Học sinh Nhật Bản có thể báo cáo tình trạng bị bắt nạt qua app điện thoại

Nguồn: MainichiOct 5, 2022

Thông qua hệ thống mới này, sử dụng máy tính bảng do Bộ Giáo dục Nhật Bản cung cấp, các cơ quan quản lý giáo dục của thành phố nằm ở tỉnh Aichi có thể tìm cách giúp trẻ em khai báo tình trạng bắt nạt dễ dàng hơn và giúp các em vượt qua điều này.

Ijime SOS là ứng dụng mà học sinh tiểu học và trung học ở thành phố Nisshin có thể chọn ngay trên máy tính bảng của mình nếu muốn báo cáo bị bắt nạt (hoặc chứng kiến hành vi quấy rối, lạm dụng). Ứng dụng được phát triển bởi Ủy ban giáo dục thành phố, với “Ijime - いじめ” nghĩa là bạo hành, bắt nạt, ức hiếp lẫn nhau.

ứng dụng báo cáo tình trạng bắt nạt

Ứng dụng Ijime SOS được cài đặt trên máy tính bảng của học sinh. Nguồn: Mainichi

Thông qua máy tính bảng được phân phối cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở thuộc "Chương trình Trường học GIGA*" của Bộ giáo dục. Ủy ban Giáo dục Thành phố Nisshin đặt mục tiêu phát hiện sớm hành vi bắt nạt và phản ứng nhanh chóng với hành vi đó.

*GIGA là viết tắt của Global and Innovation Gateway for All. Đó là một phần trong nỗ lực của chính phủ hướng tới một xã hội hậu thông tin được gọi là Xã hội 5.0, kết hợp không gian mạng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data và Internet of Things.

thủ tướng Kishida giới thiệu về ứng dụng

Thủ tướng Kishida với ứng dung Ijime SOS. Ảnh: internationalpress

Biểu mẫu cho phép học sinh báo cáo nội dung tham vấn bằng cách chọn các mục tương ứng mà không cần phải viết. Khi nhấn vào biểu tượng "Ijime SOS" trên màn hình chính của máy tính bảng, sẽ hiển thị màn hình biểu mẫu nhập. Có ba dạng biểu mẫu, mỗi dạng dành cho học sinh lớp 1 - lớp 3; lớp 4 - lớp 6 và học sinh trung học cơ sở.

Trong biểu mẫu dành cho học sinh lớp 1 - lớp 3, đầu tiên tiên học sinh lựa chọn vấn đề mình đang gặp phải: "Tôi không muốn đi học hoặc tôi đang gặp khó khăn" và "Tôi thấy ai đó bị bắt nạt".

Sau đó, họ chọn những kẻ bắt nạt từ: "cùng lớp"; "khác lớp"... Cuối cùng là hình thức bắt nạt: "bị đánh hoặc đá"; "bị nói những điều khó nghe"... Đây là một cách dễ dàng để trẻ em không giỏi viết hoặc giao tiếp trực tiếp, có thể dễ dàng yêu cầu sự giúp đỡ.

Trong các hình thức dành cho học sinh lớp 4 đến lớp 6 và học sinh trung học cơ sở, phần đối tượng tư vấn có thể được lựa chọn: "giáo viên chủ nhiệm", "giáo viên môn học", "y tá trường học" và "cố vấn học đường".

Tất cả các thông tin nhập vào biểu mẫu được gửi đến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và hai giám đốc điều hành khác của trường, cũng như hội đồng giáo dục. Và hiệu trưởng sẽ là người đưa ra cách giải quyết phù hợp cho từng trường hợp.

bạo lực học đường

Việc bị bắt nạt tại các trường học ở Nhật là chuyện "xảy ra như cơm bữa" và càng có dấu hiệu tăng cao. Ảnh: Japan Insider

Kể từ khi hệ thống ra mắt, đã có một số báo cáo về việc "nói xấu" và "bị đánh" cũng như lo ngại về các tình huống xấu phát sinh giữa bạn bè. Một quan chức của hội đồng giáo dục cho biết "Đôi khi, những điều tưởng chừng như trêu ghẹo giữa những người bạn, lại có thể trở nên nghiệm trọng hơn theo thời gian. Chúng tôi hy vọng rằng sự ra đời của SOS Ijime sẽ cho phép những người có chức năng phản ứng sớm và kịp thời hơn với những tình huống xấu".

Nạn bạo lực học đường ở Nhật Bản từ lâu đã nằm ở mức đáng báo động. Theo kết quả cuộc điều tra năm 2019, số vụ bắt nạt học đường chiếm tỉ lệ khá cao, lên đến 323.808 vụ (23.9 vụ bắt nạt/1.000 em). Trong đó bắt nạt tại bậc tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất với 73% tổng số vụ; 400 vụ bị “dán nhãn” nghiêm trọng, gây ra những hậu quả lâu dài cho nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần; 17 vụ bị đình chỉ đến trường; 12 vụ tấn công giáo viên. 

báo cáo với giáo viên

Tuy vậy, số lượng học sinh báo cáo điều này với giáo viên chiếm rất ít. Ảnh: Nippon

Kết quả điều tra cho thấy số vụ bắt nạt trong trường học tại Nhật tăng dần qua các năm. Những vụ bắt nạt bằng công nghệ hiện đại như Internet cũng dần tăng cao. Tuy vậy, việc các em học sinh chủ động báo cáo việc này với phụ huynh và nhà trường còn chiếm con số rất thấp. Chính vì thế, việc ra đời ứng dụng Ijime SOS là tia sáng để hi vọng rằng có thể cải thiện vấn nạn đau thương này.

Xem thêmVấn nạn bạo lực học đường ở Nhật Bản

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU