Không nằm ngoài quá trình phát triển bền vững, thương hiệu sản xuất sake lâu đời tại Kobe đã tạo ra những chai rượu bằng cách giảm thiểu việc thải carbon ra môi trường.
Rượu "Sake - 酒" còn được gọi là “Nihonshu - 日本酒” (đồ uống có cồn của Nhật Bản) được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, không phụ gia, gồm ba thành phần đơn giản: gạo, nước và men.
Chỉ điều đó thôi đã khiến rượu Sake trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người có mối quan tâm về môi trường. Nhưng một nhà máy bia ở Kobe, tỉnh Hyogo cho rằng có thể làm được nhiều hơn thế. Kobe Shushinkan là một nhà máy sản xuất rượu Sake danh tiếng có từ năm 1751, đã giành được nhiều giải thưởng và thậm chí rượu sake của họ đã được phục vụ tại lễ trao giải Nobel.
Giờ đây, họ đang bắt tay vào một chiến dịch mới, tái tạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ dựa trên nền tảng bền vững với môi trường, bắt đầu với loại rượu Sake không phát thải carbon đầu tiên trên thế giới “Fukuju Junmaishu Eco Zero”.
Đầu tiên, họ sử dụng nguồn đốt không hóa thạch của Kobe để lấy năng lượng và carbon trung tính mới từ khí thiên nhiên để vận hành sản xuất rượu. Họ cũng đã thực hiện nhiều bước xung quanh nhà máy để giảm mức tiêu thụ điện tổng thể, như chiếu sáng bằng đèn LED.
Trong chính quá trình sản xuất bia, thay vì xay xát hạt gạo xuống 70% như họ thường làm, Kobe Shushinkan sẽ chỉ xay chúng xuống 80%. Bằng cách xay ít hạt gạo hơn, sử dụng ít năng lượng hơn và kết quả là rượu sake có hương vị phức tạp hơn và ít hương vị trái cây hơn loại rượu sake được làm từ gạo xay nhiều như Daiginjo.
Thông thường trong sản xuất rượu sake, một thứ gọi là “Shubo - 酒母” được sử dụng. Dịch theo nghĩa đen là "men cái", khối lượng cơm hơi nhão này được sử dụng để nuôi cấy men cần thiết để lên men rượu sake. Tuy nhiên, vì quá trình hấp tiêu tốn năng lượng nên bước này đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất Eco Zero. Thay vào đó, men khô được sử dụng để giảm gánh nặng môi trường và tăng tốc toàn bộ quá trình sản xuất rượu.
Cuối cùng, bản thân các chai không sử dụng nhãn dán, nghĩa là không cần thêm nguyên liệu và năng lượng để sản xuất. Thay vào đó, một loại mực không chứa chì được phủ trực tiếp lên chai thông qua lớp sơn tĩnh điện. Những chai này sẽ lên kệ rượu bắt đầu từ ngày 20/10 với giá bán lẻ dự kiến khoảng 1.500 yên (khoảng 263.000đ) cho mỗi chai 720 ml.
Eco Zero chỉ là bước đầu tiên trong sáng kiến Hành trình bền vững của Kobe Shushinkan nhằm mục đích sản xuất bia hoàn toàn không phát thải vào năm 2030 và mở rộng điều này sang tất cả các khía cạnh trong chuỗi cung ứng của họ vào năm 2050, bao gồm cả việc nuôi trồng và phân phối tới 15 quốc gia, nơi rượu sake Fukuju được bán. Họ cũng có kế hoạch chia sẻ những kỹ thuật này với các nhà máy bia khác để toàn bộ ngành có thể cùng nhau phát triển theo hướng xanh hơn.
Ngoài việc tuân thủ trách nhiệm xã hội cơ bản, Kobe Shushinkan còn đóng góp cho việc hạn chế biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Việc sản xuất rượu sake có mối liên hệ sâu sắc với nước và đất của môi trường địa phương nơi sản xuất ra nó. Vì vậy, đối với họ và đối với tất cả chúng ta, bảo vệ môi trường cũng có nghĩa là đảm bảo rượu sake ngon.
kilala.vn
Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs), còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu, được Liên hợp quốc (LHQ) thông qua vào năm 2015 như một lời kêu gọi hành động để chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên (LHQ). SDGs được thiết kế để chấm dứt nghèo đói, AIDS và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Các SDGs dựa trên sáu chủ đề bao gồm: nhân phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng. Bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu.