Làm thế nào để trở thành người có văn hoá? (phần 2)

BÀI WIKIHOW. NGUYÊN GIANG DỊCH. ẢNH PIXABAYApr 24, 2018

Làm thế nào để trở thành người có văn hoá? (phần 1)

8/ Tham gia vào văn hóa Internet. Đừng quên văn hóa quá khứ, chẳng hạn như âm nhạc thập niên 80, đã từng là văn hóa một thời. Bây giờ chỉ những người quan tâm mới hiểu được ý nghĩa văn hóa của nó, trong khi những người bỏ qua nó thì không thể. Thời đại kỹ thuật số là rất quan trọng và là một cột mốc lớn cho toàn xã hội. Chúng ta đang sống trong thời đại sâu sắc có ý nghĩa lịch sử, vì thế đừng để nó lướt qua bạn.
• Cho dù bạn cảm thấy mình đã biết rất nhiều về Internet, thì cũng nên tìm hiểu về lịch sử của Internet, và kiểm tra các video lan truyền với tốc độ chóng mặt (meme and viral video) để hiểu thêm về nó.
• Đặt Wikipedia làm trang chủ của bạn và mỗi ngày đọc một bài viết về một chủ đề nào đó mà bạn nghĩ là có ích. Chỉ cần một thời gian ngắn, vốn hiểu biết của bạn sẽ khá hơn.

Tham gia vào văn hóa Internet
9/ Quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Nghệ thuật là một ngôn ngữ phổ quát. Đôi khi nó còn được xem là hình thức mạnh nhất của truyền thông. Dù thế nào đi nữa, nó vẫn tùy thuộc vào chính bạn.
• Lời khuyên duy nhất ở đây là bạn hãy tự nghiên cứu và tham gia vào nghệ thuật bằng cách đến các phòng trưng bày (khác với suy nghĩ của nhiều người, nó thường là miễn phí).  
• Nếu bạn đặc biệt yêu thích một loại hình nghệ thuật nào đó, như khiêu vũ hay điêu khắc, thì bạn nên thực hành và trau dồi nó.

Quan tâm nhiều đến nghệ thuật
10/ Học một ngôn ngữ mới. Phương pháp tối ưu nhất để học một ngôn ngữ mới là hòa mình vào nó.


11/ Du lịch. Việc đọc về các nền văn hóa là một chuyện, nhưng nếu bạn không trải nghiệm thực tế thì rất là đáng tiếc, cũng giống như giải thích về màu sắc với một người khiếm thị vậy. Du lịch sẽ giúp bạn hiểu biết thêm nhiều về sự khác biệt và tương đồng giữa các nền văn hóa, và gợi mở tâm trí bạn. Thành kiến của chúng ta về một nền văn hóa (tốt và xấu) là rất thiển cận, con đường duy nhất để tìm ra sự thật về thực tiễn xã hội là trải nghiệm chúng.


12/ Có sở thích riêng. Hãy hỏi bạn bè về những sở thích của họ. Hầu hết sẽ là các loại hình nghệ thuật hay thể thao. Một người có văn hóa nên trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Do đó, nếu lần tới bạn bè có đi đá banh hoặc xem kịch, bạn hãy hỏi họ và tham gia nếu có thể.


13/ Đến những nơi học hỏi thú vị. Bạn có thể đến tham quan sở thú, thăm viện bảo tàng, thậm chí đi cắm trại để tìm hiểu thêm về đời sống động vật hoang dã.

