"Bao cám heo" thành mốt tại Nhật

Bài: Phương Anh/ Ảnh cover: tuantuan.jpApr 13, 2018

Thật bất ngờ khi những chiếc túi làm từ bao bì đựng thức ăn chăn nuôi gia súc còn nguyên chữ “Thức ăn cho cá basa, thức ăn cho heo lớn nhanh…” của Việt Nam lại tồn tại như một thương hiệu thời trang ấn tượng tại Nhật được 2 năm nay. 

IMG20170413170755.jpg

Bao đựng laptop có hình túi cám gia súc của một BTV người Nhật tại Kilala. (Ảnh: Kilala)

IMG20170413170816.jpg

Mặt sau còn in nguyên vẹn "thành phần". (Ảnh: Kilala)

Thương hiệu Blue Dragon và tuantuan 

Vào năm 2015, cư dân mạng share liên tục hình ảnh của bạn Đức Thái chụp lại nhiều người dân Nhật đeo túi xách làm từ bao cám thức ăn cho gia súc, gia cầm, giữ nguyên những dòng chữ khá buồn cười như “cám con cò, vịt siêu trứng, heo ham ăn…”. Bản thân Thái cũng vô cùng bất ngờ khi thấy hình ảnh bao cám gia súc quen thuộc ở Việt Nam lại được áp dụng vào xu hướng thời trang tại Nhật. 

baocamco (5).jpg

baocamco (4).jpg

Túi này được bán với giá khoảng 400 ngàn – 800 ngàn đồng. Thậm chí có kiểu lên đến 2 triệu đồng. 
Công ty Việt Nam Blue Dragon vốn là một trong những nhà cung cấp trực tiếp dòng túi này sang thị trường Nhật và thế giới. Chủ nhân của dòng túi này là cô Lisa và chú Bình. Cô tên Lisa là người gốc Mỹ, sau khi kết hôn cùng chú Bình Hoàng thì đã ở lại Việt Nam sinh sống đến nay đã hơn chục năm. Chia sẻ về ý tưởng ban đầu của những chiếc túi cám này, chú Bình cho biết: "Hồi tôi còn nhỏ, tôi còn nhớ rõ khi đó người Việt mình thường lấy bao đựng phân bón lợp trên mái nhà để che nắng, chắn mưa, hoặc may thành những cái túi để đựng đất, cát, đi chợ… Dần dần, tôi bắt đầu thấy nhiều người dùng hơn và cảm thấy chúng rất đẹp, sau này tôi và vợ đã cùng làm nên những chiếc túi đầu tiên và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.”

baocamco (2).jpgdragon_dlas.jpg

Thương hiệu túi tái chế Blue Dragon. (Ảnh: Blue Dragon)

baocamco (10).jpg

 Các bao bì được tái chế thành túi trời trang rất bắt mắt và thu hút người dùng. (Ảnh: Blue Dragon)

Ít ai ngờ rằng thương hiệu tuantuan với cái tên rất Việt Nam lại được sáng lập bởi một nhà thiết kế người Nhật là Yuki. 

Cô Yuki là một trong những người đầu tiên thiết kế những bao cám heo, cám gia súc thành nhiều sản phẩm túi xách, túi đựng ipad, bao đựng điện thoại… vô cùng sáng tạo. Ý tưởng về kiểu túi này nảy sinh khi cô Yuki tới dự lễ hội Việt Nam tại công viên Yoyogi. Khi tới đây, cô Yuki thấy những vỏ túi đựng thức ăn gia súc và cảm thấy nó thực sự thú vị và cuốn hút nên quyết định dùng chính những chiếc bao đựng thức ăn chăn nuôi gia súc này tạo thành túi xách. 

tuantuan2.JPG

Hình ảnh bao cám gia súc thú vị và cuốn hút (Ảnh: tuantuan.jp)

Về lí do đặt tên là tuan tuan, cô Yuki chia sẻ: “Chữ “tuan” chính là lấy từ chữ Tuấn – một cái tên hay và phổ biến ở Việt Nam. Ghép hai chữ tuấn với nhau, khi đọc sẽ tạo âm điệu vui tai và dễ nhớ.

tuantuan4.JPG

Bao đựng điện thoại, tablet, card... bằng bao đựng thức ăn gia súc của Việt Nam. (Ảnh: tuantuan.jp)

Coi trọng vật dụng tái chế

Bên cạnh lí do hình ảnh thú vị, nhiều màu sắc, một trong những điều khiến người Nhật ưa chuộng sản phẩm túi tái chế bao cám heo này là do độ bền (phù hợp với thói quen đi bộ nhiều), khả năng chứa đồ của túi và đây là những sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. 

baocamco (7).jpg

baocamco (8).jpg

Nhiều người Nhật sử dụng "túi cám" để đi làm, đi chơi. (Ảnh: Phan Đức Thái)

Trước câu hỏi tại sao khi những chiếc túi này được ưa chuộng ở thế giới nhưng người Việt không biết đến trước, chú Bình lí giải: “Nhiều người Việt chưa hoặc không có nhu cầu và sở thích dùng những loại túi tái chế như thế này. Thậm chí, còn cho rằng đó một chiếc túi được làm từ bao cám bỏ đi, hôi hám và rẻ tiền nên không muốn dùng. Tuy nhiên, thái độ của nhiều người Việt hiện nay đã thay đổi, đặc biệt là một số bạn trẻ thích sử dụng những kiểu túi tái chế độc lạ như thế này vì tính thời trang và độ bền của nó”.

Xét về thị trường thời trang làm từ vật liệu tái chế, Việt Nam cũng có những sản phẩm thú vị và ấn tượng như túi xách làm từ khăn rằng, xơ mướp...

xomuop.jpg

Túi xách làm từ xơ mướp được yêu thích. (Ảnh: Xơ mướp Vi Lâm)

Phương Anh/kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU