Trong năm nay, thế giới tràn ngập vô vàn tin tức nóng bỏng về môi trường. Trái đất nóng dần, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng lên, cùng vô số hệ lụy nghiêm trọng khác lần lượt xuất hiện trên khắp các mặt báo cũng như trang mạng xã hội. Có lẽ vì đó, “Bảo vệ môi trường”, “sống xanh cứu lấy trái đất” là những chủ đề chưa bao giờ hết được quan tâm.
Thế giới có gì...?
Mỗi năm, có khoảng 7 triệu người trên thế giới chết đi do hậu quả của ô nhiễm không khí chủ yếu là do đột quỵ, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Báo cáo của WHO cho biết, hơn 80% người dân sống ở khu vực thành thị chịu ô nhiễm không khí với mức chất lượng bụi trong không khí vượt quá giới hạn cho phép của WHO. Còn các nước thu nhập thấp và trung bình phải chịu mức ô nhiễm cao nhất, cả trong nhà và ngoài trời.
Bên cạnh ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước nói chung và môi trường biển nói riêng vẫn luôn nằm ở mức đáng báo động. Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, trong năm 2018 có đến hơn 80% lượng nước thải trên thế giới chảy ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Theo thông tin từ National Geographic, ở các nước đang phát triển, 70% chất thải công nghiệp thải vào môi trường nước mà không được xử lý đã gây ô nhiễm nguồn cung nước có thể sử dụng. Thậm chí, ở một số nước kém phát triển, con số này lên đến mức 95%.
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng
Theo Green ID, ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE) báo cáo rằng các hoạt động giao thông gây ra khoảng 70% ô nhiễm không khí, cụ thể là ở Hà Nội.
Số liệu của WHO cho thấy 6/10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam có liên quan đến ô nhiễm không khí. Những người sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai dễ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra hơn nhiều so với những người sống ở các địa phương khác.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 90% nước thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Hiện có khoảng 20% hộ gia đình trên toàn quốc phải sử dụng nước bị ô nhiễm từ hồ, ao và kênh.
Bên cạnh đó, lượng rác thải và bao bì nhựa được đưa đến bãi rác mỗi tuần luôn ở mức đáng báo động. Chỉ riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 80 tỷ tấn nhựa thải ra mỗi ngày.
Quan tâm môi trường, cứu lấy bản thân
Tại VN, có tương đối nhiều các tổ chức quan tâm, lên tiếng vì môi trường. Tiêu biểu có:
1. WildAct: tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam.
2. CHANGE: Được thành lập năm 2013 bởi người Việt Nam. CHANGE khuyến khích, thúc đẩy việc gìn giữ và bảo tồn môi trường thông qua giáo dục và truyền thông sáng tạo nhằm thay đổi thói quen và truyền cảm hứng để cộng đồng cùng hành động tại Việt Nam.
3. Tổ chức Hành động vì môi trường (AFEO): là tổ chức phi chính phủ của Việt nam, được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, truyền thông, nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững.
4. Let’s Do It: Khởi nguồn từ chiến dịch thu gom rác của đất nước Estonia từ năm 2008. Năm 2011, tổ chức phi chính phủ Let's Do It! World được thành lập và nay là thành viên của UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc). Let’s Do It đã được lan rộng lên đến 112 quốc gia trên toàn thế giới và thu hút hàng triệu người tham gia.
5. Việt Nam Sạch và Xanh (VNSX): “Việt Nam Sạch và Xanh” hướng đến giảm thiểu lượng rác thải bừa bãi ở Việt Nam và đem lại những thay đổi lớn trong xã hội. Chúng tôi nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc xả rác và tầm quan trọng của ý thức mỗi cá nhân.
Hoạt động, phong trào vì môi trường ở VN:
Trong năm 2019, vô số bài viết từ các trang lớn cũng như tài khoản cá nhân hướng về môi trường trên những trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như Facebook, Instagram.
Ngoài ra, các chiến dịch #trashtag - dọn dẹp những “bãi rác tự phát” du nhập từ nước ngoài cũng được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng. Đi kèm theo những hashtag tiếng Anh là những hashtag rất Việt Nam như #thuthachdonrac #cauchuyenverac #chuyenracvietnam được nhiều bạn trẻ sử dụng để “khoe” thành quả dọn dẹp rác của họ.
Không chỉ những chiến dịch, phong trào tự phát của giới trẻ, những nhà kinh doanh buôn bán cũng nhập cuộc bảo vệ môi trường.
Tất cả những điều này cho thấy, sống xanh, nỗ lực vì môi trường đang là xu thế tất yếu của hiện tại. Bắt nhịp với nhu cầu chung, Kilala Awards 2019 mong muốn dành tặng những giải thưởng đặc biệt cho những công ty hoạt động nhưng vẫn không bỏ lại môi trường nhằm trao gửi thông điệp “Hãy là người đồng hành thân thiện với môi trường” đến người tiêu dùng Việt.
Theo đó, trong khuôn khổ hoạt động của Kilala Awards năm nay sẽ xuất hiện thêm một hạng mục mới mang tên “Eco Honor”. Trong hạng mục này, Kilala sẽ kết hợp cùng tạp chí Access – ấn phẩm dành cho doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam vinh danh những thương hiệu Nhật Bản có các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động vì môi trường. Bên cạnh đó, những sự kiện truyền tải thông điệp sống xanh điển hình như: Workshop handmade các sản phẩm bền vững với môi trường, Talk Show về môi trường,... cũng sẽ được tổ chức song song với chiến dịch bình chọn sản phẩm.
kilala.vn
- Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: Kilala Awards 2019
- Gửi sản phẩm, dịch vụ và chiến dịch vì môi trường của doanh nghiệp bạn cho chúng tôi qua địa chỉ email: awards@kilala.vn