Nghề đẩy khách ở Nhật: Đẩy phải có nghệ thuật
Bài: Phương Anh/ Ảnh cover: Alamy Stock PhotoApr 7, 2018
Nghề đẩy khách lên tàu ở Nhật (hay còn gọi là Oshiya) là một nghề đặc biệt tại Nhật. Oshiya có nhiệm vụ chính xác như tên gọi: Đẩy những hành khách lên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Công việc nghe tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn khi phải đảm bảo không ai bị mắc kẹt và ai cũng phải có chỗ trên tàu.
Nếu bạn nghĩ là một Oshiya chỉ cần đòi hỏi sức mạnh, người đẩy càng khỏe càng tốt là một sai lầm. Thật ra đây là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng bên cạnh sức khỏe và yêu cầu phải được đào tạo 6 tháng.
Những quy tắc đẩy khách của Oshiya:
Đầu tiên, Oshiya nên sử dụng cả hai tay, thay vì chỉ một tay để đẩy hành khách, vì áp lực đẩy bằng hai tay sẽ cân bằng hơn so với đẩy bằng một tay, đảm bảo sẽ không đẩy hành khách ngã xuống đường.
Thứ 2, Oshiya chỉ có thể đẩy vai và lưng của khách hàng lên tàu, tránh chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể khách.
Thứ 3, Oshiya cần phải giữ chân thật chắc vì những hành khách chờ ở trên sân ga có thể đẩy luôn Oshiya vào trong tàu.
Những điều cần lưu ý trong việc trở thành một Oshiya ở Đường sắt Tokyo:
- Đây là công việc bán thời gian. Bạn chỉ cần đẩy khách vào giờ cao điểm vào buổi sáng và buổi chiều.
- Khi tàu hỏa chạy, Oshiya chỉ cần nói: “Chúng tôi đang đẩy” để khách biết và chuẩn bị tinh thần
- Oshiya có thể giúp đóng cửa tàu hỏa nếu hành khách hoặc túi của họ mắc kẹt ở cửa.
- Oshiya nên ngăn người vào khoang tàu nếu khoang đã quá đông
- Trở thành một Oshiya khá áp lực, vì bạn là một trong số những người tạo nên sự thuận lợi cho toàn bộ hệ thống giao thông ở Tokyo.
Trở thành một Oshiya khá áp lực, vì Oshiya là một trong số những người tạo nên sự thuận lợi cho toàn bộ hệ thống giao thông ở Tokyo. (Ảnh: Buzfeed.com)
Hệ thống đường ray của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì giờ giấc chuẩn xác. Tại thủ đô Tokyo, gần 40 triệu hành khách dùng tàu điện hàng ngày, lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện như bus, hay ôtô cá nhân.
Hầu hết tuyến, tàu đến cách nhau 5 phút và dừng đón khách trong 2 – 3 phút. Khoảng 24 chuyến tàu chạy mỗi giờ cùng theo một hướng. Dù có rất nhiều tàu, hệ thống tàu điện ngầm vẫn rất đông đúc, quá tải, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Dân cư tại các thành phố lớn của Nhật bản thường rất đông. Điển hình là vùng đô thị Tokyo đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người. Phương tiện giao thông công cộng ở đây rất phát triển đặc biệt là tàu điện ngầm. Phần lớn cư dân ở đô thị đều sử dụng tàu điện ngầm làm phương tiện di chuyển.