoa anh đào.

1. Các vật dụng bị cấm nhập cảnh vào Nhật

Bạn sẽ bị chặn lại ở sân bay nếu mang theo các vật dụng sau:

vật dụng bị cấm mang sang nhật bản

Với trường hợp mang theo thiết bị có chứa pin Lithium như laptop, điện thoại thì:

+ Tất cả pin rời phải được tháo ra và để trong hành lý xách tay.
+ Pin dưới 101Wh như trong laptop, điện thoại di động thì không bị hạn chế.
+ Ngược lại, pin từ 101Wh đến 160Wh phải được sự phê duyệt từ hãng hàng không.
+ Điện thoại Galaxy Note 7 bị cấm mang lên máy bay do đã xảy ra nhiều sự cố cháy nổ trước đó.

2. 3 loại chất lỏng được phép mang sang Nhật

Chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định cấm mang bất cứ chất lỏng nào vào Nhật Bản, ngoại trừ 3 loại sau:

+ Sữa, đồ ăn thức uống dành cho trẻ sơ sinh (phải có trẻ sơ sinh đi cùng)
+ Thuốc chữa bệnh (phải có họ tên, địa chỉ của hành khách và bác sĩ kê đơn)
+ Các loại nước hoa, mỹ phẩm, đồ uống, rượu… mua tại cửa hàng trong sân bay.

3. Thực phẩm tươi sống bị cấm nhập cảnh vào Nhật

thực phẩm tươi sống bị cấm mang vào nhật bản

4. Các rau - củ - quả bị cấm nhập cảnh vào Nhật

Trước đây, ngoài các rau củ quả nằm trong danh sách bị cấm mang vào Nhật Bản như hình dưới đây thì vẫn có một số loại được phép mang hoặc cần kiểm tra trước khi nhập cảnh như sầu riêng, dừa, dứa, cà rốt, các loại trà, nấm…

rau củ quả bị cấm nhập cảnh vào Nhật

Nhưng kể từ ngày 1/1/2019, để tránh mua bán bất hợp pháp và bảo vệ ngành nông nghiệp nước nhà khỏi dịch bệnh, chính phủ Nhật Bản đã cấm tất cả thực phẩm bao gồm rau củ quả nhập cảnh vào Nhật nếu chưa qua kiểm dịch. Dưới đây là quy định và thủ tục kiểm tra thực phẩm ở quầy kiểm dịch:

quy chế kiểm dịch thực phẩm
Nguồn ảnh: Japan.net.vn

5. Các vật dụng nguy hiểm có thể để trong hành lý ký gửi

Các vật dụng nguy hiểm thì không được xách tay lên máy bay nhưng có thể để trong hành lý ký gửi, như các loại dao kéo, gươm, búa, dùi cui, vật có thể gây sát thương cho người khác.

Các loại pin Lithium có công suất từ 101Wh đến 160Wh thì chỉ được mang tối đa 2 cái và bọc cẩn thận để tránh đoản mạch, gây cháy nổ.

6. Các vật dụng bị hạn chế để trong hành lý ký gửi

+ Các vật có giá trị cao như tiền bạc, laptop, điện thoại, giấy tờ hợp đồng, hộ khẩu, passport, trang sức…
+ Những vật có mùi hôi, gây khó chịu (như nước mắm, cá khô) nếu không đóng kín, bọc kỹ thì sẽ không được vận chuyển. Khi đã đảm bảo không có mùi bay ra ngoài thì bạn được phép mang tối đa 3kg hoặc 3 lít chất lỏng.

kilala.vn

JAPAN GUIDE - Sách du lịch đầu tiên dành cho người Việt

Là ấn phẩm du lịch Nhật Bản đầu tiên dành riêng cho người Việt Nam, với nội dung và hình ảnh gần gũi, dễ hiểu, được xây dựng dựa trên thị hiếu và nhu cầu của du khách Việt.

- Thông tin độc quyền, chính thống, có sự bảo trợ từ các chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản.

- Có kích cỡ tương đương khổ B5, độ dày 140 trang luôn bìa và được in màu sắc nét, Japan Guide được thiết kế để bạn có thể dễ dàng bỏ vào trong hành lý và mang đi khắp mọi nơi. Đính kèm mỗi ấn phẩm là bộ bookmark và post card vô cùng đáng yêu. 

- Giới thiệu đến bạn những thông tin khái quát về Nhật Bản, Japan Guide sẽ là ấn phẩm tham khảo thích hợp với nhiều đối tượng du khách, từ khách đi theo đoàn cho đến khách du lịch tự túc.

1 click vào link, sở hữu liền tay Japan Guide nhé!

http://bit.ly/JapanGuideBook

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU