"Buzzword of the year" 2020 xuất hiện nhiều thuật ngữ về COVID-19

Nguồn: Kyodo NewsNov 6, 2020

Theo thông tin từ nhà xuất bản Jiyukokuminsha - ban tổ chức giải thưởng "Buzzword of the year" năm 2020 cho biết, các thuật ngữ thông dụng (buzzword) liên quan đến đại dịch COVID-19 như "Abenomask", "3C", "tự kiểm soát bản thân",... chiếm đến một nửa trong số 30 từ được đề cử cho giải thưởng "Buzzword of the year"  năm 2020". 

Theo từ điển Cambridge, “Buzzword” là “những từ, cụm từ có tính chuyên ngành nhưng được sử dụng rộng rãi theo cách thời thượng, xu hướng, đặc biệt là bởi giới truyền thông”. Ủy ban tuyển chọn cho biết có rất nhiều thuật ngữ thông dụng mới, bao gồm các từ xuất hiện trong những sự kiện đặc biệt, và gần như đa số chúng đều liên quan đến COVID-19, tiêu biểu như các từ sau đây:

Abenomask

Trong tiếng Nhật, "Abenomask" nghĩa là "khẩu trang của Abe" (Abe no masuku - アベノマスク). Abenomask đề cập đến những vấn đề phát sinh trong việc chính phủ phân phát miễn phí khẩu trang vải đến các hộ gia đình ở Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch.

abenomask
Khẩu trang "Abenomask".

Quy tắc Mittsu no Mitsu

Đây là bộ khẩu hiệu gồm 3 quy tắc giúp mọi người phòng thân trong mùa Covid-19. Theo đó, 3 quy tắc của “MITTSU NO MITSU” được hiểu như sau: Tránh ở trong nơi quá kín gió, ngột ngạt - Tránh tụ tập hoặc tập trung ở những nơi đông người - Tránh tiếp xúc gần với người xung quanh.

thuật ngữ thông dụng
Khẩu hiệu Mittsu no Mitsu của người Nhật.

Jijuku keisatsu (自粛警察)

Trong số các ứng cử viên cũng có những từ ít tích cực hơn như "Jijuku keisatsu - 自粛警察", tạm dịch là "cảnh sát canh chừng tự nguyện". Trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản kêu gọi những cửa hàng tự nguyện đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội, một số hộ kinh doanh vẫn bỏ qua lời nhắc nhở này mà hoạt động bình thường. Khi đó sẽ có một số người tự đi dán những tờ giấy nhắc nhở, yêu cầu ngừng kinh doanh, thậm chí là cảnh cáo lên những cửa hàng này. Họ không phải là cảnh sát hay đội trật tự gì mà chỉ là những người dân thường mà thôi. Đôi lúc cũng xảy ra những tình trạng quá khích và cực đoan. Điển hình như vụ việc vào ngày 28/4, một tờ giấy cảnh cáo được dán ở lối vào của một quán bar nhạc sống ở Tokyo với lời nhắn: "Hãy đóng cửa. Chúng tôi sẽ gọi cảnh sát nếu quán còn mở cửa vào hôm sau". Tuy nhiên, quán bar không thật sự mở cửa đón khách mà chỉ phát trực tuyến buổi biểu diễn nhạc sống bên trong quán, hoàn toàn không có bất kỳ khách hàng nào.có khách tham gia. Truyền thông gọi những "cảnh sát" tự nguyện này là "Jijuku keisatsu".

nghi vấn xã hội tại nhật
Lời trên tờ giấy cảnh cáo: "Hãy đóng cửa. Chúng tôi sẽ gọi cảnh sát nếu quán còn mở cửa vào hôm sau."

"Workation" hay "Stay home"

Trong khi đó, cách sử dụng mới của các từ hiện có như "Workation", kết hợp từ chữ "work" và "vacation", tạm dịch là "vừa du lịch vừa làm việc", và "Stay home" (ở nhà) tiếp tục chứng tỏ tác động to lớn mà đại dịch đã để lại đối với phong cách sống và làm việc của người Nhật và toàn thế giới.

Ngoài các thuật ngữ liên quan đến COVID-19, "Kimetsu no Yaiba" - bộ phim hoạt hình mới phát hành đã phá kỷ lục phòng vé gần đây, cũng được chọn làm ứng cử viên.

kimetsunoyaiba
Kimetsu no Yaiba đạt kỷ lục phòng vé sau ba ngày công chiếu tại Nhật Bản (ảnh: Japan Today).

Theo thông tin từ nhà xuất bản Jiyukokuminsha, kết quả của giải thưởng thuật ngữ thông dụng nhất sẽ được công bố vào ngày 1/12/2020.

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU