Tranh luận: Có nên vứt khăn giấy đã sử dụng vào bát Ramen sau khi ăn?

Bài: Ciro
Apr 23, 2023

Nguồn: Japan Today

Vứt khăn giấy đã sử dụng vào bát sau khi ăn là hành vi thô lỗ, mất vệ sinh hay là lòng tốt giúp nhân viên cửa hàng đỡ vất vả?

Các cửa hàng Ramen là những quán ăn thông thường, vì vậy bạn sẽ không tìm thấy những chiếc khăn ăn bằng vải cầu kỳ tại đây. Thay vào đó là những hộp đựng khăn giấy để khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là có thể cư xử tùy tiện không phép tắc ở các quán mì. Mới đây, một quán Ramen ở thành phố Utsunomiya, tỉnh Tochigi đã đăng tải dòng tweet lên Twitter, yêu cầu về phép lịch sự khi dùng bữa ở cửa hàng.

cửa hàng ramen tatsuya ở untsunomiya
Cửa hàng Ramen Tatsuya ở thành phố Utsunomiya, tỉnh Tochigi. Ảnh: oudouya.com

Bài đăng đi kèm một bức ảnh, trong đó, một chiếc khăn giấy đã qua sử dụng được thực khách đặt vào bát sau khi họ ăn xong. Và đó chính là điều mà nhà hàng mang tên Tatsuya không muốn nhìn thấy. 

Dòng tweet từ tài khoản Twitter chính thức của cửa hàng có nội dung như sau:

“Điều này đã xảy ra rất nhiều gần đây...

 Khi ở nhà, quý khách có vứt khăn giấy hoặc thứ gì đó vào bát sau khi ăn không?

Khi ăn xong, quý khách có bảo vợ vứt khắn giấy đi giùm mình thay vì tự vứt vào sọt rác?

Chúng tôi mong muốn quý khách dừng hành động này lại vì nó (bát đựng) là đồ dùng chung.”

Cần phải nhìn nhận vấn đề này ở hai điểm. Thứ nhất là liệu thực khách có nên vứt khăn đã qua sử dụng vào bát sau khi ăn hay không. Thứ hai là liệu bạn có nên tự vứt khăn giấy mình đã dùng hay không.

bài đăng trên twitter của cửa hàng tatsuya về việc vứt khăn giấy vào tô mì ramen
Bài đăng trên Twitter của cửa hàng. Ảnh: Japan Today

Với câu hỏi đầu tiên, hầu hết các cửa hàng sẽ rất biết ơn nếu bạn không vứt chúng vào bát. Bình luận dưới dòng tweet của Tatsuya, một số người bày tỏ rằng họ bỏ khăn giấy vào bát để nhân viên quán mì dễ dàng dọn bàn sau khi họ ăn xong và rời đi, đồng thời cũng để nhân viên không phải chạm trực tiếp vào khăn giấy người khác đã sử dụng. 

Tuy nhiên, khăn giấy đã sử dụng là rác và hầu hết các nhà hàng không muốn dụng cụ ăn uống của mình trở thành “thùng chứa rác”, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, còn có yếu tố về vệ sinh đó là khăn ấy không chỉ để lau đi thức ăn mà còn có thể đã đùng để hỉ mũi. 

Dẫu vậy, đôi khi bạn sẽ bắt gặp nhân viên của các cửa hàng tự ném khăn giấy và rác vào bát khi họ dọn dẹp bàn hoặc quầy. Tuy nhiên, thông thường, đây được coi là dấu hiệu của một quán ăn bình dân và hầu hết các cửa hàng Ramen tự hào sâu sắc về trải nghiệm ăn uống mà mình mang lại đều không làm điều đó.

Về vấn đề thứ hai, liệu khách hàng có nên tự vứt khăn giấy hay không, phức tạp hơn một chút. Nói chung, tại các cửa hàng mì Ramen, khăn ăn/khăn giấy là thứ mà nhân viên sẵn lòng xử lý khi dọn bàn. Nhiều người đã để lại bình luận liên quan đến vấn đề này: 

- Tôi chưa bao giờ nghe nói về việc khách hàng được yêu cầu tự dọn dẹp khăn giấy mà mình đã sử dụng.

- Tôi luôn thấy các nhân viên lo việc đó khi họ dọn bát đi.

- Không phải thùng rác thường ở một nơi tách biệt với khách hàng sao?

tranh luận về việc vứt khăn giấy vào tô mì ramen sau khi ăn
Câu chuyện của cửa hàng Tatsuya dẫn đến nhiều tranh luận. Ảnh: Japan Today

Tuy nhiên, một số cửa hàng Ramen có đội ngũ nhân viên rất ít, và khách hàng thường phải tự lo một số việc nhất định, chẳng hạn như tự rót nước hoặc trà từ quầy đồ uống chung hoặc trong một số trường hợp, tự vứt khăn giấy.

Có lẽ cách tốt nhất để ứng xử lịch sự trong những trường hợp này là trước khi đứng dậy và rời đi, hãy nhìn quanh cửa hàng xem có bất kỳ thùng rác nào hay không. Khi đó, bạn sẽ được đánh giá cao nếu tự mình dọn dẹp khăn giấy đã sử dụng. 

Một phần sự thất vọng của Tatsuya bắt nguồn từ việc cửa hàng có một thùng rác ngay dưới quầy để vứt khăn giấy, vì vậy với trường hợp này, tốt hơn hết là bỏ khăn giấy vào thùng rác thay vì vào bát.

Xem thêm: Bạn sẽ bị đánh giá là kém lịch sự khi làm điều này tại những quán ăn ở Nhật

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU