Mặc dù vẫn có trường hợp trên đường băng của sân bay xuất hiện một số động vật đi lạc như mèo, lửng chó, thỏ... nhưng sự xuất hiện của chú rùa lần này là vô cùng hiếm gặp.
Ngay khi chú rùa được phát hiện trên đường băng A, để đảm bảo an toàn
cho các chuyến bay, sân bay Narita đã thông báo tạm đóng cửa đường băng
này trong khoảng 12 phút để đưa chú rùa đến nơi an toàn, dẫn đến 5
chuyến bay đã bị hoãn lịch bay tới 15 phút. Đặc biệt, trong số đó có
một máy bay Airbus A380 của hãng All Nippon Airways (ANA) mang chủ đề
rùa biển màu xanh nước biển, được thiết kế để sử dụng cho các chuyến bay
khứ hồi từ Tokyo đến Hawaii. Do đại dịch, các chuyến bay đã bị hoãn
lại.
Ngày chú rùa xuất hiện (24/09) cũng là ngày máy bay chủ đề rùa biển thực hiện chuyến bay đầu tiên đến Naha, thủ phủ của tỉnh Okinawa như một phần của chuyến tham quan đặc biệt. Trước sự cố bị hoãn lại vì chú rùa, hãng hàng không ANA đã đưa ra thông báo: “Ở Hawaii, rùa biển là con vật mang lại may mắn và chúng tôi hy vọng chú rùa này xuất hiện ở đường băng trước khi máy bay cất cánh”.
Các nhà quản lý sân bay cho biết chú rùa dài khoảng 30cm, nặng 2,1kg. Chuyên gia về động vật Tsuyoshi Shirawa đã xác nhận chú rùa này thuộc giống rùa tai đỏ có nguồn gốc ở phía Nam của Bắc Mỹ.
Với ngoại hình dễ thương, hai bên đầu có hai sọc đỏ, đôi khi cũng có một vài chấm đỏ trên đỉnh đầu, rùa tai đỏ thường được nhiều người nuôi làm thú cưng. Chúng ăn tạp, khá hung hăng, lại có tốc độ sinh sản nhanh hơn so với các loài rùa bản địa và có thể sống khoảng 50-70 năm. Vì vậy, rùa tai đỏ trở thành sinh vật ngoại lai tạo ra mối nguy hại cho môi trường sinh thái, các loài thuỷ sinh, lưỡng cư bản địa. Theo báo cáo, chú rùa xuất hiện ở sân bay Narita có khả năng sống ở khu vực trữ nước của sân bay, cách đường băng khoảng 100m và đã đi lạc đến đây.
kilala.vn