Đền Atago linh thiêng và chuyện "cà thẻ công đức điện tử"

Bài và ảnh: Hai NaMay 11, 2018

Atago là ngôi đền nổi tiếng ở Nhật, nằm lọt thỏm giữa khu trung tâm thương mại Kamiyacho, quận Minato, thuộc Tokyo. Nhờ giá trị lịch sử của ngôi đền đã tạo nên những khác biệt mà khi nhắc đến Atago, người Nhật luôn luôn thành kính cúi đầu.

Cách trung tâm khoảng 20 phút đi tàu, từ ga Hibiya Line bạn sẽ đi bộ khoảng năm phút để đến được với ngôi đền. Thoạt đầu khi bước chân ra khỏi ga tàu, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi nơi đây là khu sầm uất với hàng triệu những tòa nhà cao trọc trời. Ngôi đền nằm trên 86 bậc cầu thang, cao 26m so với mặt nước biển. 

anh 1.jpg
Cổng Torii, mặt trước của ngôi đền.
anh 2.jpg
86 bậc cầu thang dẫn đến ngôi đền
anh 3.jpg
 Các thềm đá cổ xưa còn có tên gọi là “Shusseino ishiden” nghĩa là những bậc đá dẫn đến thành công.

Ngôi đền giàu giá trị lịch sử, văn hoá

Đền Atago được thành lập vào năm Keicho (1603) dưới sự chỉ đạo của vị tướng quân lừng danh trong lịch sử Nhật Bản là Tokugawa Ieyasu - người đã đặt nền móng cho Tokyo ngày nay, góp phần thống nhất thiên hạ và lập ra chế độ Mạc Phủ. Ở Nhật người ta đã "thần thánh hóa" Tokugawa qua nhiều phương diện từ tranh ảnh, sách, truyện anime và cả trên phim. 

Ngay tại đền Atago có thờ vị thần chính đó là thần lửa Homisubi. Trong văn hóa Nhật, thần lửa chính là vị thần cai giữ sự an toàn cho căn bếp; trong các công ti lớn, những cửa hàng lớn, trung tâm thương mại, họ đều dán những lá bùa trước cửa, bắt nguồn từ niềm tin vào lửa sẽ thêu rụi tất cả. Việc một ngôi đền thờ thần lửa được tồn tại trong một khu trung tâm công nghiệp lớn của Nhật cũng là một điều dễ hiểu.

Cũng có một truyền thuyết rằng vị vua nổi tiếng Shogun Jizou đã từng đến đây để thờ cúng Tokugawa và nguyện ước trở thành người đứng đầu thiên hạ của ông đã thành hiện thực. Cách thức đặc biệt mà Shogun Jizou nguyện cầu cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ, để đảm bảo bí mật này mà ngày nay ở đền không hề mở cửa để chào đón du khách, nó chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như lễ, Tết, hoặc đám cưới. 

anh 4.jpg
Một ngôi đền không mở cửa, có lối đi khó khăn và chính giữa những tòa nhà trọc trời, thế nhưng nó vẫn tồn tại...
anh 5.jpg
Dù không được vào tận điện thờ, nhưng người Nhật vẫn đến đây để cầu nguyện, họ đứng trước cổng Torii, trước cửa đền, ở lối đi...
anh 6.jpg
Điện thờ qua một góc nhìn từ cửa sổ.
anh 7.jpg
Nghi thức một lễ cưới được tổ chức tại điện thờ.
anh 9.jpg
Một góc yên bình trong đền. 

Dư luận về việc "cà thẻ công đức"

Atago chính là cầu nối giữa những giá trị truyền thống và hiện đại, chúng đan xen vào nhau nhưng được người Nhật chấp nhận một cách có ý thức. Cũng chính tại nơi đây đã làm dư luận dậy sóng từ tháng 1/2017 về việc chính thức nhận tiền công đức bằng việc cà thẻ. 

Do vị trí của ngôi đền nằm gần trung tâm công nghiệp, phần lớn người đi cầu nguyện ở đền đều bắt nguồn từ những thương gia, người kinh doanh. Việc cà thẻ điện tử sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian làm việc, và trên hết nó còn bắt nguồn từ sự khan hiếm những đồng xu 5 yên được lựa chọn để gieo may mắn ở các đền Shinto. Vì những lí do này mà việc cà thẻ công đức được đại đa số người đến đền chấp nhận.

anh%2011.jpg

anh 10.jpg
Những toà nhà chọc trời giao hoà cùng khung cảnh thiên nhiên cổ xưa của ngôi đền. 
Có thể nói, tất cả những lí do để Atago tồn tại đến hôm nay đều bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo “ tốt đời đẹp đạo” được lưu truyền đến ngày nay của ngươì Nhật. Từ nguồn gốc lịch sử mà người Nhật chọn tin vào nơi mình sinh ra, tin vào tôn giáo của nước mình, tin vào việc thần thánh cũng cần có nhu cầu giống  mình, đó là cách mà họ nhìn vào thực tế để bảo vệ tôn giáo của nước nhà. 
kilala.vn

Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU