freeC -"Facebook phiên bản Business tại Đông Nam Á" chính thức ra mắt
Dịch từ nguồn bài viết của báo điện tử TechCrunch Jan 20, 2019
“freeC” với mục tiêu trở thành Facebook phiên bản Business tại Đông Nam Á chính thức ra mắt, nền tảng tổng hợp mọi thông tin nghề nghiệp hay tin tức.
“Nói đơn giản thì nền tảng này giống như một Facebook chuyên môn hóa về các thông tin Business. Những thông tin nghề nghiệp, công việc crowdsourcing, sự kiện, tin tức sẽ được chọn lọc dựa trên chuyên môn và sở thích của mỗi người, một nền tảng có thể cung cấp tất cả các thông tin quan trọng.” - Đại diện cho công ty freecracy – giám đốc Kunimoto Kazuki chia sẻ. Công ty đang phát triển dịch vụ SNS Business “freeC” tại Đông Nam Á. Công ty freecracy đã tung bản chạy thử của freeC cho đến ngày phát hành bản chính thức vào ngày 6/12.
Mọi thông tin Business đều được tập hợp trên freeC, dễ dàng nắm bắt thông tin và ứng tuyển việc làm một cách nhanh chóng. freeC là một nền tảng gửi những thông tin theo thời gian thực liên quan đến Business được chọn lọc phù hợp với từng người dùng. Đặc trưng của freeC là có thể tập hợp tất cả những thông tin như sự kiện, tin tức, công việc crowdsourcing, nghề nghiệp, những tin tức mà phải tìm từ nhiều nguồn khác nhau mới có được. Hơn thế nữa, freeC có chức năng ứng tuyển tức thì, nắm bắt ngay cơ hội làm việc theo sở thích.
Hiện nay, freeC coi trọng nhất là sự phù hợp giữa ứng viên và doanh nghiệp, dựa trên điểm này, có thể nói khá giống với dịch vụ Wantedly tại Nhật Bản. Để đo lường mức độ phù hợp, phía công ty phải cung cấp những thông tin tuyển dụng cơ bản như là yêu cầu, nội dung công việc hay lương và thưởng, ngoài ra, những lời chia sẻ chân thành của nhân viên về môi trường làm việc, cảm nghĩ về công ty cũng là một thông tin được freeC xem trọng. Người dùng sau khi xem qua những thông tin trên, có thể hiểu rõ hơn về đặc trưng của công ty.
freeC không theo đuổi những đối tượng thực tế muốn nhảy việc ngay lập tức mà hướng đến những đối tượng tiềm năng muốn phát triển hơn trong tương lai. Những tính năng như “Follow” nhằm mục đích tạo ra môi trường có thể rút ngắn khoảng cách giữa ứng viên tiềm năng và doanh nghiệp. Thông qua dữ liệu tương tác của người dùng trên freeC theo từng bài đăng không chỉ riêng về nghề nghiệp mà còn là sự kiện, tin tức… freeC phát triển thêm nhiều tính năng như là Recommend, gợi ý cho người dùng những công ty có thể khiến họ thích thú và phù hợp với họ.
Mô hình kinh doanh của freeC dựa trên lượt Match giữa người dùng và công ty với mức phí 01 lượi Match là 50 đô la. Từ ngày 15 tháng 9 ra mắt bản dùng thử, chưa đầy 3 tháng, đã có 3000 người dùng đăng ký và hơn 50 công ty với phần lớn là công ty Nhật Bản gia nhập freeC.
Với mục đích mở rộng sản phẩm, trong tháng 8, ngoài Digital Hollywoord, freeC đã huy động thành công 1550 Vạn Yên vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần như ông Morita Nobuhiro, ông Fujikawa Shinichi - CTO của BASE. freeC còn bắt tay với nhiều công ty giới thiệu nhân sự, ví dụ như ngoài Pasona Tech Vietnam còn thêm 6 công ty liên minh.
"Mọi chuyện bắt đầu từ việc tôi phải đối mặt với vấn đề tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam"
Freecracy là một startup được thành lập vào tháng 8 năm 2018 bởi anh Kunimoto. Ban đầu, công ty là tập hợp của các thành viên đã cùng tham gia khóa học tại học viện “G's ACADEMY” thuộc trường Digital Hollywood, chuyên đào tạo các lập trình viên muốn trở thành nhà khởi nghiệp trong tương lai. Hiện tại, vận hành freeC là một team bao gồm cả người Nhật và người Việt.
Giám đốc Kumimoto sau khi làm việc nhiều năm tại Việt Nam tại các doanh nghiệp như là Công ty TNHH Abeam Consulting. Sau đó, anh dành 4 năm khởi nghiệp, phát triển và vận hành công ty trong lĩnh vực giáo dục, anh đã bán lại công ty cho một doanh nghiệp giáo dục của Nhật. Với những kinh nghiệm tích lũy được, anh quyết định khởi nghiệp một lần nữa trong lĩnh vực HRTech và công ty freecracy ra đời. Những hoài bão dành cho freeC đến từ những vấn đề anh gặp phải trong việc khởi nghiệp công ty đầu tiên tại Việt Nam.Theo như anh Kumimoto, hiện nay ở Việt Nam chưa xuất hiện các Start-up với dịch vụ tuyển dụng mang khái niệm mới như Wantedly tại Nhật Bản, mà chỉ tồn tại các công ty môi giới tuyển dụng và các trang web tìm việc theo kiểu cũ.
Khi chạy quảng cáo thông tin tuyển dụng, thậm chí ngay cả khi không tuyển được, vẫn phải trả một khoản phí cố định, hơn thế nữa, phí giới thiệu nhân sự chiếm khoảng 20 đến 30% thu nhập một năm của nhân viên đó, chưa kể không thể tuyển được hết tất cả các vị trí.
“Mô hình freeC là sự kết hợp giữa quảng cáo và giới thiệu nhân sự. Khi người dùng ứng tuyển vào công ty mà mình quan tâm, phía công ty có thể xem được sơ yếu lý lịch bị che khuyết phần liên lạc và sở trường của ứng viên, nếu phía công ty cảm thấy ứng viên phù hợp và muốn trò chuyện với ứng viên (bấm Match) thì freeC sẽ tính phí dịch vụ. Với hệ thống này, tôi nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề mà bản thân đã lo lắng trước đó. Ở Việt Nam, những dịch vụ mới không được phát triển nhiều như tại Nhật Bản và mọi người không quan tâm nhiều đến điều này. Do đó, tôi muốn cung cấp cho cả hai phía, phía người dùng và phía công ty có một sự lựa chọn mới.” - Giám đốc Kumimoto nhận định.
Các dịch vụ vốn có hiện đang gặp phải vấn đề trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa công ty và người dùng. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đang nỗ lực tạo ra một hệ thống có thể kết nối lâu dài song phương giữa hai bên bằng hệ thống như một SNS.Ngoài ra, về cách thức thu thập thông tin từ phía người dùng, hiện tại ở Việt Nam, người sử dụng Facebook thường trong độ tuổi 20 đến 30 tuổi. Một ngày dành khoảng 2 tiếng để sử dụng và tra cứu thông tin trên Facebook, họ sử dụng tính năng tra cứu thông tin trên Facebook như tra cứu bằng Google vậy.
Giám đốc Kunimoto cho biết: “Hơn những nền tảng tập hợp thông tin một cách chủ động thông thường, họ có nền văn hóa thích xem những thông tin cập nhật và trôi đi như Facebook. Trên Facebook, những thông tin cá nhân và thông tin Business bị trộn lẫn vào nhau, do đó, chúng tôi muốn tạo ra một dịch vụ đúng như nhu cầu và liên quan đến Business. Tại freeC, mọi người có thể tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp phù hợp với chính bản thân mỗi người.”
Nếu nói đến SNS dành cho Business, không thể không nhắc đến “LinkedIn” đình đám toàn cần, nhưng ở Âu Mỹ và Đông Nam Á rất khác nhau về văn hóa, do đó, quan điểm của anh Kunimoto là nên tạo ra một dịch vụ phù hợp với nền văn hóa tại Đông Nam Á hơn.
Đầu tiên chúng tôi bắt đầu tại Việt Nam, kế hoạch tiếp theo của chúng tôi là phát triển dịch vụ rộng ra các nước tại Đông Nam Á như là Indonesia hay Thái Lan… Chúng tôi muốn trở thành cầu nối gắn kết giữa các nhân tài trong Đông Nam Á với các công ty Nhật Bản.
Let's join freeC and Career up!
Website: https://freec.asia
Fanpage: https://www.facebook.com/freecasiacorp
Contact via mail: info@freec.asia & Phone: 096 440 8278