Đến những tiệm sách second - hand như thế này, chúng ta mới nhận thấy người Nhật giữ gìn đồ đạc rất kĩ. Nếu các bạn muốn rèn luyện tiếng Nhật qua tiểu thuyết, trong lượng sách phong phú (nhiều sách giảm giá chỉ còn 80 yên (~16000 VND) tại đây, bạn có thể sẽ tìm được nhiều tác phẩm thú vị và phù hợp với trình độ.
Ngoại trừ các quầy sách nhỏ thường chỉ bán sách, đa phần các hiệu sách lớn, cửa hàng sách second - hand của Nhật đều sẽ bán cả nhiều đồ dùng văn phòng phẩm rất đẹp, kết hợp với cả băng đĩa và đôi lúc cả các đồ điện tử khác.
Bên cạnh những cửa hàng sách giảm giá, các bạn còn có thể mua sách qua các trang mạng uy tín. Các trang mạng này khi bấm vào một sản phẩm bạn đều có một bảng kiệt kê trực quan các món hàng và giá cả, đi kèm với cả tình trạng sản phẩm, rất tiện lợi cho chúng ta cân nhắc trước khi quyết định đặt mua.
Ngoài ra, Amazon - trang bán hàng đa dạng và lớn nhất hiện nay - cũng là trang web nhiều người lựa chọn mua sách và CD. Tuy nhiên, văn phòng phẩm không nên mua qua các trang online mà nên đến trực tiếp hiệu sách.
Nếu bạn đang ở Tokyo, hãy một lần ghé thăm phố sách cũ lớn nhất thế giới Jimbocho, một chốn được mệnh danh là thiên đường sách cũ, tập trung nhiều sách quí, sách lạ.
Hoặc bạn còn có thể thử ghé qua Infinity Book and Cafe, cửa hàng sách cũ “khổng lồ”, cảnh trí rất hoài cổ và các giá sách thơm mùi gỗ xếp hàng hàng lớp lớp, đảm bảo khiến các mọt sách chính hiệu bước vào liền … chẳng muốn bước ra nữa.
Nên mua gì ở hiệu sách cũ?
Một số loại sách thường được mua nhiều ở cửa hàng sách cũ:
- Tiểu thuyết cổ điển
- Sách của những tác giả "Best Seller"
- Sách về kĩ năng, hội thoại tiếng Nhật
- Sách tiếng Anh (thường có nhiều tại nhà sách Book Off)
- Truyện tranh, ehon (Khi mua cả bộ bạn sẽ được giảm giá nhiều hơn)
An Thuỷ/ kilala.vn