Cho phép lái xe sau khi uống rượu – bài học về ATGT ở thành phố Chikushino

Nguồn: The GuardianAug 30, 2023

Cảnh sát và người hướng dẫn lái xe ở Nhật Bản đã áp dụng một cách tiếp cận “không chính thống” về an toàn đường bộ với hy vọng giảm tỷ lệ lái xe khi uống đồ có cồn, bằng cách cho phép người lái xe uống rượu trước khi ngồi sau tay lái.

Đây là sáng kiến của trường dạy lái xe Chikushino vào dịp tưởng niệm 17 năm ngày 3 đứa trẻ thiệt mạng (2 cậu bé 3 tuổi, 4 tuổi và bé gái 1 tuổi) do một nhân viên chính quyền thành phố lái xe trong tình trạng say rượu.

Uống rượu khi lái xe

Ảnh: WION

Trường dạy lái xe Chikushino ở thành phố Fukuoka gần đây đã bắt đầu cung cấp các trải nghiệm lái xe khi uống rượu có kiểm soát, như một phần trong chiến dịch của cảnh sát nhằm thuyết phục những người lái xe quá tự tin khi uống rượu và lái xe. Qua đó họ trực tiếp biết được rượu khiến bạn lái xe tồi tệ như thế nào.

Các quan chức nói rằng gốc rễ của vấn đề là, ngay cả khi mọi người biết rằng họ không được phép lái xe khi say rượu, họ vẫn quá tự tin về khả năng lái xe an toàn của mình, miễn là họ lái xe chậm và cẩn thận. Tuy nhiên, ngay cả khi một người lái xe say rượu có thể vượt qua những cuộc kiểm tra tinh thần thì các kỹ năng vận động của họ dường như không đáp ứng được việc xử lý tình huống theo cách an toàn. 

Thông qua sự kiện lái xe khi say rượu, ban tổ chức muốn cung cấp bối cảnh rõ ràng hơn về việc kỹ năng lái xe khi uống rượu bị suy giảm như thế nào. Ngay cả đối với những người không trực tiếp tham gia, việc xem video về sự kiện này sẽ mang lại cho họ một cơ sở tham khảo, vì các khóa thi sát hạch lái xe ở Nhật Bản ít nhiều đã được tiêu chuẩn hóa.

Những người lái xe tham gia cuộc thử nghiệm gần đây bao gồm hai phóng viên của Mainichi Shimbun – một người đã uống rượu và lái xe, và một người khác quan sát đồng nghiệp của mình như một hành khách tỉnh táo.

lái xe khi uống rượu

Ảnh: The Guardian

Đầu tiên, những người lái xe được yêu cầu vượt qua ba đoạn đường: đoạn dốc; khúc cua hình chữ S và một loạt khúc cua hẹp, trong khi tỉnh táo. Phóng viên tờ báo đã được yêu cầu uống một lon bia 350ml, cũng như một cốc rượu mận umeshu và rượu shochu, cả hai đều pha loãng với nước, trong khoảng một giờ. Trước khi lái xe, phóng viên được đo nồng độ cồn, kết quả thể hiện 0,30mg, gấp đôi ngưỡng 0,15mg.

Mặc dù có những triệu chứng như tay lạnh, nhịp tim tăng cao, đỏ mặt, nhưng phóng viên cho biết mình vẫn có thể lái xe. Điều này hoàn toàn trùng khớp với lời khai của tài xế gây tai nạn năm 2006.

Tuy nhiên, việc lái xe đã chống lại suy nghĩ của phóng viên khi cô liên tục tăng, giảm tốc độ một cách không cần thiết trên một đoạn đường thẳng không có chướng ngại vật, khiến những người ngồi trên xe chao đảo. Bên cạnh đó, cô cố gắng vượt qua các cột chắn trước khi thực hiện khúc cua hình chữ S.

Một đồng nghiệp miêu tả với nhân vật thử nghiệm rằng cô đã bắt đầu khúc cua với tốc độ cao (đáng lẽ phải giảm tốc) và đi chệch hướng sang làn đối diện. 

TNGT

Ảnh: Taipei Times

Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết nhiều tài xế uống rượu và lái xe mà không gây ra sự cố nào sẽ phát triển cảm giác “bất khả chiến bại” và tiếp tục lặp lại những hành vi nguy hiểm tương tự. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy xác suất một người lái xe khi say rượu có khả năng gây ra tai nạn giao thông cao gấp 7 lần một tài xế không tiêu thụ đồ có cồn. 

Yoichi Furukawa, phó giám đốc cơ quan này cho biết: “Chúng tôi kêu gọi mọi người quản lý hợp lý các rủi ro trước khi uống rượu, chẳng hạn như ngay từ đầu không lái xe đến quán rượu, với lý do rằng một khi đã say, họ không thể đưa ra phán đoán bình thường”. Bộ phận thực thi giao thông của cảnh sát tỉnh, nói với tờ báo.

Mặc dù Nhật Bản có nền văn hóa uống rượu nhưng điều đó không thể bào chữa cho hành động điều khiển phương tiện giao thông khi đang say. Vào năm 2022, cảnh sát tỉnh Fukuoka đã bắt giữ 1.391 người lái xe trong tình trạng say xỉn và 1.122 người trong số họ, 80,7%, được phát hiện có nồng độ cồn trên ngưỡng “say nặng” là hơn 25 miligam cồn/lít hơi thở. Số liệu thống kê không cho thấy nhiều cải thiện cho năm 2023, với 883 tài xế say rượu trong tỉnh Fukuoka và 76,1% trong số đó thuộc nhóm say rượu nặng.

Ngoài ra, cảnh sát ở quận Okinawa của Nhật Bản đang cố gắng quản lý hiện tượng gọi là Rojone, dịch theo nghĩa đen là “ngủ trên đường”. Dịch bệnh ngủ trên đường tấn công Okinawa khi thời tiết ấm áp kết hợp với tình trạng uống nhiều rượu.

Xem thêmCảnh sát Nhật đau đầu vì những ca ngủ giữa đường

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU