Nhật Bản có bao nhiêu loại hộ chiếu?

Bài: Hoàng Thiên
Jun 22, 2020

Nguồn tham khảo: Turning Japanese

Khi nhắc đến hộ chiếu Nhật Bản, có nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai loại hộ chiếu màu xanh và màu đỏ thường hay bắt gặp trên các trang mạng. Thế nhưng, thực chất Nhật Bản có đến... 7 loại hộ chiếu mang màu sắc và ý nghĩa khác nhau!

Hộ chiếu xuất hiện ở Nhật từ khi nào?

Các tài liệu về du lịch nước ngoài đầu tiên của công dân Nhật Bản được giới thiệu vào năm 1866, gần cuối thời Mạc phủ Tokugawa. Các tài liệu này có dạng của tem "thư yêu cầu" cho phép công dân Nhật Bản đi nước ngoài vì mục đích kinh doanh và giáo dục.

Thuật ngữ "hộ chiếu" chính thức xuất hiện trong tiếng Nhật vào năm 1878. Đến năm 1900, các quy định đầu tiên về việc sử dụng hộ chiếu Nhật Bản đã được đưa ra. Loại hộ chiếu hiện đại của Nhật Bản xuất hiện lần đầu vào năm 1926 và loại hộ chiếu Nhật đầu tiên tuân thủ ICAO, có thể đọc bằng máy được ra mắt vào năm 1992.

Các loại hộ chiếu Nhật Bản

Thật ra Nhật Bản có đến 7 loại hộ chiếu, mỗi loại có các tính năng cũng như ý nghĩa khác nhau.

1. Hộ chiếu phổ thông ngắn hạn: quyển màu xanh dương

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 5 năm. Đối tượng sở hữu là tất cả công dân Nhật Bản, kể cả trẻ vị thành niên. Do đó, hộ chiếu này còn có tên gọi là “hộ chiếu trẻ em” vì đây là loại hộ chiếu duy nhất (bên cạnh Văn kiện du lịch để trở lại Nhật Bản và Hộ chiếu khẩn cấp) mà có thể cấp cho đối tượng trẻ em. Lý do là bởi vì trẻ em vẫn còn trong độ tuổi phát triển nên ngoại hình sẽ thay đổi nhiều theo thời gian nên sẽ không được cấp loại hộ chiếu phổ thông dài hạn.

Bên cạnh đó, những người Nhật trưởng thành nếu ít đi du lịch cũng có thể chọn làm hộ chiếu màu xanh dương này vì giá của nó rẻ hơn so với hộ chiếu màu đỏ.
các loại hộ chiếu Nhật Bản
Hộ chiếu phổ thông ngắn hạn màu xanh dương. (Ảnh: news.ameba.jp)

2. Hộ chiếu phổ thông dài hạn: quyển màu đỏ

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 10 năm. Đối tượng sở hữu là những công dân Nhật Bản trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên). Tuy nhiên, hộ chiếu đỏ có thể không sở hữu đồng thời với hộ chiếu màu xanh lam, xanh đậm hoặc màu be. Đây là hộ chiếu mà hầu hết người Nhật trưởng thành đều có. Tất cả mọi thông tin trong hộ chiếu đều được viết bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.

hộ chiếu phổ thông dài hạn
Hộ chiếu phổ thông dài hạn màu đỏ. (Ảnh: albiz.co.jp)

3. Văn kiện du lịch để trở về Nhật: quyển màu be

Tuy gọi là hộ chiếu, nhưng tính chất của loại hộ chiếu này là một loại văn kiện du lịch để trở về Nhật. Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực dưới 1 tuần. Hộ chiếu màu be được cấp ngoài nước Nhật, trong trường hợp hộ chiếu thường của một công dân Nhật bị mất, bị phá hủy hoặc bị đánh cắp. Hoặc trường hợp du lịch cần phải trở về Nhật ngay lập tức cũng sẽ được cấp loại hộ chiếu này.

văn kiện du lịch
Quyển hộ chiếu được cấp bên ngoài nước Nhật. (Ảnh: turning-japanese)

4. Hộ chiếu khẩn cấp: quyển màu xanh dương đậm

Loại hộ chiếu này có thời hạn hiệu lực 1 năm. Tương tự với hộ chiếu màu be, hộ chiếu này được cấp ngoài nước Nhật, trong trường hợp sau:

- Hộ chiếu thường của một công dân Nhật bị mất, bị phá hủy hoặc bị đánh cắp.
- Chip IC của máy hộ chiếu MRP bị hỏng hoặc không có sẵn.
- Không có đủ thời gian để chờ máy được sửa chữa hoặc thay thế.
- Chuyến đi phải được thực hiện đến một quốc gia khác ngoài Nhật Bản trong vòng chưa đầy 10 ngày.

