4 bí quyết sống thọ của bác sĩ 106 tuổi Shigeaki Hinohara

Bài: Phương Anh/ Ảnh: Denki Nippon Jul 21, 2017


Bác sĩ Shigeaki Hinohara của Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 106 vào ngày 18/7 vừa qua, những bí quyết sống khoẻ của ông được rất nhiều người chia sẻ. Sinh năm 1911, Shigeaki Hinohara là một trong những bác sĩ hành nghề lâu năm nhất thế giới, và được người Nhật tôn vinh là huyền thoại y học. 

Điểm lại sự nghiệp cống hiến của ông:

Bác sĩ Hinohara sinh năm 1911 tại tỉnh Yamaguchi và theo học y ở đại học Kyoto Imperial. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại Bệnh viện St. Luke từ năm 1941.

fallece-shigeaki-hinohara-el-medico-japones-que-trabajo-hasta-los-100-anos.jpg

(Ảnh: internationalpress.jp)

Từ năm 1954, bác sĩ Hinohara đã giới thiệu hệ thống kiểm tra sức khỏe thường niên toàn diện của Nhật Bản, một phần của hệ thống phòng bệnh giúp người dân Nhật Bản thuộc nhóm sống thọ bậc nhất thế giới.

Suốt những năm tháng chiến tranh, ông cứu chữa các nạn nhân của những vụ đánh bom cày xới thủ đô Tokyo đến khi xảy ra biến cố năm 1970.

Những năm 1990, ông trở thành giám đốc Bệnh viện St. Luke và đưa ra quyết định lắp đặt ống oxy trên khắp bệnh viện vào năm 1994, để chuẩn bị cho những tình huống xảy ra thương vong lớn do động đất. 

Năm 2000, vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Sarin trên tàu điện ngầm của Tokyo làm 12 người chết và hàng ngàn người bị thương. Bất chấp các lo ngại, bác sĩ Hinohara cho phép tiếp nhận các nạn nhân của vụ tấn công và sự chuẩn bị trước đó đã giúp bệnh viện cứu chữa rất nhiều người.

Khi ở tuổi 75, bác sĩ Hinohara đã viết được gần 150 đầu sách, trong đó có cuốn Living Long, Living Good bán hơn 1,2 triệu bản. Mỗi năm, ông thực hiện hơn 100 buổi diễn thuyết trong nước và nước ngoài.

Đến vài tháng trước khi mất, ông vẫn còn khám cho bệnh nhân. Trong sự nghiệp của mình, ông đã lãnh đạo 5 cơ quan y tế và gần đây là lãnh đạo danh dự của Bệnh viện St. Luke.

Năng lượng đến từ sự vui vẻ, hài hước

"Nên mở đèn sáng hơn một chút nữa, để mọi người đều có thể nhìn rõ khuôn mặt trẻ trung của tôi", đó là câu nói vô cùng hài hước của bác sĩ Shigeaki Hinohara  khi bước sang tuổi 105 trong buổi trả lời phỏng vấn của Thời báo Life Times.
42706A2400000578-4705718-Shigeaki_Hinohara_pictured_on_his_105th_birthday_last_year_was_f-a-14_1500374950878.jpg(Ảnh: Getty Images)
Theo ông, năng lượng đến từ sự hạnh phúc, vui vẻ còn lớn hơn rất nhiều so với thức ăn hay giấc ngủ. Ông chia sẻ, “Chúng ta có thể bắt chước con trẻ, thỉnh thoảng ăn không đúng giờ, ngủ không đúng giấc cũng không sao cả, miễn là luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Dù là thanh niên hay người cao tuổi đều cần có thái độ sống rõ ràng, tránh phức tạp hóa những vấn đề nhỏ nhặt, dồn thời gian, tâm sức cho những việc quan trọng để có thêm sức sống và động lực.” 

Luôn giữ cân nặng ổn định

 Một trong những điều Bác sĩ Hinohara luôn dặn dò bệnh nhân là đừng để thừa cân, phải chú ý trong việc ăn uống. "Chẳng ai thừa cân mà sống thọ, từ năm 30 tuổi đến nay, tôi luôn duy trì cân nặng ở mức 60kg bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động".
Bữa sáng của bác sĩ Shigeaki Hinohara bắt đầu bằng một cốc nước trái cây có kèm 1 thìa dầu oliu. Sau đó, ông uống một cốc sữa đậu nành, ăn thêm một quả chuối và thỉnh thoảng có dùng thêm một cốc cà phê.
Ông có thói quen ăn rất ít vào bữa trưa (chỉ vài miếng bánh quy và một cốc sữa tươi). 
Thực đơn bữa tối của ông rất bổ dưỡng và phong phú. Mỗi tuần ông ăn 2 bữa thịt bò không dầu mỡ vào buổi tối, những ngày còn lại sẽ thay đổi thực đơn bằng món cá và rau củ. Hai loại rau được ông đặc biệt yêu thích là rau diếp và cải xanh.
Ông luôn có nguyên tắc mỗi bữa không ăn no quá 8 phần và nên hạn chế ăn đồ ngọt, nếu hôm nay ăn nhiều hơn mọi ngày thì bữa sau ăn ít đi một chút.
1484093_1858937907578523_1268351996_n.jpgBên cạnh đó, ông còn rất chăm chỉ tập luyện thể thao vào buổi sáng và chiều, nhất quyết không đi thang máy, kiên trì chạy bộ. Ông còn đăng ảnh đậm "tinh thần thể thao" trên Facebook dù tuổi đã ngoài 100. (Ảnh: Fanpage của Bác sĩ Hinohara)

Đừng tin tất cả lời bác sĩ. Bác sĩ không thể cứu được mọi người!

“Hãy thử hỏi liệu bác sĩ của bạn có điều trị cho người thân yêu của mình giống như bạn hay không. Cách điều trị của bác sĩ nhiều lúc có thể gây ra các đau đớn không cần thiết cho người bệnh." - Bác sĩ Hinohara nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý rằng, mỗi người có một thể trạng khác nhau, không thể áp dụng máy móc chế độ ăn uống sinh hoạt của người khác cho bản thân, mà cần nỗ lực tìm kiếm phương thức và thói quen phù hợp với sức khỏe của mình.

Trong các buổi diễn thuyết của mình, ông cũng khuyên con người không nên quá sợ cái chết, nên đối mặt với sự thật là cơ thể sẽ ngày một già đi và nuôi dưỡng tinh thần “sống cho đến lúc chết”, trân trọng từng ngày được sống. 

Hãy thử học cái mới, đừng sợ già

Sống tới thời đại công nghệ, bác sĩ Shigeaki Hinohara cũng bắt kịp xu hướng rất nhanh.
Ông thường xuyên đăng tải những trạng thái, bài viết và hình ảnh của mình trên trang cá nhân và blog. Theo ông, “Việc luôn làm mới mình mới khiến bản thân không già nua!”
Ông luôn cổ vũ tinh thần ham học hỏi ở mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Có lần, ông từng đọc được một cuốn sách rất hay, sau đó dần suy nghĩ làm cách nào để biến nó thành một vở nhạc kịch, kết quả, ông trở thành nhà biên kịch vào năm 88 tuổi.
whitfield-manjiromuseum02.jpgÔng Hinohara còn tiếp tục học vẽ tranh, chỉ huy dàn nhạc,… và tiếp nhận thêm nhiều kiến thức khác ở tuổi ngoài 100. Chính sự nhiệt huyết với cuộc sống,  muốn thử nghiệm những thứ chưa từng thử khiến cho ông luôn giàu năng lượng. (Ảnh: www.dailymail.co.uk)
Phương Anh/ kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU