Tìm hiểu ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Nhật Bản

Bài: Gia Hân/ Cover: hdwallpapersDec 5, 2017

Không chỉ sử dụng màu sắc để phân chia cấp bậc, màu sắc trong văn hoá Nhật còn gắn liền với phẩm chất tôn giáo với những ý nghĩa đặc biệt.

Màu sắc trong xã hội xưa

Theo những tài liệu cổ ghi lại, từ xa xưa trong xã hội Nhật Bản đã có 4 màu xuất hiện sớm nhất, đó là : đỏ - 赤 (aka), đen - 黒 (kuro), trắng - 白 (shiro) và xanh da trời - 青 (ao). Dần dần, những màu sắc khác cũng có các tên gọi riêng, số lượng màu truyền thống của Nhật Bản đã lên đến hàng trăm màu. Đến thời Asuka (538-710), Hoàng tử Shotoku đã công bố Hệ thống 12 cấp bậc và thứ hạng, đề cập đến những màu được dùng cho các cấp bậc, thứ bậc trong xã hội.

màu sắc trong xã hội xưa
Màu trắng được chọn là trang phục truyền thống của cô dâu trong ngày cưới. (Ảnh: Flickr/ Peter)

Bảng hệ thống này đã phân rõ ra 2 loại màu và buộc các cấp bậc phải sử dụng đúng quy định, gồm kinjiki - màu cấm và yurushiiro - màu được cho phép. Trong đó, giới quan chức sẽ sử dụng những chiếc lông vũ có những màu thể hiện được thứ bậc để đính kèm trên nón, dựa theo 6 phẩm chất trong Nho giáo:

Đức hạnh - toku: Màu tím
Từ bi - jin: Màu xanh da trời
Phép tắc - rei  : Màu da cam
Chân thành - shin : Màu vàng
Công lý - gi : Màu trắng
Hiểu biết - chi : Màu đen

Ứng dụng ý nghĩa của các màu trong đời sống

Đỏ và trắng

Đây là hai màu mang lại sự may mắn, có ý nghĩa đại diện cho một sự khởi đầu tốt đẹp, thường xuất hiện trong các dịp vui, lễ cưới hay lễ tốt nghiệp. Màu đỏ (aka) tượng trưng cho sự đam mê, tình yêu, nhiệt huyết; màu trắng (shiro) đại diện cho sự trong sạch và tinh khiết. Về mặt tôn giáo, cả hai màu đều có ý nghĩa linh thiêng, vì vậy các cổng Torii ở những ngôi đền Thần đạo đều có màu đỏ và sỏi trắng thường được rải trước cửa những nơi linh thiêng.

Dây mizuhiki

Dây mizuhiki - một loại dây gói quà gồm 2 sợi đỏ và trắng bện vào nhau, phần quà được gói bằng dây này thường để dành tặng trong các lễ cưới, gọi là Koohaku no Mizuhiki. Ảnh: Katsufujiya net store
sekihan.jpg
Cơm đậu đỏ - sekihan, cũng là một món thường phục vụ trong các dịp vui, lễ cưới, gồm gạo nấu với đậu đỏ (azuki) (Ảnh: Hokuren Pearl Rice)

thi dau.jpg

Ngoài ra, màu đỏ và trắng còn dùng để phân biệt 2 đội thi đấu trong các cuộc thi thể thao ở các trường Tiểu học Nhật Bản để thể hiện tinh thần hăng hái thi đấu. (Ảnh: Marieyang Blog)

Áp dụng vào các cụm từ:

Makka ni natte okoru: Đỏ bừng lên vì giận dữ
Aka no tanin: Một người hoàn toàn xa lạ
Hakushi ni modosu: Quay lại từ bước đầu tiên
Shiroi me de miru: Đối xử lạnh nhạt, hờ hững

Màu tím

Màu tím (murasaki) trong xã hội xưa là một màu cao quý nhất, thuộc nhóm màu cấm và chỉ được dùng cho giới quan chức cấp cao và Hoàng gia, trong Phật giáo thì những nhà sư có phẩm hạnh cao cấp được phép mặc y phục màu tím, còn lại những người dân bình thường bị cấm hoàn toàn. Lí do là vì màu nhuộm tím chỉ có thể tìm thấy ở cây tía tím Shigusa, loài cây rất khó phát triển và hiếm, nên giá thành của nó rất đắt. Đến thời Edo (thế kỷ 17-19), trang phục màu tím trở nên phổ biến khi Shigusa được trồng rộng rãi và màu tím của nó gọi là Edo-murasaki, kể từ đó, cái tên murasaki chính thức được dùng để chỉ màu tím.

Màu tím trong văn hóa Nhật Bản
Lễ hội Noh tại Nhật Bản. (Ảnh: Flickr/ Ronin Dave)

Trong lễ hội Noh tại Nhật Bản, chỉ có nhân vật Hoàng đế và các vị thần mặc trang phục tím trong các màn trình diễn, vì vậy bạn hãy lưu ý để chọn màu trang phục khác khi tham gia vào lễ hội này.

Áp dụng vào các cụm từ:

Murasakiiro ni naru: Thâm tím
Murasakiigai: Trai Địa Trung Hải

Màu đen

Màu đen (kuro) thể hiện sự chán nản, buồn bã, u ám nên thường xuất hiện nhiều trong các lễ tang tại Nhật Bản. Nếu như phần quà trong lễ cưới sử dụng màu đỏ và trắng thể hiện sự vui tươi thì ngược lại, trong lễ tang thường có phần quà chia buồn - koden, sử dụng dây mizuhiki đen và trắng để gói quà.
Màu đen (kuro) thể hiện sự buồn bã
Với người Nhật, màu đen thể hiện sự u buồn, đám tang. (Ảnh: Naver)

Tuy nhiên, màu đen cũng thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu nên đây là màu được đa số nhân viên công sở chọn mặc. Bộ vest đen kết hợp với sơ mi trắng là trang phục thường thấy ở các công ty Nhật Bản, nếu bạn phải sử dụng cà vạt đi kèm, hãy lưu ý tránh cà vạt màu đen vì đó là trang phục để dự lễ tang, thay vào đó hãy chọn các màu sáng và nền nã.

màu đen cũng thể hiện sự nghiêm túc
Bộ vest đen kết hợp với sơ mi trắng là trang phục thường thấy ở các công ty Nhật Bản (Ảnh: IPS News).

Áp dụng vào các cụm từ:

Shirokuro o tsukeru: Phân rõ trắng đen, tốt xấu
Kurokami: Một mái tóc đẹp, đen mượt

Xanh da trời và xanh lá

Màu xanh da trời trong tiếng Nhật gọi là ao và màu xanh lá cây là midori. Đã từng có một khoảng thời gian dài trong lịch sử màu xanh lá chỉ được xem là một sắc thái thuộc xanh da trời mà không hề có tên gọi riêng. Vì vậy tại Nhật Bản mặc dù có rất nhiều vật mang màu xanh lá nhưng người Nhật vẫn quen gọi là ao.
đèn xanh của cột đèn giao thông Nhật Bản là màu xanh da trời
Đa số đèn xanh của cột đèn giao thông Nhật Bản là màu xanh da trời. (Ảnh: Japan Times)

Đa số đèn xanh của cột đèn giao thông ở Nhật Bản là màu xanh da trời, vì vậy người Nhật vẫn quen gọi là ao kể cả khi bắt gặp đèn màu xanh lá, và nó chỉ có 2 âm tiết nên dễ nói hơn so với midori.

rau củ màu xanh ở Nhật Bản được gọi là Ao yasai
Các loại rau củ màu xanh ở Nhật Bản được gọi là Ao yasai, thay vì Midori yasai. (Ảnh: Vimbly)
Mầm cây non
Midori cũng dùng để chỉ những mầm cây non mới mọc. (Ảnh: Pixabay)

Áp dụng vào các cụm từ:

Aoku naru: Xanh xao vì bị bệnh, sợ hãi, lo lắng
Samidorizuki: Tháng âm lịch đầu tiên

Bí quyết để chỉnh "màu Nhật"

Nếu yêu thích chụp ảnh và chỉnh sửa màu ảnh, bạn có thể tham khảo cách chỉnh màu "Nhật" theo công thức VSCO dưới đây từ nguồn của Fanpage Lạc: https://www.facebook.com/laclost/

cách chỉnh màu Nhật theo công thức VSCO
Chỉnh màu VSCO
Chỉnh màu Nhật Bản
Chỉnh màu VSCO
(Ảnh: Lạc)

Những màu sắc kiêng kị ở Nhật Bản? 

Ở Nhật đa phần mọi người theo Thần đạo (Shinto). Chủ yếu mọi người tôn thờ là Thần Mặt trời Amaterasu và Phật giáo đại thừa; và tuân thủ theo giới luật là "quá giờ ngọ không ăn". Đối với người này, họ thường không thích màu tím, vì cho rằng đây là màu sắc của sự đau thương, u buồn. Màu kiêng kị nhất của họ là màu xanh lá cây vì với họ đây là màu của điều không may mắn, xui xẻo. 

Gia Hân/ kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU