Một cuộc khảo sát các doanh nghiệp ở Nhật Bản cho thấy khoảng 30% công ty ghi nhận ít nhất một số ảnh hưởng từ dị ứng phấn hoa đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Ở Nhật Bản, mùa xuân là mùa của nhiều loài hoa khoe sắc, vì vậy đây cũng là thời là thời điểm nhiều người Nhật phải đương đầu với chứng dị ứng phấn hoa. Hiện nay, dị ứng phấn hoa ảnh hưởng đến hơn 1/3 người dân Nhật Bản, và được coi là “căn bệnh quốc gia”. Không chỉ ngứa mắt, sổ mũi, nhiều người còn rơi vào tình trạng não sương mù, không tập trung được vào công việc.
Theo nghiên cứu, nguồn gây dị ứng lớn nhất (nguyên nhân 70% trường hợp dị ứng) là phấn của những cây gỗ sugi, một loài tuyết tùng Nhật Bản, tập trung trong khoảng tháng 3 và tháng 4.
Nhằm cắt giảm 20% số lượng những cây tuyết tùng trong 10 năm tới, chính phủ Nhật Bản sẽ thúc đẩy việc khai thác gỗ loài cây này. Ngoài ra, nước này cũng đặt ra mục tiêu phát triển các chất ức chế sự phát tán của phấn hoa để giảm một nửa lượng phấn được tạo ra sau 30 năm.
Trong một cuộc khảo sát doanh nghiệp do Tokyo Shoko Research thực hiện vào đầu tháng 6, khi các công ty được hỏi “dị ứng phấn hoa có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay không”, 3,9% trả lời “rất nhiều” và 24% nói rằng có “một chút” ảnh hưởng – tổng số câu trả lời “có ảnh hưởng” chiếm khoảng 30% công ty .
Liên quan đến các loại tác động cụ thể (có thể có nhiều câu trả lời), 91% nói rằng có sự “suy giảm hiệu quả làm việc của nhân viên” và 21,1% khác cho rằng số lần vắng mặt do khám sức khỏe tăng lên.
Trong số các ngành nghề bị ảnh hưởng, 45% là ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú, 44% là dịch vụ sửa chữa ô tô và 43,4% liên quan đến ngành bảo hiểm - phúc lợi xã hội và chăm sóc điều dưỡng.
Các ngành nghề không ghi nhận tác động tiêu cực nào là những ngành liên quan đến giao dịch công cụ tài chính và giao dịch hàng hóa tương lai. Các ngành dịch vụ trực diện nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của di ứng phấn hoa.
Xem thêm: Dị ứng phấn hoa ở Nhật và những điều bạn cần biết
kilala.vn