Tuy nhiên, khác với hộ chiếu màu be, quyển hộ chiếu này được sử dụng cho những trường hợp người đó không cần phải quay lại Nhật Bản ngay mà cần phải đi đến một quốc gia khác trong thời gian bắt buộc.

hộ chiếu khẩn cấp
Hộ chiếu khẩn cấp màu xanh dương đậm. (Ảnh: Naver)

5. Hộ chiếu ngoại giao: quyển màu nâu nhạt

Hiệu lực của hộ chiếu này tùy theo thời gian thực hiện công tác ngoại giao, không có ngày hết hạn. Hộ chiếu này chỉ được cấp cho:

- Đại sứ nước ngoài, lãnh sự, và các nhà ngoại giao
- Bộ trưởng quan chức chính phủ và quan chức cấp cao từ ba nhánh của chính phủ (Bộ Ngoại giao, Thủ tướng, v.v.)
- Gia đình hoàng gia (trừ Thiên hoàng và Hoàng hậu do theo quy ước quốc tế, người đứng đầu hiến pháp của các quốc gia không sử dụng hoặc không cần sử dụng hộ chiếu.)

Hộ chiếu ngoại giao có thể sở hữu đồng thời với hộ chiếu thông thường. Ngoài phục vụ cho đại sứ hợp pháp và công tác ngoại giao, hộ chiếu ngoại giao còn được sử dụng trong hoạt động tình báo, khi có người làm việc ở nước ngoài có đại sứ quán làm cơ sở.

hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao có màu nâu. (Ảnh: turning-japanese)

6. Hộ chiếu công vụ: quyển màu xanh lá

Hiệu lực của hộ chiếu được tính bằng: thời gian thực hiện nhiệm vụ + 6 tháng. Hộ chiếu công vụ không mất phí làm nên thường được gọi là hộ chiếu miễn phí. Hộ chiếu công vụ có thể sở hữu đồng thời với hộ chiếu thông thường, tuy nhiên người sở hữu phải sử dụng hộ chiếu thường xuyên cho việc đi lại và kinh doanh không chính thức.

Hộ chiếu công vụ được cấp cho công chức và nhân viên chính phủ để thực hiện nhiệm vụ khi ở nước ngoài. Mặc dù thế nhưng hộ chiếu này không quá khác biệt với hộ chiếu thông thường. Đặc quyền duy nhất là với hộ chiếu này, người sở hữu rất khó bị từ chối nhập cảnh vào quốc gia khác, vì hộ chiếu được tạo cho một (hoặc một vài) quốc gia cụ thể cho một công việc cụ thể.

hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ có màu xanh lá. (Ảnh: turning-japanese)

7. Hộ chiếu giới hạn

Đối tượng của loại hộ chiếu này là những người từng có tiền án phải đi tù nhưng đã được phóng thích, hoặc những trường hợp đang bị truy tố và vụ án đang trong quá trình thụ lý. Những người này có thể được cấp một "hộ chiếu hạn chế" (制限旅券 - seigen ryoken). Hộ chiếu hạn chế có màu xanh lam và có thể có ký hiệu tại trang thứ hai với những hạn chế đối với các quốc gia mà họ có thể đến và tính hợp lệ của hộ chiếu có thể bị hạn chế thêm. Dĩ nhiên hộ chiếu này có thể bị từ chối nhập cảnh.

Du học ở Nhật Bản nên xin hộ chiếu nào? 

Những bạn học sinh, sinh viên nếu có nhu cầu muốn đi du học ở Nhật Bản có thể xin hộ chiếu Phổ Thông. Đây là quyển hộ chiếu có màu xanh dương và thường có thời hạn trong vòng 5 năm đủ để phục vụ nhu cầu học tập ở Nhật Bản của học sinh, sinh viên. 

kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU