Từ năm 2023, những phần thức ăn thừa của các trường học ở thành phố Tendo sẽ được giao cho công ty địa phương Tendo Kankyo Co. để tạo ra khí sinh học.
Theo thống kê, vào năm 2022, 18 cơ sở giáo dục của thành phố Tendo, tỉnh Yamagata, bao gồm các trường tiểu học và trung học cơ sở đã tạo ra trung bình khoảng 140 kg thức ăn thừa mỗi ngày, gây ra tình trạng lãng phí thức ăn một cách nghiêm trọng, đặc biệt trong thời gian COVID-19.
Từ trước đến nay, phần thức ăn thừa sẽ mang đi đốt, nhưng từ năm học 2023, chúng sẽ được bàn giao cho công ty địa phương Tendo Kankyo Co. để tạo ra khí sinh học.
Ngoài việc là một cách để tận dụng chất thải, điều này cũng sẽ làm giảm chi phí xử lý và giảm lượng khí thải carbon từ việc đốt rác. Bằng cách biến thức ăn thừa ở trường thành một nguồn tài nguyên, người ta cũng hy vọng trẻ em sẽ quan tâm sâu sắc hơn đến các vấn đề môi trường.
Điện khí sinh học được tạo ra bằng cách đốt cháy khí được tạo ra bằng cách lên men các vật liệu như chất thải thực phẩm và phân gia súc. Lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá hoặc dầu mỏ. Đây một lợi thế so với các dạng năng lượng bền vững khác như năng lượng mặt trời hay gió, là khí sinh học không bị phụ thuộc vào thời tiết.
Vào ngày 11/04, sau bữa trưa đầu tiên của học sinh vào năm học mới, khoảng 70 kg thực phẩm thừa đã được mang đến trung tâm ăn trưa của trường học thành phố, nơi chúng được xay và sấy khô. Tendo Kankyo sau đó sẽ thu gom rác để sản xuất khí sinh học. Khí thu được sẽ được sử dụng để phát điện tại một nhà máy ở thành phố Komazawa thuộc tỉnh Yamagata. Phần điện được sản xuất sau quá trình này cũng được lên kế hoạch để bán cho một công ty điện lực.
Kế hoạch được thúc đẩy bởi cam kết của thành phố Tendo vào năm 2022 rằng nơi đây sẽ trở thành một "thành phố không carbon". Hideyuki Honda, phó giám đốc trung tâm ăn trưa ở trường, bày tỏ hy vọng rằng dự án sẽ là một cách để trẻ em có nhận thứ rõ ràng hơn về vấn đề lãng phí trong thời đại ngày nay.
kilala.vn
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs), còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu, được Liên hợp quốc (LHQ) thông qua vào năm 2015 như một lời kêu gọi hành động để chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên (LHQ). SDGs được thiết kế để chấm dứt nghèo đói, AIDS và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Các SDGs dựa trên sáu chủ đề bao gồm: nhân phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng. Bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu.