“Quái kiệt đàn một tay” Hashimoto Michinori

Bài, ảnh: Phương AnhMay 3, 2018


Sự hội ngộ của hai “Quái kiệt đàn một tay” đến từ Nhật Bản và Việt Nam: Giáo sư Hashimoto Michinori và nghệ sĩ Nguyễn Thế Vinh thật sự khiến người hâm mộ âm nhạc đàn guitar nói chung và nhạc Trịnh nói riêng có nhiều cảm xúc đặc biệt.

Còn một tay, tại sao không thể chơi đàn?

Giáo sư Hashimoto Michinori đã bắt đầu học Classic Guitar từ khi học tiểu học. ‘Mẹ tôi vốn là nghệ sĩ Piano. Lúc tôi học lớp Một, mẹ dạy tôi chơi Piano, thế nhưng tôi thì không thích Piano nên xin mẹ học Guitar song song với Piano. Dần dần sau đó thì tôi chỉ chơi Guitar và thật sự say đắm với những bản nhạc của Chopin, John Williams, The Beatles.’ – Giáo sư Hashimoto chia sẻ. 
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông chuyến đến Tokyo để học ở một trường âm nhạc và tham gia cuộc thi tuyển chọn nghệ sĩ Guitar quy mô toàn nước Nhật. Năm 19 tuổi, ông đạt giải vô địch trong hạng mục biểu diễn nhóm (3 người) và giải nhì hạng mục độc tấu. Sau đó, ông đi du học Tây Ban Nha và trở về biểu diễn ở Tokyo, lưu diễn ở Chile, Úc, Châu Âu,... 
Thế nhưng, cuộc đời thật không công bằng, tháng 10/1995, trong khi đang tập luyện cho buổi hòa nhạc ở Salzburg, ông bị xuất huyết não và bị liệt nửa người bên phải. Quyết không từ bỏ số phận, ông tập trung chữa trị trong vòng 4 tháng và bắt đầu nỗ lực tập chơi Guitar bằng một tay.
hashi.JPG
Giờ đây khi bước vào độ tuổi 64, giáo sư Hashimoto Michinori đã trở thành một biểu tượng của nghị lực vươn lên trong cuộc sống khi trở thành nghệ sĩ đàn 1 tay duy nhất ở Nhật và lưu diễn nhiều nước trên thế giới để gây quỹ từ thiện. 

Hai "quái kiệt", một lẽ sống: Guitar

Nhờ Guitar mà tôi có duyên gặp nhiều người rất thú vị và có nhiều bạn mới. Một trong những người bạn tôi yêu mến nhất là Thế Vinh. Lần đầu tiên xem được clip Thế Vinh đàn một tay ở Youtube, tôi đã vô cùng bất ngờ và hạnh phúc vì có một « tâm hồn đồng điệu » giống mình và comment : Tôi đã không còn cô đơn. 
hashimoto (4).jpg
Màn biểu diễn song tấu của "Quái kiệt" Nguyễn Thế Vinh và giáo sư Hashimoto ca khúc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn nhận được nhiều tán thưởng của khán giả. 
Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, Thế Vinh còn là một người rất giàu lòng nhân ái. Anh là người lập ra Trung tâm nuôi dưỡng và dạy nghề Hướng Dương ở huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương), hiện nuôi dạy hơn 100 em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Từ ngày thành lập (năm 2010) đến nay, tỉ lệ học sinh Hướng Dương thi đậu cao đẳng và đại học năm nào cũng đạt 100%. Đã có 36 em du học ở Nhật và một số em du học ở Úc.
hashimoto (3).jpg
Đêm giao lưu và ủng hộ gây quỹ cho Trung tâm Hướng Dương  đã thu được 254.000.000 đồng ủng hộ từ các mạnh thường quân. 
 "Dự định sắp tới của tôi là vẫn sẽ tiếp tục lưu diễn ở nhiều nước khác và tổ chức một buổi hòa nhạc lớn dành cho người khuyết tật, hi vọng có thể xuất hiện ở Tokyo Olympic. Chắc chắn tôi sẽ  quay lại Việt Nam và khám phá nhiều cảnh đẹp ở đây. Việt Nam thật khác biệt quá nhiều so với tôi tưởng tượng". - Giáo sư Hashimoto chia sẻ. 

hashimoto (2).jpg
Chương trình giao lưu nghệ thuật có sự xuất hiện của nhóm nhạc các nghệ sĩ Nhật và nhiều nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng như: Hashimoto Michinori, Thế Vinh, Ánh Tuyết, Xuân Phú, Huỳnh Lợi,… trình diễn các ca khúc Nhật Bản và các bài hát của Trịnh Công Sơn. 

Phương Anh/kilala.vn


Có thể bạn quan tâm

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI ĐỌC NHIỀU