Trong tình yêu, chắc chắn sẽ có lúc chúng ta trải qua sóng gió. Đối mặt với những khó khăn đó, bạn sẽ có xu hướng phản ứng như thế nào? Bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây sẽ giúp tìm ra câu trả lời.
Thử tưởng tượng bạn đang đứng trên một đoàn tàu hoặc một chuyến xe buýt đông đúc, tay đang nắm lấy tay cầm phía trên. Sau đó, chiếc ghế trước mặt bạn được bỏ trống. Ghế trống này ở vị trí như thế nào?
A. Ghế ưu tiên (dành cho người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai, người bị thương...)B. Bên cạnh một người đang ngủ say
C. Chỉ vừa đủ chỗ để ngồi xuống
D. Bên cạnh một người trông có vẻ đáng sợ
Và sau đây là kết quả.
A. Ghế ưu tiên
Kiểu người nỗ lực hết sức để làm mọi thứ một mình.
Nếu chọn ghế ưu tiên, có vẻ như bạn là kiểu người sẽ lo cho bản thân mình trước tiên khi rơi vào bế tắc trong tình yêu. Đây không phải là biểu hiện của sự ích kỷ, mà bạn dường như muốn tự mình vượt qua khó khăn và không gây rắc rối cho đối phương hay những người xung quanh.
B. Bên cạnh một người đang ngủ say
Kiểu người vờ quên đi sai lầm của bản thân.
Chọn ghế bên cạnh người đang ngủ say, bạn ước rằng người đó sẽ không ngả đầu về phía mình. Khi tình yêu lâm vào bế tắc, bạn có xu hướng chối bỏ suy nghĩ rằng mình đã sai. Người chọn đáp án này thường viện lý do để chứng minh mình không phạm phải bất kỳ lỗi lầm nào, đồng thời vận dụng trí não “hết công suất” để vượt qua tình huống khó khăn.
C. Chỉ vừa đủ chỗ để ngồi xuống
Kiểu người tự tin và luôn hướng về phía trước.
Nếu chọn đáp án này, bạn là kiểu người suy nghĩ tích cực dẫu đang trong hoàn cảnh bế tắc, luôn tâm niệm rằng “khó khăn cũng chính là cơ hội”. Đó là lý do tại sao, bất kể điều gì xảy ra, bạn luôn sở hữu ý chí mạnh mẽ để tiến về phía trước một cách táo bạo và không nóng vội.
D. Bên cạnh một người trông có vẻ đáng sợ
Người gai góc, không sợ bất cứ điều gì.
Bạn - người đã chọn ghế "bên cạnh một người trông đáng sợ" mà thông thường tốt hơn hết là không nên dây vào, có đủ sức mạnh để chế ngự đối tác của mình mỗi khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa hai người. Ở những tình huống như vậy, câu nói “Ừ, anh/em biết rồi. Nhưng vậy thì sao?” hoặc “Vì sao lại hỏi câu đó?” của bạn sẽ gây áp lực khiến đối phương nao núng.
kilala.vn