Mùa hè tăng lên, mùa đông giảm xuống không chỉ khiến sự khác biệt giữa các mùa trở nên mờ nhạt hơn, nhưng hơn hết nó còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực nghệ thuật và ẩm thực.
Là một quốc gia ôn đới, Nhật Bản sở hữu 4 mùa với những khung cảnh đặc sắc và riêng biệt làm say đắm biết bao người: những bài hát; nhà hàng với những thực đơn theo mùa và cả Koromogae – thói quen thay đổi trang phục của người Nhật… Tuy nhiên những điều này đang dần bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo nghiên cứu, cần phải giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 1,5 độ C từ thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên một nhóm thuộc Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng trái đất sẽ nóng thêm 2,6 độ C vào cuối thế kỷ này. Hậu quả của vấn đề này là mất mùa, đặc biệt là mùa xuân và mùa thu. Theo một nghiên cứu năm 2021 ở Trung Quốc, nếu không có đủ nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon dioxide, mùa hè ở bán cầu bắc có thể chiếm một nửa năm vào năm 2100, mùa đông có thể kéo dài chưa đầy hai tháng, mùa xuân và mùa thu đều có thể giảm.
Có thể nói, xã hội Nhật Bản luôn gắn liền với các mùa, trong đó điển hình là thơ Haiku, một thể thơ rất ngắn bắt nguồn từ Nhật Bản trong đó các mùa là một yếu tố thiết yếu. Mỗi bài Haiku phải bao gồm “Kigo - 季語” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Từ này có thể diễn tả trực tiếp (mùa xuân, mùa hạ…) hoặc thông qua những hình ảnh gián tiếp nhưng mang đặc trưng mùa.
Ví dụ, hãy lấy Koharubiyori, một Kigo của cuối thu đầu đông được sử dụng để diễn tả một ngày có thời tiết ấm áp, ôn hòa, có nắng, gần giống như mùa xuân giữa những ngày lạnh giá khắc nghiệt, gắn liền với cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái. Etsuya Hirose, một chuyên gia về thơ Haiku cho biết: "Ngày nay, thời tiết có nhiều ngày ấm áp hơn vào thời điểm đó trong năm, vì vậy bạn khó có thể thực sự đồng cảm với cảm xúc của Kigo đó”.
Một Kigo khác như vậy là Shinryoku, có nghĩa là màu xanh tươi đầu tiên của những chiếc lá non đầu hè. Thuật ngữ này dường như đang mất dần sự hiện diện giữa các thuật ngữ như Sakura và Aoba - màu xanh tươi tốt của lá vào cuối mùa hè, khi thời tiết nóng bức nhanh chóng bước qua mùa xuân và thực vật thích nghi để theo kịp.
Ông Hirose nói thêm: “Sự đa dạng trong thơ Haiku sẽ bị mất đi, cũng như tư duy và văn hóa được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ trên đất Nhật cũng vậy”. Tuy nhiên, Haiku chỉ là một phần của cái giá vô hình mà người Nhật đang phải trả cho sự nóng lên toàn cầu.
UNESCO đã đưa Washoku - văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật, vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Họ mô tả nó như một "tập quán xã hội gắn liền với tinh thần tôn trọng thiên nhiên thiết yếu, có liên quan mật thiết đến việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên".
Một ví dụ điển hình là Osechi - món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Nhật. Đó là phong tục phục vụ các món ăn được trang trí đẹp mắt bằng cách sử dụng các nguyên liệu cụ thể, mỗi nguyên liệu đều có một ý nghĩa tượng trưng. Nhưng một số thành phần đang trở nên khó kiếm hơn khi sự nóng lên toàn cầu phá vỡ hệ sinh thái.
“Vào năm 2023, ẩm thực Osechi sẽ rơi vào tình trạng chưa từng có khi các nguyên liệu từng phổ biến không còn nữa”, một nhà hàng Washoku ở Tokyo than thở trên blog của mình vào tháng 12 "Chúng ta phải cho rằng sự nóng lên toàn cầu là một yếu tố chính”.
Nhà hàng liệt kê lượng bạch tuộc biển đánh bắt cực kỳ khan hiếm, ví như loài thường được chọn để đưa vào Osechi vì màu đỏ và trắng tương phản, tượng trưng cho những ngày lễ và sự may mắn.
Một số loài hải sản đang trở nên khó đánh bắt hơn do ô nhiễm biển, axit hóa đại dương, nhiệt độ nước tăng cùng với số lượng ngư dân ngày càng giảm. Điều này đã bắt đầu ảnh hưởng đến Sushi - một trong những món ăn phổ biến nhất trên thế giới.
Sado - trà đạo Nhật Bản, cũng không ngoại lệ khi một số loại cây trồng theo mùa mang tính biểu tượng đang trở nên khan hiếm vì chúng khó trồng hơn.
Đây là một vấn đề quốc tế, nhưng Nhật Bản còn nhiều việc phải làm, từ tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo và loại bỏ dần điện than đến gây áp lực buộc các doanh nghiệp khử cacbon và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững.
kilala.vn