Chuyện “bầu bí”: Làm sao để mẹ khỏe con vui?
Bài: Phương Anh/ Ảnh: Plus MainichiMar 27, 2018
Buổi hội thảo “Chăm sóc sức khỏe thai kì và nuôi con nhỏ” đã được tổ chức vào ngày 17, 18/3 vừa qua tại cửa hàng Plus Mainichi (88 Mạc Thị Bưởi, phường Bến Nghé, quận 1). Tại buổi hội thảo, nhiều chị em phụ nữ đã học được những kiến thức hay dưới sự hướng dẫn của cô Sachiko Masuda (Chuyên gia dinh dưỡng, Đầu bếp người Nhật).
Mang thai phải ăn gấp đôi?
Tại buổi hội thảo, những vấn đề mà phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ thường thắc mắc như : Phụ nữ mang thai cần bổ sung dưỡng chất gì?, lưu ý khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi, hay đơn giản là khuấy sữa bột sao cho đúng cách để không mất chất dinh dưỡng?... đã được cô Sachiko Masuda (Chuyên gia dinh dưỡng, Đầu bếp người Nhật Sachiko Masuda với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn dinh dưỡng cho hơn 60.000 phụ nữ mang thai và bà mẹ Đông Nam Á) giải đáp kĩ lưỡng.
Rất nhiều chị em quan tâm đến buổi hội thảo. (Ảnh: Plus Mainichi)
“Quan niệm rằng mang thai phải ăn gấp đôi “để con không đói” là hoàn không chính xác. Bạn cần chú ý để không tăng cân quá nhiều hoặc tăng không đủ cân. Trọng lượng của thai phụ tăng thêm trong thời kì mang thai chủ yếu bao gồm trọng lượng của thai nhi, nhau thai, nước ối và máu. Việc xác định số cân tăng thêm có thể xem xét dựa trên cân nặng trước khi mang thai của mỗi người.
Việc xác định số cân tăng thêm có thể xem xét dựa trên cân nặng trước khi mang thai của mỗi người. (Ảnh: Cẩm nang “Xin chào con yêu" - Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kì và nuôi con nhỏ” từ nhãn hàng Wakodo)
Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ làm thai phụ dễ bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu bà mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai không chỉ dẫn đến sinh con nhẹ cân mà cũng khiến bạn dễ bị tăng huyết áp. “ – cô Sachiko Masuda chia sẻ.
Một chế độ ăn uống cân đối của người mẹ là rất quan trọng cho việc hấp thu chất dinh dưỡng. Đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, với các thành phần dinh dưỡng cân đối, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng sau:
Axit Folic: Bổ sung 400mcg axit folic hằng ngày từ một tháng trước khi mang thai đến tháng thứ 3 của thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ dị dạng ống thần kinh của thai nhi.: Rau chân vịt, cải bó xôi, đậu
Canxi: Làm xương và răng chắc khỏe, Canxi có nhiều trong sữa, rau xanh, cá nhỏ
Protein: Quan trọng cho việc hình thành cơ thể thai nhi, có trong cá, thịt, đậu
Magie: Điều chỉnh sự lưu thông máu, có trong các loại thực phẩm như quả hạnh nhân, rau củ màu vàng, xanh, chuối.
Sắt: Cần cho việc sản sinh ra hồng cầu và là thành phần thiết yếu trong phòng tránh thiếu máu: Gan, trứng, hàu, trai
Chất xơ: Rất có lợi cho việc ngăn ngừa táo bón ở thai phụ. Chất xơ có nhiều trong tảo biể, hạnh nhân, nấm, khoai tây.
Việc chọn lựa sản phẩm làm đẹp, dinh dưỡng khi mang thai là điều nhiều chị em phụ nữ quan tâm. (Ảnh: Plus Mainichi)
Bên cạnh chế độ ăn hợp lí về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên dùng ít muối, hạn chế tối đa các loại mì gói và thức ăn chế biến sẵn. Ăn uống nhiều muối sẽ gây phù, huyết áp cao, và là nguyên nhân gây cao huyết áp khi mang thai. Chỉ nên giữ cho tổng lượng muối bạn ăn uống mỗi ngày dưới 1,5 g.
“Hãy chăm chỉ vệ sinh toilet”
Nhiều người cho rằng, mang thai dễ mệt mỏi nên bạn chỉ nên ngồi một chỗ. Tuy nhiên, các bài tập không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn mà nó còn là lựa chọn tối ưu để thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa đau lưng, phù, táo bón, giúp bạn thư giãn. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập thể dục này vào khoảng tuần 16 của thai kì, là giai đoạn thai nghén bắt đầu ổn định. (Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thực hiện bất cứ bài tập nào)
"Rất nhiều người mẹ Nhật được khuyến khích thường xuyên vận động nhẹ và làm việc nhà để cơ thể dẻo dai hơn. Nhiều người khuyến khích nên để các mẹ bầu cọ rửa WC và nhà tắm thường xuyên, tạo điều kiện để họ vận động. Tôi cũng rất thích cọ rửa toilet khi mang thai”. - Chuyên gia hài hước chia sẻ.
Một số bài tập dành cho phụ nữ mang thai. (Ảnh: Cẩm nang “Xin chào con yêu" - Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kì và nuôi con nhỏ” từ nhãn hàng Wakodo)
Đừng quá “tham” thông tin
Nếu trước kia, phụ nữ học hỏi việc chăm sóc bản thân khi mang thai và sinh con chủ yếu do kinh nghiệm của những người đi trước thì ngày nay, nhiều chị em học cách chăm sóc thai nhi và con nhỏ từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như báo chí, sách vở, internet. Thế nhưng, việc có quá nhiều nguồn thông tin và phương pháp nuôi con khiến nhiều người cảm thấy “hoang mang”, không biết bắt đầu từ đâu hoặc gặp phải trường hợp “áp dụng nhiều phương pháp” khiến việc nuôi con nhỏ trở thành một áp lực không đáng có.
Phụ nữ mang thai cần phải tỉnh táo trong việc tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bản thân và nuôi con. (Ảnh: Plus Mainichi)
Đừng nên nghe theo những lời khuyên như ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó” như “ăn càng nhiều thịt, cá càng tốt”, “uống dừa để con trắng”… hoặc uống càng nhiều càng tốt những loại thuốc bổ được quảng cáo. Chị em phụ nữ nên theo dõi sự phát triển thể chất và điều kiện dinh dưỡng khi mang thai để có được những điều chỉnh hợp lí, dựa trên việc tìm hiểu kĩ những thông tin khoa học và lắng nghe bản thân.
Chuyên gia hướng dẫn sử dụng bánh quy ăn dặm Wakodo cho trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh: Plus Mainichi)
Khi tham dự hội thảo, các ông bố còn có trải nghiệm "mang bụng bầu giả", để hiểu được cảm giác nặng nề, mệt mỏi của phụ nữ mang thai, thấu hiểu hơn cảm xúc của người thân khi mang thai mà phải ngồi, cúi, di chuyển.
Khi mới mang bộ bầu giả, ông bố này cảm thấy bình thường, nhưng khi di chuyển, anh mới thấu hiểu cảm giác khó khăn của người mang thai. (Ảnh: Plus Mainichi)
Một ông bố tỏ rõ vẽ mệt mỏi khi phải mang bụng bầu 8 tháng. (Ảnh: Plus Mainichi)
Người tham gia được tặng cẩm nang “Xin chào con yêu" - Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kì và nuôi con nhỏ” bổ ích và nhiều phần quà thú vị từ nhãn hàng Wakodo. (Ảnh: Plus Mainichi)
Phương Anh/ kilala.vn