mona-lisa.jpg
14/ Tự học. Trong thời đại internet ngày nay, hầu như bạn có thể tiếp cận bất kỳ loại thông tin nào. Bạn nên tận dụng cơ hội quý giá này và tìm hiểu tất cả những gì mà bạn không am hiểu trước đây. Bạn cố gắng tìm hiểu một cách hợp lý những chủ đề sau:
• Lịch sử thế giới. Đây có lẽ là tài sản văn hóa quan trọng nhất mà bạn có thể có được, vì nó trải đường cho bạn bước vào các lĩnh vực kiến thức khác nhau.
• Địa lý. Một lần nữa, người có văn hóa cần phải biết về vị trí các quốc gia hay những địa danh nổi tiếng.
• Khoa học cơ bản: Vật lý, Toán học, Hóa học và Sinh học. Trừ khi bạn muốn theo đuổi nghề nghiệp chuyên ngành khoa học, còn lại vốn kiến thức chuyên sâu về các ngành khoa học không hẳn là hoàn toàn cần thiết. Thay vào đó, bạn chỉ cần nắm vững kiến thức về các ngành khoa học ở cấp trung học.
• Kinh tế. Bộ môn này liên quan rất lớn đến việc tìm hiểu thế giới ngày nay.
• Tâm lý học. Có một quan niệm rất sai lầm về việc Tâm lý học không phải là ngành khoa học, hay là nó không có thật. Bạn nên tự học về bộ môn này và nghiên cứu kỹ lưỡng phương pháp thử nghiệm trước khi tin vào những tuyên bố đó. Tâm lý học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội ngày nay, và nó sẽ ngày càng phát triển khi thế giới trở nên phức tạp hơn.
• Ngoài ra bạn cần nghiên cứu các chủ đề về Nghệ thuật, Kiến trúc, và Triết học.

hands.jpg
15/ Hiểu biết về các nền văn hóa khác. Bạn nên phát triển cho mình sự tò mò tự nhiên, và đào sâu vào những điều bạn không hiểu.
• Một phần của văn hóa là tìm hiểu về các nền văn hóa khác, không chỉ của riêng bạn. Hãy cố gắng tự giải thoát bản thân khỏi sự thiếu hiểu biết và những định kiến truyền thông về các xã hội và tôn giáo khác.
• Luôn luôn cố gắng đồng cảm với tất cả các bên trong khi học hỏi. Việc thách thức những định kiến của bạn là rất quan trọng. Không ai khi sinh ra đã là tốt hay xấu; thay vào đó bạn nên cố gắng tìm hiểu những động cơ dẫn đến hành động của họ. Nếu không, bạn sẽ không thể hiểu về các nền văn hóa khác.
• Hãy tự mình suy nghĩ. Đừng để người khác áp đặt ý kiến của bạn.

japan.jpg
16 / Tiếp nhận những điều mới mẻ với tâm trí cởi mở và tinh thần phấn khởi.


Lưu ý:


• Biết ưu tiên. Một số hoạt động như đọc sách, xem TV, chơi game,… có xu hướng gây nghiện. Bạn nên cố gắng phân bổ thời gian hợp lý dành cho nó. Đừng hy sinh công việc hay gia đình hoặc sức khỏe của bạn, vì đó là những ưu tiên cao nhất của bạn.

• Đừng hợm hĩnh. Dù bất kỳ chuyện gì, bạn phải luôn là một người lịch sự và có lương tâm.

• Hãy kiên nhẫn. Trở thành người có văn hóa không phải là chuyện một sớm một chiều. Do đó, bạn nên tập trung mở rộng vốn hiểu biết của mình cũng như tạo động lực cho sự đam mê nghiên cứu.

• Đừng cố gắng học hỏi về văn hóa chỉ để gây ấn tượng với người khác. Đây không phải là mục tiêu của bạn. Mong muốn trở thành người có văn hóa cần phát xuất từ sự tò mò tìm hiểu về thế giới, bởi vì thế giới là sự thú vị. Bạn cần giữ tinh thần này suốt cả đời mình.

• Đừng lãng phí thời gian. Nếu có thời gian rảnh, bạn hãy dành thêm nhiều thời gian cho những hoạt động hướng bạn đến mục tiêu trở thành người có văn hóa.

NGUYÊN GIANG (Theo Wikihow)


Nguồn: http://www.wikihow.com/Become-a-Person-of-Culture

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU