Nếu cần sa y tế được sử dụng hợp pháp tại số nước như Mỹ, Canada, Uruquay, Thái Lan thì tại Nhật Bản, các chế phẩm vẫn bị cấm nghiêm ngặt. Liệu chính phủ Nhật có đang "hiểu lầm" về loại cây này?
Giới trẻ Nhật sử dụng cần sa dù luật cấm gắt
Theo dữ liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia ghi nhận, vào năm 2017, có đến 3.008 người có liên quan đến các trường hợp sử dụng cần sa, tăng 472 người so với năm trước đó, đa phần là các thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, có trường hợp bắt giữ một băng nhóm tội phạm Nhật Bản đã thông đồng với một băng nhóm Việt Nam buôn bán cần sa trái phép.
Nhật Bản là một trong các nước áp dụng luật chống cần sa khắt khe nhất trên thế giới: Phạt 5 năm tù với người sở hữu, 7 năm với người trồng trái phép, cấm nghiên cứu về cần sa y tế, buộc các nhà khoa học Nhật phải nghiên cứu ở nước ngoài.
Khi Canada cho phép người trưởng thành từ 18 tuổi sử dụng tối đa 30 gram cần sa hợp pháp, cho phép mua online tại USA, Lãnh sự quán Nhật Bản vẫn cảnh báo với công dân Nhật vẫn phải tuân thủ luật pháp Nhật và tránh xa cần sa.
Từ đỉnh điểm với hơn 25.000 trang trại cần sa vào năm 1948, số lượng trang trại giảm mạnh một cách nhanh chóng. Hiện nay có chưa đến 60 trang trại cần sa được cấp giấy phép tại Nhật Bản – tất cả được yêu cầu trồng các chủng cần sa có chứa hàm lượng THC tối thiểu. Mỗi năm, cảnh sát Nhật Bản phát động các chiến dịch diệt trừ cần sa (tiêu diệt trung bình từ một đến hai triệu cây)
Chính phủ Nhật có đang “hiểu nhầm” cần sa?
Việc cấm ngành công nghiệp cần sa Nhật Bản cũng có nguồn gốc nước ngoài. Từ những năm 1940, quân sự kêu gọi nông dân trồng cần sa để làm dây thừng, dây dù cho lực lượng không quân. Năm 1945, chính quyền Mỹ chiếm đóng Nhật và họ cấm canh tác cần sa để tránh tệ nạn ma tuý (có ý kiến cho rằng để mở cửa cho thị trường vật liệu nhân tạo của Mỹ), khởi đầu cho chính sách chống cần sa của Nhật Bản đến ngày nay.
Junichi Takayasu, người quản lý của Taima Hakubutsukan- Viện bảo tàng duy nhất về cần sa tại Nhật Bản. cho biết cây cần sa không hoàn “xấu”. Các dấu vết sớm nhất của cần sa tại Nhật Bản là những hạt giống và các loại sợi dệt được phát hiện từ thời kỳ Jomon (10.000 – 300 năm trước công nguyên) và được cho rằng dùng để dệt quần áo – cũng như làm dây cung và dây câu
Cùng với công dụng làm nguyên liệu, cần sa cũng mang ý nghĩa tinh thần trong Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản. Cây cần sa khi xưa được cho là có khả năng làm sạch, thanh tẩy nên từng được các thầy tu Thần đạo vẫy bó lá để xua đuổi tà ma. Một số gia đình Nhật cũng đốt cháy chùm cây cần sa ở cửa ra vào của họ tiếp đón linh hồn của người chết trong lễ hội Obon mùa hè.
Lợi ích của cần sa y tế
Cần sa được xem là loại dược liệu bất hợp pháp, bị cấm sử dụng, gây nghiện bởi nó có thành phần gây cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên, khái niệm cần sa y tế được đặc biệt quan tâm bởi nó có tác dụng giảm đau trong điều trị bệnh với thành phần THC (delta 9-tetrahydrocannabinol) và CBD (cannabidiol).
Các chế phẩm cần sa y tế là một thành phần lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc, Thái Lan, có thể mua online tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên.
Nagayoshi Hideo, tác giả của cuốn sách Taima Nyuumon – Giới thiệu về Cannabis, lập luận rằng việc hợp pháp hóa cần sa có thể cải thiện chất lượng chăm sóc cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư và ngăn chặn sự chảy máu chất xám khi các nhà khoa học buộc phải ra nước ngoài để nghiên cứu cần sa y tế.
Ngày nay, nhiều trang trại cần sa được cấp phép của Nhật Bản phát triển một dòng THC thấp gọi Tochigi shiro được phát triển đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến. Gần đây, chiến dịch quảng cáo quảng cáo sản phẩm Elixinol Hemp Oil, được sản xuất từ dầu CBD (cannabidiol) nguyên chất từ cây cần sa đã được cho phép lắp đặt tại nhà ga xe lửa Tokyo, chứng tỏ Chính phủ Nhật dần "nới lỏng" luật với cần sa y tế.
kilala.vn